Đơn vị tính: thẻ
Nội dung Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2012/2011 2013/2012 2014/2013 Số thẻ % Số thẻ % Số thẻ % Tổng số lượng về thẻ 1656 2385 1857 2227 729 44.02 -528 -22.14 218 19.92 Thẻ ghi nợ 796 1432 1031 1361 636 78.9 -401 -28 330 32 Thẻ trả trước 770 810 765 803 40 5.19 -45 -5.56 38 4.97 Thẻ tín dụng 90 143 61 63 53 58.9 -82 -57.34 2 3.28
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lượng thẻ của ngân hàng tăng đều qua các năm. Sau 3 năm hình thành và phát triển, ACB Tiền Giang đã nắm bắt được nhu cầu sử dụng thẻ trong dân cư nên việc phát hành thẻ có bước đột phá lớn. Doanh số phát hành thẻ tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tổng số lượng thẻ phát hành là 1656, đến năm 2012 số lượng thẻ tăng lên 2385, tăng 44.02% so với năm 2011. Do ảnh hưởng của sự kiện cuối năm 2012, hoạt động của ngân hàng Á Châu tồn hệ thống có xu hướng chậm lại, ảnh hưởng đến doanh số thẻ năm 2013 chỉ đạt 1857, giảm 22.14% so với năm 2012. Tuy nhiên, nhờ các chính sách ban hành đúng đắn cùng với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên nên đến năm 2014 doanh số thẻ tăng trở lại đạt 2227, tăng 19.92%. Thị trường thẻ xảy ra sự cạnh tranh hết sức quyết liệt với gần 20 tổ chức tín dụng tham gia, nhưng ACB vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khả quan vì những tiện ích và chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp cho khách hàng, bên cạnh đó thương hiệu Á Châu cũng là yếu tố quyết định đến sự gia tăng lượng khách hàng thẻ của Ngân hàng. Sự gia tăng
này chứng tỏ Ngân hàng TMCP Á Châu tại khu vực tỉnh Tiền Giang đã tạo được lòng tin đối với khách hàng
+Thẻ ghi nợ và thẻ trả trước của ACB khu vực tỉnh Tiền Giang đều tăng qua các năm. Đặc biệt trong 4 năm thẻ ghi nợ chiếm tỷ trọng hơn 50% trong số lượng thẻ phát hành, việc tăng giảm số lượng thẻ ghi nợ ảnh hưởng mạnh đến việc tăng giảm doanh số thẻ phát hành. Cụ thể năm 2011 trong 1656 thẻ phát hành thì có 796 thẻ ghi nợ. Năm 2012 số lượng thẻ phát hành tăng cũng là do thẻ ghi nợ tăng lên 1432, tăng 78.9% so với năm 2011. Đến năm 2013, như đã nói ở trên, do hình ảnh ACB bị ảnh hưởng đồng thời kinh tế năm 2013 trì trệ nên số lượng thẻ ghi nợ giảm cịn 1031, ít hơn năm 2012 là 28%. Tình hình kinh tế và uy tín của ACB phục hồi nên năm 2014 doanh số phát hành thẻ ghi nợ tăng trở lại 1361 thẻ, tăng 32%. Và đến năm 2015 thì số lượng phát hành thẻ ghi nợ vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Sự gia tăng số lượng và chiếm tỷ trọng lớn của thẻ ghi nợ này là do:
-Nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, họ thích nghi với việc giao dịch với thẻ ATM, đồng thời họ cũng thấy được những tiện ích mà chiếc thẻ mang lại như là có thể giao dịch 24/24 giờ, tiện dụng khi đi xa,…
-Năm 2007 ACB đưa ra thị trường thẻ ATM2+, kết nối trực tiếp với tài khoản tiền gởi thanh toán, là sản phẩm thẻ kết hợp với thương hiệu VISA. Bên cạnh tiện ích được chấp nhận thanh tốn tại hàng ngàn đại lý chấp nhận thanh toán thẻ VISA, chủ thẻ cịn có thể dùng thẻ ATM2+ rút tiền tại tất cả các máy ATM của ACB và các máy ATM mang thương hiệu VISA tại Việt Nam. Dịch vụ này thích hợp cho khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán và các doanh nghiệp có nhu cầu chi trả lương qua tài khoản tiền gửi thanh toán.
