Đặc điểm kinh tế nông hộ khi tham gia chương trình NTM

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 56 - 59)

Bảng 4.10 Diện tích (m2) đất thổ cư của các hộ điều tra

Địa điểm < 156 156 - 218 219 - 280 > 280 Diện tích đất thổ cư (m2)

Xuân Trường 0,0 53,3 3,3 43,3 245 a

Gia Ray 6,7 63,3 30,0 0,0 179 b

Xuân Hiệp 0,0 43,3 16,7 40,0 230 a

Trung bình = 218 m2; Độ lệch chuẩn = 62 m2

Trong cùng một cột, các số đi kèm với cùng một chữ cái khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01

Kết quả điều tra diện tích đất sản xuất và thổ cư của các hộ được điều tra cho thấy: tất cả diện tích đất sản xuất hoàn toàn thuộc sở hữu của gia đình, không có hộ nào thuê mướn đất. Diện tích đất thổ cư của nông hộ được biểu hiện qua Bảng 4.10.

Từ Bảng 4.10 thấy diện tích đất thổ cư trung bình của hộ gia đình ở ba xã/thị trấn là 218 m2, diện tích đất thổ cư cao nhất là 300 m2, thấp nhất là 100 m2.Đa số các hộ gia đình có diện tích đất thổ cư trong khoảng 156 – 218 m2; riêng hai xã Xuân Trường và Xuân Hiệp không có hộ nào có đất thổ cư dưới 156 m2 và tỷ lệ hộ có diện tích đất thổ cư > 280 m2 khá cao (đạt lần lượt là 43,3 và 40,0% các hộ điều tra). Các hộ ở thị trấn Gia Ray có diện tích đất thổ cư nhỏ nhất (179 m2), thấp hơn rất có ý nghĩa thống kê mức α = 0,01 so với diện tích đất thổ cư của các hộ ở xã Xuân Trường và Xuân Hiệp (lần lượt là 245 và 230 m2).

Bảng 4.11 Diện tích (m2) đất nông nghiệp của các hộ điều tra

Địa điểm < 3.377 3.377 - 14.600 14.600 - 25.823 25.823 - 37.046 > 37.046 Diện tích đất nông nghiệp (m2)

Xuân Trường 3,3 60,0 30,0 3,3 3,3 12.350 b

Gia Ray 3,3 43,3 30,0 16,7 6,7 19.267 a

Xuân Hiệp 6,7 63,3 20,0 10,0 0,0 12.273 b

Trung bình = 14.600 m2; Độ lệch chuẩn = 11.223 m2

Trong cùng một cột, các số đi kèm với cùng một chữ cái khác biệt nhau không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,05

Qua Bảng 4.11 thấy: diện tích đất nông nghiệp của các hộ trả lời phỏng vấn cao nhất 80.000 m2,thấp nhất là 500 m2, trung bình là 14.600 m2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp khoảng từ 3.377 – 14.600 m2 chiếm tỉ lệ cao nhất 55,6%, còn diện tích đất nông nghiệp trên 37.046 m2 chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,3%. Đặc biệt trong điều tra thì ở xã Xuân Hiệp không có hộ nào có trên 37.046 m2. Các hộ được phỏng vấn ở thị trấn Gia Ray có diện tích đất nông nghiệp cao nhất (19.267 m2), cao hơn có ý nghĩa thống kê mức α = 0,05 so với diện tích đất nông nghiệp của các hộ ở xã Xuân Trường và Xuân Hiệp (lần lượt là 12.350 và 12.273 m2).

Qua phỏng vấn, 100,0% các hộ của các xã/thị trấn trả lời phỏng vấn có đất nông nghiệp thuộc sở hữu của hộ gia đình và được sử dụng cho mục đích trồng trọt (số liệu không được trình bày thành bảng).

Bảng 4.12 Cơ cấu (%) các loại cây trồng chính ở các xã/thị trấn điều tra

Địa điểm Điều Hồ tiêu Chôm chôm Cà phê Cây ngắn ngày (lúa, bắp)

Xuân Trường 46,7 40,0 3,3 10,0 0,0

Gia Ray 63,3 16,7 0,0 13,3 6,7

Xuân Hiệp 43,3 23,3 6,7 23,3 3,3

Qua Bảng 4.12 nhận thấy: cây điều là loại cây trồng được nhiều hộ lựa chọn để sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất 54,4%, hồ tiêu cũng chiếm diện tích đáng kể do hiệu quả kinh tế cao; cây ngắn ngày chiếm tỉ lệ thấp nhất 3,3%. Xu hướng của người dân trong huyện ít ưu tiên sản xuất các loại cây ngắn ngày như lúa do giá cả không ổn định, hiệu quả kinh tế thấp; người dân phá ruộng lập vườn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng thu nhập cho nông hộ. Từ năm 2011 cho đến nay UBND huyện Xuân Lộc khuyến khích người dân trồng cây bắp vụ Đông Xuân, nghiêm cấm các hộ phá ruộng lúa để làm vườn, nhằm đảm bảo diện tích sản xuất lúa gạo của địa phương và có chính sách hỗ trợ khuyến khích người dân trồng lúa.

Bảng 4.13 Tổng thu (triệu đồng/năm/hộ) từ trồng trọt của các hộ được điều tra

Địa điểm < 23 23 - 129 129 - 235 235 - 341 > 341 Tổng thu (triệu đồng/năm/hộ)

Xuân Trường 0,0 53,3 16,7 23,3 6,7 157NS

TT Gia Ray 3,3 70,0 20,0 3,3 3,3 110NS

Xuân Hiệp 0,0 60,0 33,3 3,3 3,3 122NS

Trung bình = 129; Độ lệch chuẩn = 106 triệu đồng/năm/hộ NS khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,05

nguồn thu nhập từ trồng trọt là 129 triệu đồng/năm/hộ. Trong đó, đa số các hộ có nguồn thu khoảng từ 23 – 129 triệu đồng/năm/hộ của thị trấn Gia Ray, xã Xuân Hiệp, xã Xuân Trường lần lượt chiếm tỷ lệ 70,0%; 60,0% và 53,3% các hộ điều tra. Tổng thu của nông hộ ở xã Xuân Trường, thị trấn Gia Ray và xã Xuân Hiệp lần lượt là 157; 110 và 122 triệu đồng/năm/hộ, khác biệt không có ý nghĩa thống kê mức α = 0,05.

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w