CHƯƠNG II : CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.3 Các nhân tố trong mối quan hệ giữa sở hữu gia đình và hiệu quả công ty
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sở hữu gia đình
Giá trị thị trường của công ty được kỳ vọng có tương quan dương đối với sở hữu gia
đình, chừng nào các cơng ty gia đình tìm kiếm sở hữu lâu dài (Casson, 1999; Chami, 1999). Các công ty được định giá cao và tiềm năng tăng trưởng trong tương lai có thể khuyến khích các thành viên gia đình nắm giữ thêm cổ phần của họ.
Nợ dài hạn có thể có tương quan âm đối với sở hữu gia đình bởi vì các cơng ty có tỷ lệ nợ cao cần phải trải qua giám sát tương đối nhiều bởi các yếu tố bên ngoài, điều này hàm ý rằng giám sát nội bộ ít được áp dụng đối các cơng ty gia đình có tỷ lệ nợ dài hạn cao (Chen và cộng sự, 2003).
Cổ tức bằng tiền mặt cũng ảnh hưởng đến sở hữu gia đình. Đối với cơng ty gia đình, có thể tồn tại mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và sở hữu gia đình vì khoản thanh tốn cổ tức cao cho thấy dịng tiền tự do ít và dẫn đến chi phí đại diện giảm, từ đó giảm nhu cầu giám sát nội bộ bởi các thành viên gia đình. Tuy nhiên, tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể báo hiệu giá trị cơng ty cao và khuyến khích thành viên gia đình gia tăng sở hữu,
đặc biệt là trong các giai đoạn của nền kinh tế yếu (Chen và cộng sự, 2003).
Rủi ro cá biệt có thể làm tăng giá trị sở hữu nội bộ bởi vì khi thị trường tồn tại thơng tin bất cân xứng, sẽ giúp cho các thành viên gia đình có cơ hội và quyền lực để thu được lợi ích cá nhân, từ đó khiến họ có động cơ để gia tăng sở hữu (Chen và cộng sự, 2003).