Sự tham gia của địa phương vào chương trình NTM

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 50 - 53)

Qua phỏng vấn cán bộ lãnh đạo xã Xuân Trường, thị trấn Gia Ray, xã Xuân Hiệp và huyện Xuân Lộc đều xác nhận sự cần thiết phải ưu tiên thực hiện hầu hết các tiêu chi NTM trên địa bàn quản lý của mình. Các tiêu chí về Quy hoạch và thực hiện quy hoạch; Xây dựng/sử chữa hệ thống đường giao thông; Cải tiến hệ thống điện cho sinh hoạt và sản xuất; Nâng câp nhà ở dân cư; Hoàn thiện hệ thống tổ chức chính trị xã hội; công tác cán bộ xã và Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội được 100% các ý kiến lãnh đạo chủ chốt đề nghị ưu tiên. Các tiêu chí có ít hơn 50% ý kiến đặt ưu tiên là Xây dựng/sửa chữa chợ; Cải tiến hoạt động của tổ hợp tác hoặc hợp tác xã; Xây dựng/sửa chữa bưu điện, internet (ở tất cả xã/thị trấn điều tra); Tăng thu nhập bình quân đầu người (xã Xuân Trường); Cải thiện cơ sở vật chất văn hóa; Giảm tỷ lệ hộ nghèo và Tăng thu nhập bình quân đầu người (thị trấn Gia Ray); Giảm tỷ lệ hộ nghèo (xã Xuân Hiệp). Riêng ý kiến của lãnh đạo chủ chốt huyện Xuân Lộc cho rằng tất cả các tiêu chí đều có mức ưu tiên > 80,0% (Bảng 4.4).

Bảng 4.4 Những tiêu chí cần ưu tiên thực hiện trước của xã Xuân Trường, thị trấn Gia Ray, xã Xuân Hiệp và huyện Xuân Lộc (% ý kiến ở mỗi địa phương)

Tiêu chí Xuân Trường Gia Ray Xuân Hiệp Xuân Lộc

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch 100 100 100 100

Xây dựng hệ thống đường giao thông 100 100 100 100

Điện cho sinh hoạt và sản xuất 100 100 100 100

Nâng câp nhà ở dân cư 100 100 100 100

Hoàn thiện hệ thống tổ chức chính trị

xã hội; công tác cán bộ xã 100 100 100 100

Đảm bảo an ninh. trật tự xã hội 100 100 100 100

Cải thiện môi trường tự nhiên 100 100 80 100

Xây dựng/sửa chữa trường học 100 80 60 100

Cải thiện dịch vụ và công trình thủy lợi 80 100 100 100

Cải thiện cơ sở vật chất văn hóa 60 40 80 100

Giảm tỷ lệ hộ nghèo 60 40 40 100

Xây dựng/sửa chữa chợ 40 40 40 100

Hoàn thiện Giáo dục 100 100 60 83,3

Cải thiện môi trường văn hóa 100 80 60 83,3

Cải tiến dịch vụ y tế 100 60 60 83,3

Cơ cấu lại lao động 40 40 60 83,3

Cải tiến hoạt động của tổ hợp tác hoặc

hợp tác xã 40 20 40 83,3

Xây dựng/sửa chữa bưu điện, internet 40 20 20 83,3

Tăng thu nhập bình quân đầu người 20 20 60 83,3

Qua khảo sát cán bộ lãnh đạo chủ chốt các xã, thị trấn và huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai đã đề xuất hình thức hỗ trợ của địa phương đối với chương trình NTM và nêu một số khó khăn trước mắt khi xây dựng chương trình Nông thôn mới trên địa bàn như trong Bảng 4.5.

