Phát triển nông thôn Việt Nam đã trải qua nhiều mô hình, mỗi mô hình luôn gắn liền với giai đoạn của đất nước.
- Từ năm 1954 – 1957, mô hình phát triển nổi bật giai đoạn này là giao ruộng đất về tay người nông dân, với mục tiêu người cày có ruộng. Nhà nước thực hiện chính sách cải cách ruộng đất và triển khai công tác khuyến nông. Nhờ vậy kinh tế hộ nông dân phát triển, hàng triệu người dân hăng hái sản xuất, nông nghiệp sau 3 năm khôi phục kinh tế đã đạt mức tăng trưởng khá cao. Có thể xem đây là thời kỳ “hoàng kim” của nông nghiệp nông thôn Việt Nam từ sau năm 1939.
- Từ năm 1960 – 1980, phát triển mô hình sản xuất dưới dạng Hợp tác xã nông nghiệp. Ban đầu triển khai ở toàn miền Bắc, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kỹ thuật để phát triển HTX, người nông dân được coi là xã viên HTX. Sau đó mô hình được tiếp tục triển khai trên phạm vi cả nước.
- Từ năm 1981 – 1987, phát triển mô hình khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Ngày 13/1/1981 Chỉ thị 100 CT-TW về cải tiến công tác khoán ra đời, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong Hợp tác xã nông nghiệp”. Tập thể điều hành 5 khâu là giống, làm đất, thủy lợi, phân bón, phòng trừ sâu bệnh; nhóm và người lao động đảm nhận 3 khâu là cấy, chăm sóc và thu hoạch. Mô hình đã đạt được hiệu quả khá tốt.
Năm 1985 – 1987, nền kinh tế cả nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng, nền nông nghiệp bị sa sút. Mặt khác, mô hình chỉ tập trung vào khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động chứ chưa quan tâm tới khoán hộ, do đó hiệu quả đầu tư giảm dần, thu nhập nông hộ giảm.
- Từ năm 1988 – 1991, khoán cho nhóm và người lao động. Ngày 5/4/1988 Bộ chính trị cho ra đời Nghị quyết 10 NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Nghị quyết khẳng định hộ gia đình xã viên là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của kinh tế nông hộ.
Đổi mới của Nghị quyết 10 là “một chủ, bốn tự”. “Một chủ” xác định hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. “Bốn tự” là Hợp tác xã tự xác định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; tự xác định hình thức, quy mô sản xuất; tự xác định hình thức phân phối, tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo xã viên được tự do ra, vào Hợp tác xã.
Nghị quyết tạm giao trong năm năm (1988 – 1993) chủ trương trao quyền sử dụng ruộng đất cho hộ; xóa bỏ chính sách thu mua lương thực theo nghĩa vụ cho nông hộ phát triển sản xuất, làm cho người lao động quan tâm đến sản phẩm cuối cùng.
Các thành phần kinh tế và kinh tế hộ nông dân phát triển dẫn đến hiệu quả cao trong sản xuất và không ngừng nâng cao mức sống của nông dân.
Mô hình sản xuất nông nghiệp bằng việc giao đất cho nông hộ, đất đai được giao quyền sử dụng lâu dài cho các hộ nông dân từ năm 1993, các nông hộ được chủ động sản xuất trên mảnh đất được giao.
Từ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, và VIII đã đưa ra những chủ trương về phát triển năm thành phần kinh tế và ba chương trình kinh tế lớn của Nhà nước; hộ nông dân là chủ thể sản xuất ban hành giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mở rộng vay vốn, tín dụng, thực hiện xóa đói giảm nghèo, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho nông hộ, kinh tế nông hộ thay đổi lớn.
Thực hiện Chương trình số 43-CTr/TU ngày 20/10/2008 của Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh về thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 10/2009/QĐ-UBND ngày 22/01/2009 của UBND TP Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình thí điểm xây dựng mô hình xã nông thôn mới tại xã Tân
đáng khích lệ.
“Khó vạn lần dân liệu cũng xong”, đó là kinh nghiệm quản lý bao đời nay của ông cha ta, cụ thể là khi sự tham gia của người dân đóng vai trò chủ đạo thì sẽ gặt hái được nhiều thành công. Xã Tân Thông Hội (Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh) là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sau hai năm triển khai thực hiện thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới, xã Tân Thông Hội có 15 trong số 19 tiêu chí hoàn thành. Trong đó, các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, thủy lợi, điện, nhà ở, xóa hộ nghèo đều cơ bản đạt và vượt so với yêu cầu. Xã còn bốn tiêu chí (trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ, thu nhập đầu người) chưa hoàn thành, nhưng đến cuối năm 2011 chắc chắn sẽ hoàn thành ba tiêu chí. Toàn xã có 125 con đường lớn, nhỏ với tổng chiều dài 81 km, trong đó 13 km đường trục xã, liên xã đã được nhựa hóa; 58 km đường trục ấp, liên ấp được nhựa hóa và trải cấp phối. Hệ thống trường học của Tân Thông Hội khá hoàn chỉnh ở tất cả các cấp từ Mầm non, Tiểu học, THCS đến THPT. Xã có một Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia với 10 giường bệnh và 7 y - bác sĩ. Hàng năm, tổ chức khám và cấp thuốc cho khoảng 18.000 lượt người. Xã có bưu điện văn hóa đạt chuẩn. Bình quân cứ ba hộ dân thì có một hộ có điện thoại cố định. Cả xã có 645 bộ máy vi tính, trong đó 160 máy có kết nối internet. Từ 2008, trên địa bàn xã không xảy ra trọng án, khiếu kiện đông người. Các hộ dân đều dùng nước giếng khoan ở tầng nước đạt chuẩn vệ sinh. Một nửa số hộ xây dựng đủ ba công trình nhà tắm, nhà vệ sinh, bể nước đạt chuẩn. Các hộ chăn nuôi đã xây dựng hầm biogas và có cách xử lý rác thải hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất không có rác thải nguy hại cho môi trường. Đó là những kết quả đạt được từ chương trình xây dựng nông thôn mới mà Tân Thông Hội được chọn thí điểm triển khai.
Người dân địa phương cho biết ngay sau khi được chọn thí điểm thực hiện xây dựng nông thôn mới, cán bộ xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân xung quanh vấn đề này.
Mô hình nông thôn mới tại xã Tân Thông Hội (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) là mô hình đáng để cho các địa phương khác học tập và cần được nhân rộng ra trong cả nước.