Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

4. KẾT CẤU ĐỀ TÀI

2.2.2 Khả năng sinh lời

Bảng 2.5: Tỷ suất sinh lời bình quân của 27 NHTM Việt Nam

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2006-2012

ROA BQ 1,37% 1,36% 1,05% 1,25% 1,19% 1,15% 0,83% 1,17% ROE BQ 10,9% 12,0% 9,1% 13,1% 12,3% 11,8% 7,8% 11,0%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC các NHTMVN

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các NHTM Việt Nam trong mẫu đạt được khá thấp (bình quân 2006-2012 là 1,17%), và có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây (ROA tương ứng 2010, 2011, 2012 là 1,19%, 1,15% và 0,83%), riêng năm 2012 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng khi mà ROA chỉ đạt bình qn 0,83%. Trong nhóm 3 NHTMNN có qui mơ tổng tài sản và vốn chủ sở hữu khá cao ngoài VCB có ROA cao hơn tỷ lệ bình qn ngành (ROA: 1,32%) thì BIDV và CTG lại khơng đạt hiệu quả sinh lời so với các NHTMCP khác như ABB, ACB, STB, EIB, TECH,.. trong đó SGB là NHTMCP có ROA bình quân cao nhất (2,21%).

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của các NHTM trong mẫu là 11%, trong đó năm 2009 và 2010 ROE đạt con số khá cao (13,1% và 12,3%), một số ngân hàng đạt ROE ở mức trên 20%. Điều này có thể do năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế tồn cầu 2008. Nằm trong xu thế chung đó, kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP cải thiện dần qua các q và đạt 5,3% cả năm 2009, CPI có mức tăng dưới 1% trong suốt 10 tháng. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009, đặc biệt là về tín dụng. Bên cạnh đó, so với năm 2008 diễn biến chính sách tiền tệ năm 2009 cũng có phần

ổn định hơn với chỉ 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Trong năm 2010, Chính phủ Việt Nam tiếp tục chính sách điều hành linh hoạt để đưa nền kinh tế nước ta đạt được một số thành tích cơ bản tốt hơn năm 2009: GDP tăng trưởng 6,78%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 9,9%, đạt gần 10 tỷ USD.

Tỷ số hiệu quả hoạt động của các NHTM bình quân trong 7 năm ở mức 83%. Trong đó, các NHTMNN với quy mô tài sản lớn nhất ngành cho đến những NHTMCP có quy mơ tài sản cũng như nguồn vốn chủ sở hữu khá khiêm tốn như WES, OCB, SGB, CAP cũng có tỷ suất hiệu quả từ trung bình đến thấp (có đến 15 ngân hàng có tỷ số này nhỏ hơn tỷ số trung bình mẫu) cho thấy tỷ số hiệu quả hoạt động tồn ngành khơng cao và rất khơng đồng đều giữa các ngân hàng.

Nếu xét hiệu suất sử dụng tài sản, bình quân của mẫu 27 ngân hàng chỉ đạt vào khoảng 9,2%, năm 2012 chỉ đạt 11,6%, nếu so hiệu suất này với HSBC tại Việt Nam là 7,8% thì NHTM Việt Nam hiệu quả hơn nhưng nếu xét đến, tỷ suất hiệu quả hoạt động của HSBC Việt Nam năm 2012 là 67%, ROA là 2,1% và ROE 22,6% (các chỉ tiêu này đều hơn mức trung bình của các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu) thì hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam vẫn còn phải cải thiện chất lượng hoạt động để tăng sức cạnh tranh cả với các ngân hàng nước ngoài trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, tỷ trọng thu nhập từ lãi trên tổng thu nhập từ hoạt động là rất lớn nên khi hoạt động tín dụng bị ảnh hưởng thì nguồn thu của các NHTM chịu ảnh hưởng nặng nề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)