Số liệu trong Bảng 4.5 cho thấy, ngoại trừ thị trấn Gia Ray đè xuất hình thức hỗ trợ chủ yếu cho chương trình NTM của địa phương là quỹ đất để thực hiện chương trình (60,0%), còn lại các địa phương khác đều cho rằng hình thức hỗ trợ chính là kinh phí/vốn thực hiện chương trình (80,0 – 83,3%). Lãnh đạo chủ chốt xã Xuân Trường và huyện Xuân Lộc cho rằng không cần hỗ trợ vật tư, trang thiết bị; trong khi xã Xuân Hiệp cho rằng không có hạn chế trong quỹ đất thực hiện chương trình NTM tại địa phương (Bảng 4.5).

Ở các xã/thị trấn được điều tra trong đề tài, >80,0% lãnh đạo chủ chốt cho rằng khó khăn lớn nhất trong thực hiện chương trình NTM ở cơ sở là tốn quá nhiều kinh phí. Riêng lãnh đạo chủ chốt của huyện Xuân Lộc xác định khó khăn của huyện khi thực hiện NTM là tốn nhiều tiền và thiếu quỹ đất (50,0% cho mỗi tiêu chí) (Bảng 4.5).

Bảng 4.5 Hình thức hỗ trợ chương trình NTM của địa phương và những khó khăn của địa phương trong thực hiện chương trình NTM (% ý kiến ở mỗi địa phương)

Địa điểm Hình thức hỗ trợ Khó khăn

Tiền Vật liệu, trang thiết bị Đất Tốn nhiều tiền Đất

Xuân Trường 80,0 0,0 20,0 100,0 0,0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia Ray 20,0 20,0 60,0 80,0 20,0

Xuân Hiệp 80,0 20,0 0,0 80,0 20,0

Xuân Lộc 83,3 0,0 16,7 50,0 50,0

Trong quá trình xây dựng chương trình NTM các địa phương còn gặp phải một số vấn đề khó khăn, hạn chế và cần nhiều hỗ trợ từ Nhà nước, doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng chương trình của địa phương. Một số kiến nghị của các lãnh đạo địa phương được tổng hợp và trình bày trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6 Kiến nghị của lãnh đạo chủ chốt địa phương (% ý kiến ở mỗi địa phương)

Địa điểm Hỗ trợ kinh phí chuyển giao Tập huấn KHKT Điều chỉnh QHSD đất Giảm đóng góp từ dân Triển khai chương trình đồng bộ Xuân Trường 60,0 20,0 0,0 0,0 20,0 Gia Ray 40,0 0,0 0,0 60,0 0,0 Xuân Hiệp 60,0 20,0 0,0 20,0 0,0 Xuân Lộc 50,0 16,7 33,3 0,0 0,0

Các kiến nghị của lãnh đạo chủ chốt của các xã, thị trấn và huyện tham gia trả lời phỏng vấn trong đề tài tập trung ở các nội dung: hỗ trợ thêm kinh phí thực hiện chương trình NTM; tăng cường tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật; điều chỉnh quy hoach sử dụng đất; giảm mức đóng góp từ dân và cần triển khai thực hiên chương trình NTM một cách đồng bộ và sâu rộng. Ngoại trừ lãnh đạo thị trấn Gia Ray tập trung kiến nghị giảm mức đóng góp từ dân vào việc thực hiện xây dựng NTM (60,0%), còn lại lãnh đạo chủ chốt xã Xuân Trường, Xuân Hiệp và huyện Xuân Lộc đều tập trung kiến nghị cấp trên cần tăng thêm kinh phí thực hiện chương trình NTM cho địa phương (50,0 – 60,0% ý kiến). Lãnh đạo huyện Xuân Lộc cũng cho rằng điều chỉnh lại quy hoạch sử dụng đất phù hợp với xây dựng NTM là cần thiết (33,3% ý kiến) (Bảng 4.6).

Qua phỏng vấn, các lãnh đạo chủ chốt của địa phương đều đánh giá rất cao (100,0% ý kiến đánh giá rất tốt) đối với sự tham gia của MTTQ và các đoàn thể (Hội cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Hội người cao tuổi) vào việc vận động tuyên truyền thực hiện chương trình NTM của địa phương (số liệu không được trình bày thành bảng).

Một phần của tài liệu điều tra nông hộ về nông thôn mới (Trang 50 - 53)