-Sau đó ACB lại tung ra thêm rất nhiều loại thẻ ghi nợ Visa, MasterCard, ACB2GO,…Đi kèm đó là các chính sách miễn phí mở thẻ, miễn phí thường niên, các
chương trình khuyến mãi đi kèm,…Điều này tạo cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
-Ngoài ra sự tăng mạnh vào năm 2012 là do thu nhập của người dân ngày một được nâng cao, họ có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn nhưng mang theo số tiền lớn thì bất tiện, thẻ ATM với nhiều tính năng ưu việt đã đáp ứng được nhu cầu của họ. Hơn nữa, việc Thủ tướng chính phủ ký và ban hành chỉ thị số 20/2007/CT-TTg vào ngày 24/08/2007, về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đã góp phần tăng đột biến số lượng thẻ phát hành tại ngân hàng. Mặc dù được ban hành từ năm 2007 nhưng đến cuối năm 2008, đầu năm 2009 các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp mới nhận thức được các tiện ích trả lương qua thẻ ATM. Và đến năm 2011, 2012 việc trả lương qua thẻ ATM đã thực sự phổ biến và tăng mạnh trên địa bàn do các doanh nghiệp, các cơ quan đã áp dụng rộng rãi việc trả lương này.
+Đối với thẻ tín dụng quốc tế bao gồm các thương hiệu Visa, Master, JCB thì doanh số phát hành thẻ khơng cao chỉ chiếm 5-6% trong tổng doanh số phát hành và số lượng thẻ tín dụng đang có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 trong 1656 thẻ phát hành chỉ có 90 thẻ tín dụng, năm 2012 trong 2385 thẻ phát hành số lượng thẻ tín dụng là 143 thẻ. Đến năm 2013 số lượng thẻ tín dụng giảm chỉ cịn 61 thẻ, giảm 57.34% so với năm 2012. Năm 2014 số lượng thẻ tín dụng là 63 chỉ tăng hơn năm 2013 là 2 thẻ.
Nguyên nhân của việc thẻ tín dụng thấp là do:
-Tâm lý tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, họ xem thẻ tín dụng như là một khoản vay. Đa số các thẻ tín dụng phát hành tại ACB Tiền Giang là các thẻ mà khách hàng có khoản vay tại ACB. Năm 2011, 2012 ACB có chính sách khi khách hàng có một khoản vay tại ACB thì trong bó sản phẩm tín dụng đó sẽ có một điều kiện đi kèm là cấp thêm cho khách hàng một thẻ tín dụng. Điều đó góp phần làm tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành. Tuy nhiên sau đó thì điều khoản đi kèm này
trong tín dụng khơng cịn nên các khách hàng vay không cấp thẻ dụng nhiều nữa. Điều này làm giảm đáng kể số lượng thẻ tín dụng phát hành.
-Sự cạnh tranh quyết liệt từ các ngân hàng như Sacombank, Vietinbank, Vietcombank, ngân hàng Đơng Á,…Các ngân hàng đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng khi làm thẻ tín dụng (các loại phí, lãi, …). Khách hàng có nhiều lựa chọn hơn khi làm thẻ
-Thẻ tín dụng không giống với các loại thẻ khác. Khi mở thẻ ghi nợ hay thẻ trả trước chỉ yêu cầu CMND gốc (hoặc passport) của khách hàng đã có thể cấp thẻ giao ngay cho khách hàng. Riêng thẻ tín dụng là hình thức ứng trước một hạn mức cho khách hàng. Do đó, các thủ tục giấy tờ nhiều hơn và không phải khách hàng nào cũng thỏa điều kiện để cấp thẻ.
-Thêm vào đó là do khách hàng chưa hiểu hết được những tiện ích, ưu đãi mà thẻ tín dụng mang lại, khách hàng chỉ thấy ngại khi thẻ tín dụng phát sinh các khoản lãi và phí cao.
Tuy nhiên, doanh số phát hành thẻ tín dụng cũng đang có chiều hương tăng trưởng. Có được sự tăng trưởng này là do đời sống của người dân ngày một được cải thiện , khoa học công nghệ phát triển hiện đại, nhu cầu của người dân nâng cao.
Đơn vị tính: thẻ 796860 1432 953 1031 826 1361 866 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2011 2012 2013 2014 Thẻ nội địa Thẻ quốc tế