CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phương pháp nghiên cứu:
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu, ấn phẩm, giáo trình, sách chuyên khảo, các cơng trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các báo cáo có liên quan như báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi NSNN tỉnh Bến Tre từ năm 2011 đến 2014; Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre từ năm 2011 đến 2014; tài
Giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên
Cơ sở thực hiện quản lý chi thường xuyên
- Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn - Phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên
- Định mức phân bổ chi thường xuyên
Tổ chức công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách
Quản lý chấp hành dự toán chi thường
xuyên Quản lý lập dự toán
chi thường xuyên
Quản lý quyết toán chi thường xuyên
- Hướng dẫn lập dự và thông báo số kiểm tra - Lập và thảo luận DT - QĐ, phân bổ và giao DT
- Cấp dự tốn kinh phí - Kiểm soát chi tiêu - Thực hiện dự toán chi thường xuyên
Xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán chi
liệu báo cáo của các ban ngành tỉnh Bến Tre; thông tin và dữ liệu đã được cơng bố trên các sách, báo, tạp chí, cơng trình và đề tài khoa học,… Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin đã thu thập, tác giả sẽ tiến hành hệ thống hóa và phân tích nhằm đối chiếu, so sánh giữa lý luận với kinh nghiệm thực tiễn
phục vụ cho đối tượng nghiên cứu của đề tài.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu và thông tin
- Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng bảng tính Excel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.
3.2.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Đề tài sử dụng phương pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bến Tre qua các số liệu tuyệt đối, số tương đối, tỷ lệ phần trăm (%) và số bình quân thể hiện ở các bảng số liệu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh nhằm làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh; so sánh kết quả chi ngân sách địa phương giữa các năm ngân sách.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt luận văn nhằm xác định vị trí, vai trị của từng yếu tố chi thường xuyên ngân sách địa phương trong hệ thống NSNN.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thông qua các cuộc thảo luận nhằm thu thập ý kiến đóng góp trực tiếp của các chuyên gia, nhà quản lý từ các cơ quan nhà nước (nội dung khảo sát ý kiến các chuyên gia, thông tin người được khảo sát và kết quả khảo sát được thể hiện tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 và Phụ lục 3). Ý kiến của các chuyên gia, nhà
quản lý sẽ góp phần chuẩn hóa những nhận định mà đề tài nghiên cứu đưa ra gắn liền với mục tiêu nghiên cứu.
Kết luận Chương 3: Trên cơ sở lý thuyết tác giả xây dựng khung phân
tích cho cơng tác quản lý chi thường xuyên bao gồm các khâu lập, chấp hành và quyết toán chi ngân sách nhà nước; qua số liệu thứ cấp tác giả thu thập được, đặc biệt là số liệu dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách tỉnh Bến Tre, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh và tham vấn ý kiến chuyên gia để phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Bến Tre giai đoạn năm 2011 - 2014 được thực hiện tiếp theo ở chương 4.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẾN TRE