Lý thuyết phân cấp chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.3. Lý thuyết phân cấp chi ngân sách

Phân cấp chi ngân sách là một trong những nội dung của phân cấp tài khóa, việc chuyển sức mạnh của chính quyền cấp trên tới chính quyền cấp dưới là một phần trong nhóm giải pháp cải cách khu vực công, tạo điều kiện chủ động cho chính quyền địa phương có hiệu quả hơn trong vấn đề phân bổ nguồn lực cho phát triển KTXH. Đối với các hàng hóa khơng mang tính quốc gia, thì chính quyền địa phương có hiệu quả hơn trong việc phân phối và cung ứng hàng hóa đó (Oates, 1972). Điều này được khẳng định dựa trên nền: nhiệm vụ chi của chính quyền địa phương có thể đáp ứng được các sở thích và các nhu cầu đa dạng của địa phương và vì vậy đảm bảo tính hiệu quả trong phân bổ nguồn lực. Chính quyền địa phương có thể ra những quyết định tốt nhất về những khoản chi tiêu công phục vụ tăng trưởng, phát triển trong những lãnh vực như giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, vì họ có thơng tin tốt hơn

về đặc điểm của địa phương và sự khác biệt giữa các vùng (Oates, 1972 và Tiebout, 1956).

Thực tế ở các nền dân chủ, chính quyền địa phương do nhân dân bầu ra. Chính quyền này hiểu rõ nhu cầu và nguyện vọng của người dân, những đặc điểm tình hình KTXH ở địa bàn mình quản lý. Những quyết định của chính quyền địa phương có thể phản ánh đúng nhu cầu của đơng đảo nhân dân địa phương và phù hợp với tình hình KTXH của địa phương đó. Các quyết định trên có thể tác động rất lớn tới tăng trưởng KTXH tại các địa phương. Nên việc phân cấp chi tiêu về địa phương có thể thúc đẩy tăng trưởng KTXH lớn hơn là để tập trung các khoản chi ở chính quyền cấp cao. Phân cấp ngân sách xuống chính quyền địa phương khiến người dân quan tâm hơn tới những người đại diện cho họ. Những người có năng lực tốt hơn thì các khoản chi tiêu mới thực sự đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Như vậy, trong cơng tác phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương, hiệu quả phân phối các dịch vụ công cộng phụ thuộc vào hiệu quả và trách nhiệm của cơ quan hành chính (Brid và Wallich, 1993).

Như vậy, phân cấp NSĐP có ý nghĩa cả về mặt chính trị - xã hội. Nó vừa giúp sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực hạn hẹp của NSNN, vừa xây dựng được ý thức dân chủ, giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính và dần xây dựng được một chính quyền thật sự có năng lực. Tuy nhiên, các hàng hóa cơng cộng cũng như các khoản thu ngân sách có ảnh hưởng lớn vượt ra ngồi phạm vi của địa phương đó thì nên để chính quyền trung ương đảm nhiệm và các nước có chế độ kém dân chủ và việc quản lý giám sát chính quyền địa phương kém, chính sách này có thể làm ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng kinh tế vì các khoản chi tiêu của chính quyền địa phương sai mục đích hay kém hiệu quả do tham nhũng. Để phân cấp quản lý thật sự phát huy cao nhất những ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng kinh tế xã hội của các địa

phương cần có thể chế quản lý NSĐP tốt và cơ cấu phân bổ hợp lý (Hoàng Thị Chinh Thon và đồng sự, 2010).

Xuất phát từ việc phân cấp tài khóa, Ngân sách nhà nước được phân thành: ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. NSĐP bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp dưới chính quyền trung ương. Theo từ điển kinh tế học: “Ngân sách địa phương là dự toán và thực hiện các khoản thu chi ngân sách hằng năm của chính quyền địa phương theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương”. Tùy theo thể chế kinh tế, tài chính của mỗi nước, NSĐP được tạo và quản lý khác nhau. Ở Việt Nam, “Ngân sách địa phương là một bộ phận của Ngân sách nhà nước, có những nguồn thu và nhiệm vụ chi do luật pháp quy định, và do HĐND, cơ quan chính quyền địa phương quyết định, và được Chính phủ phê chuẩn nếu khơng trái với luật ngân sách và các luật có liên quan khác đến thu, chi ngân sách”

Chi ngân sách địa phương cũng thường chia thành hai phần cơ bản là: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên. Trong đó, chi thường xuyên bao gồm các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thơng tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); hoạt động của các cơ quan hành chính và các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh bến tre (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)