Tác động của chương trình NTM đến nông hộ

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 59 - 63)

Kết quả phỏng vấn nông hộc cho thấy: 100% các hộ đề tra đều xác nhận có biết về chương trình NTM, tuy nhiên lại biết không rõ lắm (số liệu không được trình bày thành bảng).

Bảng 4.14 Cách nhận biết chương trình NTM và số lần tập huấn về chương trình NTM của các hộ được điều tra

Địa điểm Cách tìm hiểu CT Số lần tập huấn/năm

Hội họp Truyền thông Không tập huấn 1 lần 2 lần 3 lần

Xuân Trường 10,0 90,0 13,3 26,7 56,7 3,3

TT Gia Ray 43,3 56,7 10,0 10,0 56,7 23,3

Xuân Hiệp 6,7 93,3 13,3 40,0 33,3 13,3

Từ Bảng 4.14 cho thấy đa số các hộ nông dân trả lời phỏng vấn ở xã Xuân Trường và xã Xuân Hiệp hiểu biết về chương trình NTM thông qua truyền thông (lần lượt 90,0 và 93,3% số hộ điều tra); riêng ở thị trấn Gia Ray, bên cạnh truyền thông, hội họp cũng là kênh hiệu quả để tuyên truyền về NTM. Mức độ tham gia tập huấn của nông hộ khá tốt. Số hộ tham gia tập huấn hai lần/năm chiếm tỉ lệ cao nhất 48,9% (44/90 hộ trả lời phỏng vấn), tập huấn ba lần/năm chiếm tỉ lệ thấp nhất 13,3% (12/90 hộ trả lời phỏng vấn). Tỷ lệ các hộ tại xã Xuân Trường và thị trấn Gia Ray tham gia tập huấn 2 lần/năm là 56,7% số hộ điều tra; trong khi ở xã Xuân Hiệp có đến 40,0% hộ điều tra chỉ tham gia tập huấn 1 lần/năm; vẫn còn khoảng 10,0 – 13,3% các hộ được phỏng vấn cho biết không tham gia lớp tập huấn nào trong năm.

Đối với các hộ có tham gia tập huấn, 100% ý kiến đều cho rằng thông qua tập huấn, người dân đã có thêm hiểu biết về khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác cây trồng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất. Đối với các hộ không tham gia tập huấn, 100% các ý kiến đều nêu lý do không có thời gian (số liệu không thống kê thành bảng).

Bảng 4.15 Tỷ lệ (%) các hộ có ý định mở rộng sản xuất và nguyên nhân không mở rộng sản xuất

Địa điểm Ý định mở rộng sản xuất Nguyên nhân không mở rộng sản xuất Không có công LĐ Không có nhu cầu Không còn đất Khác Xuân Trường 60,0 76,9 23,1 0,0 0,0 TT Gia Ray 13,3 11,5 88,5 0,0 0,0 Xuân Hiệp 36,7 47,4 36,8 10,5 5,3

Điều tra nhu cầu cần mở rộng sản xuất của các hộ, kết quả cho thấy nhu cầu mở rộng sản xuất ở xã Xuân Trường, thị trấn Gia Ray và xã Xuân Hiệp là 60,0; 13,3 và 36,7% số hộ trả lời phỏng vấn. Đối với các hộ không có ý định mở rộng sản xuất, nguyên nhân chính được đưa ra là không có lao động (xã Xuân Trường); không có nhu cầu (thị trấn Gia Ray); không có lao động và không có nhu cầu (xã Xuân Hiệp) (Bảng 4.15).

Bảng 4.16 cho thấy tỷ lê các hộ điều tra nhận được sự hỗ trợ của địa phương là 76,7% (xã Xuân Trường); 36,7% (thị trấn Gia Ray) và 76,7% (xã Xuân Hiệp). Trong số các hộ được hỗ trợ, đa số các hộ đã được hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật, chương trình cây con chủ lực của huyện (tỷ lệ ở các xã Xuân Trường, thị trấn Gia Ray và xã Xuân Hiệp lần lượt là 95,7; 100,0 và 87,0%)

Bảng 4.16 Tỷ lệ (%) số hộ nhận được sự hỗ trợ của địa phương và nội dung được hỗ trợ

Địa điểm Tỷ lệ hộ được địa

Nội dung được hỗ trợ Vốn, KHKT, CT cây con chủ lực của huyện Tập huấn KT chăm sóc cây trồng và tiêm chủng gia cầm Chương trình LIPSAP Xuân Trường 76,7 95,7 0,0 4,3 TT Gia Ray 36,7 100,0 0,0 0,0 Xuân Hiệp 76,7 87,0 13,0 0,0

