CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN
5.1 Kết luận chung
Nghiên cứu này phân tích mối quan hệ đồng thời giữa sở hữu gia đình và hiệu quả cơng ty đối với các cơng ty gia đình niêm yết tại thị trường chứng khốn Việt Nam. Cơng
ty gia đình được định nghĩa theo nghiên cứu của Shyu (2011) và hiệu quả công ty được đo lường theo quan điểm thị trường (Tobin’s Q) và quan điểm kế toán (ROA).
Kết quả thực nghiệm cho thấy khi đo lường hiệu quả theo cách tiếp cận nào thì sở hữu gia đình đều có ảnh hưởng đến hiệu quả cơng ty. Mối quan hệ này là mối quan hệ đồng biến hoặc quan hệ phi tuyến bậc hai. Điều này cho thấy, các cơng ty gia đình niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam đạt được lợi ích từ việc tập trung sở hữu: giảm thiểu hoặc loại bỏ đáng kể các mâu thuẫn xuất phát từ vấn đề đại diện.
Thơng qua phân tích mối quan hệ phi tuyến, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ sở hữu gia đình tối ưu giúp tối đa hóa hiệu quả công ty là 45.93%. Và với tỷ lệ sở hữu gia đình bình quân của năm 2012 là 32.75%, các thành viên gia đình nên tiếp tục gia tăng sở hữu và
hướng đến mức sở hữu tối ưu nhằm tiếp tục đạt được lợi ích từ việc tập trung sở hữu, cải
thiện hiệu quả công ty.
Về mối quan hệ nội sinh, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả công ty cũng
ảnh hưởng đồng biến đối với sở hữu gia đình. Các biến tỷ lệ sở hữu gia đình đều có ý nghĩa
thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Hầu hết các biến kiểm sốt đều có ý nghĩa thống kê và phù
hợp với kỳ vọng ban đầu.