dân thông qua mô hình “làng mới” (Saemaul Undong)
Vào đầu những năm 60 (của thế kỷ XX), Hàn Quốc vẫn là một nước chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính với khoảng 2/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, nông dân quen sống trong cảnh nghèo nàn, an phận, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Tuy nhiên, một khi ý thức được tình hình đó, Chính phủ Hàn Quốc đã đề xướng chương trình “làng mới” (Saemaul Undong) và dùng cách này để thúc đẩy sự phát triển tự thân vận động tích cực của các cộng đồng với sự yểm trợ của Nhà nước qua các dự án phát triển nông thôn.
Một số hoạt động của mô hình “làng mới” nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong việc xây dựng mô hình:
- Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, tổ chức từ cơ sở đến Trung ương.
- Bầu ra đội ngũ lãnh đạo thôn làm nòng cốt cho chương trình phát triển.
- Đào tạo cán bộ các cấp theo các mô hình, gắn cả nước với phong trào phát triển nông thôn.
- Phát huy tính dân chủ, đưa nông dân tham gia vào quá trình ra quyết định. - Tạo ra một không khí thi đua, tinh thần hăng hái trong làng, xã.
- Nhà nước và nhân dân cùng làm.
“Ủy ban phát triển làng mới” được lập ra ở các làng để vạch kế hoạch và xúc tiến các dự án. Lãnh đạo của dự án độc lập với xã trưởng là người chỉ giữ vai trò đại diện hành chính để tránh tình trạng quan liêu hóa thường thấy ở các vùng nông thôn. Ủy ban ở làng xã được kết nối với ủy ban ở các cấp quận, huyện, tỉnh, cũng không phụ thuộc vào cơ quan hành chính từng cấp. Các dự án ở từng làng xã xây dựng với sự hướng dẫn của các chuyên viên của các ngành khác nhau. Mỗi dự án phải nhắm vào
chính dân làng thực hiện. Nhà nước hỗ trợ cho các dự án theo cách ưu tiên cho những cộng đồng biết tự tổ chức và thực hiện dự án một cách thành công, không có việc cấp phát bình quân, cào bằng cho mọi làng nếu ở đó không có những công việc và mục đích thiết thực.
Kết quả của việc thực hiện mô hình nông thôn mới được thể hiện rất nhanh chóng tại các làng mà các dự án được triển khai. Sau 7 năm thực hiện, tổng chiều dài đường giao thông nội làng được tăng lên 42.000 km, đường giao thông nối các làng với nhau là 43.000 km. Hệ thống cầu cống, các công trình cung cấp nước sạch đã được hoàn thiện đồng bộ. Thay đổi lớn nhất là việc thay đổi vật liệu làm nhà từ rơm rạ sang các vật liệu công nghiệp (xi măng, tôn). Các nguồn năng lượng phục vụ cho sinh hoạt của cư dân nông thôn được thay thế theo hướng hiện đại, thay bếp và gần 100% dân nông thôn được dùng điện. Các giống lúa mới có năng suất cao được đưa vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế lớn.
Một tác động nữa là làm tăng thu nhập của người dân. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn mới chỉ đạt 824 USD/người/năm. Nhưng năm 1976, thu nhập đã tăng lên 3.000 USD/người/năm.
Đây là cách làm có hiệu quả vì nó đã đánh thức những tiềm năng và những quyết tâm của dân chúng ở từng cộng đồng. Tính tích cực và chủ động của nông dân được khơi dậy thay cho tình trạng trì trệ vốn có ở nông thôn và từ đó tạo ra những bước phát triển cụ thể trong một cao trào học hỏi và ganh đua giữa các cộng đồng.