Bảng 4.17 Lý do các hộ chưa nhận được hỗ trợ của địa phương và nhu cầu được hỗ trợ của nông hộ

Địa điểm

Lý do chưa được nhận hỗ trợ Nhu cầu được hỗ trợ

Chưa có

CT Chưa có nhu cầu Khác Vốn thuậtKỹ Giống Đầu ra

Xuân Trường 85,7 0,0 14,3 26,7 0,0 33,3 40,0

TT Gia Ray 100,0 0,0 0,0 36,7 0,0 40,0 23,3

Xuân Hiệp 14,3 85,7 0,0 13,3 10,0 33,3 43,3

Số liệu trong Bảng 4.17 cho thấy: trong số các hộ chưa nhận được sự hỗ trợ của địa phương, nguyên nhân chính được đưa ra là chưa có chương trình thích hợp (85,7 và 100,0% các hộ điều tra ở xã Xuân Trường và thị trấn Gia Ray); nông hộ chưa có nhu cầu (85,7% các hộ điều tra ở xã Xuân Hiệp).

Nhu cầu được hỗ trợ của người dân khác nhau ở các địa phương được điều tra: ở xã Xuân Trường, các nông hộ cần hỗ trợ vốn, giống và đầu ra cho nông sản (với tỷ lệ 26,7 ; 33,3 và 40,0% hộ điều tra). Trong số các hộ trả lời phỏng vấn ở thị trấn Gia Ray, phần lớn các hộ có nhu cầu hỗ trợ vốn và giống cây trồng mới (36,7 và 40,0% số hộ điều tra). Trong khi đó, các hộ được điều tra ở xã Xuân Hiệp lại có nhu cầu hỗ trợ chủ yếu về giống cây trồng và đầu ra cho sản phẩm (33,3 và 43,3% số hộ điều tra).

Bảng 4.18 Tỷ lệ (%) vay vốn và nguồn vốn vay của các nông hộ

Địa điểm Tỷ lệ các hộ vay vốn

Ngân hàng chính sách

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Quỹ tín dụng

Xuân Trường 6,7 50,0 50,0 0,0

TT Gia Ray 53,3 31,3 56,3 12,5

Xuân Hiệp 53,3 37,5 37,5 25,0

Số liệu trong Bảng 4.18 cho thấy, tỷ lệ vay vốn của nông hộ được điều tra ở thị trấn Gia Ray và xã Xuân Hiệp là 53,3%, trong khi ở xã Xuân trường chỉ có 6,7% hộ điều tra có vay vốn tín dụng. Về nguồn vốn vay: ở xã Xuân Trường người dân vay vốn từ Ngân hàng chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; trong khi ở thị trấn Gia Ray, người dân chủ yếu vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (56,3%); riêng ở xã Xuân Hiệp, các hộ vay tín dụng từ Ngân hàng chính sách hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoặc Quỹ tín dụng.

Mục đích vay vốn của các hộ khác nhau: ở xã Xuân Trường, các hộ vay vốn để đầu tư chăm soc cây trồng (50,0%) hoặc theo chính sách hỗ trợ học sinh sinh viên (50,0%). Ở thị trấn Gia Ray, 100% các hộ vay vốn để đầu tư chăm sóc cây trồng. Riêng ở xã Xuân Hiệp, mục đích vay vốn của các hộ đa dạng hơn: ngoài đầu tư chăm sóc cây trồng (43,75%), các hộ có thể sử dụng vốn vay để cải tạo vườn (25,0%); hoặc giải quyết việc làm (18,75%); hoặc đầu tư chăn nuôi (6,25%) hoặc đầu tư chương trình nước sạch nông thôn (6,25%) (số liệu không tổng hợp thành bảng). Lý do các hộ không vay vốn là do không có nhu cầu (100,0% các hộ không vay vốn).

Số liệu trong Bảng 4.19 cho thấy tình hình nhà ở của các hộ điều tra ít thay đổi trước và sau khi có chương trình NTM: ở hai xã Xuân Trường và Xuân Hiệp, sau khi có chương trình NTM đã giảm được một (01) nhà bán kiên cố; trong khi ở thị trấn Gia Ray, không có sự thay đổi về tình trạng nhà ở trước và sau khi có chương trình NTM (100,0% các hộ có nhà bán kiên cố). Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố ở xã Xuân Trường khá cao (73,3 và 86,7% trước và sau khi có chương trình NTM).

Nhà bán kiên cố Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà kiên cố

Xuân Trường 26,7 73,3 13,3 86,7

TT Gia Ray 100,0 0,0 100,0 0,0

Xuân Hiệp 56,7 43,3 53,3 46,7

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w