CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Các lý thuyết về mơ hình nghiên cứu:
3.2.3 Lịch sử phát triển phương pháp FAHP:
Phương pháp Fuzzy Analytic Hierarchy Process phương pháp tích hợp giữa phương pháp định lượng AHP và lý thuyết tập mờ. Những đánh giá của chuyên gia khơng thể hồn tồn chính xác mà dựa vào cảm tính, kiến thức của từng người. Để phản ánh đầy đủ hơn tính bất định này các tác giả trên thế giới (Boender et al., 1989; Buckley, 1985; Chang, 1996; Laarhoven and Pedrycz, 1983; Lootsma, 1997; Ribeiro, 1996) đã nghiên cứu áp dụng lý thuyết mờ vào phương pháp AHP truyền thống được xây dựng bởi Saaty. Phương pháp Fuzzy Analytic Hierarchy Process cĩ thể được chia thành 2 phương pháp :
a) Phương pháp thứ nhất:
Các bước tiến hành tương tự như phương pháp AHP truyền thống chỉ khác là thang đo đánh giá mức độ quan trọng trong quá trình so sánh cặp khơng phải là những những số tự nhiên từ 1 đến 9 mà là những số mờ. Tuy nhiên q trình tính hệ số nhất quán số liệu vẫn được dựa trên ma trận so sánh cặp của thang đo phương pháp truyền thống. Việc sử dụng thang đo mờ trong phương pháp FAHP đã phản ánh được sự đánh giá mang tính ước lượng chưa rõ ràng của các chuyên gia trong quá trình so sánh cặp. Phạm vi áp dụng của phương pháp 1 tương tự như phương pháp AHP truyền thống tức là lựa chọn phương án tối ưu.
Bảng 3.1: Thang đo Chan (2007)
STT So sánh Mức độ
1 Quan trọng như nhau (1,1,1)
2 Hơi quan trọng hơn (2/3,1,3/2)
3 Quan trọng hơn (3/2,2,5/2)
4 Rất quan trọng hơn (5/2,3,7/2) 5 Vơ cùng quan trọng hơn (7/2,4,9/2)
Bảng 3.2: Thang đo Selim Zaim (2003)
STT So sánh Mức độ
1 Quan trọng như nhau. (1,3/2,2) 2 Mức giữa 1 và 3. (3/2,2,5/2) 3 Tương đối quan trọng hơn. (2,5/2,3)
4 Mức giữa 3 và 5. (3,9/2,5)
5 Quan trọng hơn nhiều. (9/2,5,6)
6 Mức giữa 5 và 7. (11/2,13/2,7)
7 Rất quan trọng hơn. (13/2,15/2,8) 8 Mức giữa 7 và 9. (15/2,8,17/2) 9 Tuyệt đối quan trọng hơn. (17/2,9,19/2)
b)Phương pháp thứ hai: là sự kết hợp phương pháp định lượng AHP trong việc xác định véc tơ trọng số (cĩ thể áp dụng thang đo là số mờ như phương pháp thứ nhất hoặc áp dụng thang đo từ 1-9 của phương pháp AHP truyền thống) và ma trận đánh giá mờ dựa trên lý thuyết tập mờ. Kết quả cuối cùng là một đánh giá dựa trên tập mờ. Phạm vi áp dụng của phương pháp 2 nhằm đánh giá 1 phương án, 1 dự án...trong phạm vi tập mờ. Trong phạm vi nghiên cứu này ta áp dụng phương pháp số 2 để xây dựng mơ hình.
Với những ưu điểm của phương pháp FAHP như trên, tác giả đã vận dụng vào vấn đề cần nghiên cứu.