CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.2. Gợi ý chính sách nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên
5.2.1. Tăng cường phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên cho chính quyền cấp
cấp dưới
Lý thuyết về phân cấp chi tiêu công cho rằng, trong cơng tác phân cấp tài chính cho các chính quyền, hiệu quả phân phối các dịch vụ công cộng phụ thuộc vào hiệu quả và trách nhiệm của cơ quan hành chính, những người đại diện có năng lực tốt thì khoản chi mới thật sự đem lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương (Bird và Wallich, 1993).
Như vậy, trong điều kiện hiện nay, năng lực quản lý điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên; hầu hết đội ngũ cán bộ nhân viên tài chính kế tốn các đơn vị qua trường lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính, tài sản; các chế độ, chính sách cũng đã được triển khai, thực hiện đồng bộ trong thời gian qua. Trong thời kỳ ổn định ngân sách năm 2016 - 2020, tỉnh Bến Tre nên phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế và KHCN về ngân sách huyện là cần thiết và hợp lý. Có thể thực hiện thay đổi việc phân cấp nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo, sự nghiệp y tế và KHCN theo hướng:
. Sự nghiệp giáo dục: ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi giáo dục cấp THPT và sự nghiệp giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Đối với ngân sách cấp huyện, phân cấp nhiệm vụ chi các cấp mầm non, mẫu giáo, Tiểu học, THCS.
. Sự nghiệp đào tạo: ngân sách cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi đào tạo các trường: Trường Cao Đẳng Bến Tre, Trường Chính Trị tỉnh, Trung tâm GDTX tỉnh, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp, 02 trường TCCN; ngân sách huyện thực hiện nhiệm vụ chi đào tạo của các Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng chính trị huyện.
. Sự nghiệp y tế: đối với chi phòng bệnh, khám chữa bệnh và các hoạt động y tế khác do Trung tâm y tế huyện quản lý thực hiện phân cấp về ngân sách huyện thực hiện.
. Sự nghiệp KHCN: phân cấp nhiệm vụ chi ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ về ngân sách cấp huyện. Ðiều này sẽ giúp chính quyền cấp dưới chủ động hơn trong việc triển khai kết quả ứng dụng KHCN tại địa phương.
Song song với phân cấp nhiệm vụ chi thì Bến Tre nên phân cấp nguồn thu cho phù hợp với khả năng điều kiện quản lý của các cấp chính quyền nhằm đáp ứng nhu cầu chi tại chỗ, khuyến khích khai thác thu và phải phù hợp với điều kiện đặc điểm từng vùng của địa phương.
Nếu thực hiện cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi như tác giả gợi ý thì cơ quan tài chính cấp huyện sẽ được trao quyền, đồng thời gắn trách nhiệm trong việc cấp dự tốn kinh phí qua hệ thống Tabmis (tương ứng với nhiệm vụ chi được phân cấp), như vậy sẽ giảm được thời gian và khối lượng công việc đối với cơ quan quản lý cấp trên, giúp cho quá trình chấp hành dự tốn đạt kết quả tốt hơn, tăng tính tiện ích trong việc sử dụng chương trình Tabmis.
5.2.2. Hồn thiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng
Để phương thức quản lý chi thường xuyên ngân sách gắn với chất lượng và hiệu quả hoạt động thì Bến Tre cần có những giải pháp nhằm phát huy hơn nữa trong việc thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan QLHC, đơn vị sự nghiệp công. Tác giả gợi ý giải pháp:
Thứ nhất, cần xác định số lượng và cơ cấu biên chế “chuẩn” của mỗi cơ quan, đơn vị trên cơ sở phân tích khối lượng cơng việc được giao. Điều này đặc biệt rất cần thiết đối với cơ quan QLHC vì hiện nay căn cứ trên biên chế được duyệt để lập dự toán giao khoán cho đơn vị. Căn cứ vào các tiêu chuẩn
chuẩn hóa mà tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí sử dụng, đánh giá trả lương công chức. Các cơ quan cần xây dựng vị trí việc làm của từng cán bộ, cơng chức. Trên cơ sở đó quyết định mức trả thu nhập tăng thêm từ nguồn kinh phí tiết kiệm sẽ khách quan hơn, tránh tình trạng chi trả bình quân như hiện nay. Đặc biệt là sẽ hạn chế được xu hướng “xin - cho” trong biên chế.
Thứ hai, Bến Tre cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị vì hiện nay kết quả hoạt động chỉ dựa vào sự tự đánh giá theo báo cáo định kỳ của đơn vị. Để đảm bảo tính cơng bằng, minh bạch Bến Tre cần ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị mình. Đây là điều kiện quan trọng để tạo ra động lực của cơ chế tự chủ.
Thứ ba, đối với đơn vị sự nghiệp cơng cần xây dựng quy trình dịch vụ hợp lý. Vì yêu cầu tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động địi hỏi đơn vị sự nghiệp phải xây dựng được quy trình cung cấp dịch vụ cơng phù hợp với đặc điểm của đơn vị, tính chất dịch vụ và đơn vị cung cấp. Phải chuyển dần từ cơ chế giao nhiệm vụ sang cơ chế nhà nước đặt hàng/mua các dịch vụ công tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh với các tổ chức cung cấp dịch vụ cơng khác. Điều này địi hỏi các đơn vị sự nghiệp phải mở rộng và đa dạng hóa các hình thức dịch vụ, giảm các khoản chi lãng phí và tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, khuyến khích các đơn vị chủ động tăng thu, giảm dần việc thụ động phụ thuộc vào NSNN.