Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 58)

6. Kết cấu luận văn

2.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2.2.2.3 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.8 Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 DNNN 0 0 32 3,4 13,67 34 21 3,2 0 0 DNTN 2,3 12,09 36,56 10,06 61,22 83,15 137,95 197,43 152,3 164,11 DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài 0 0 1,2 1,2 17 8 20 12 5,4 7,8 Cá nhân, Hộ gia đình 2,29 2,83 10,4 3,2 28,23 47 85,65 76,5 36,91 45

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động từ 2004 đến hết 2013 tại NHNo&PTNT chi nhánh Đồng Nai)

Tỷ lệ nợ xấu năm 2006 bất ngờ tăng cao, trong đó nợ xấu DNNN tăng 32 tỷ so với 2005 và DNTN là 36,56 tỷ tăng 202,4% so với năm 2005. Nhìn chung tỷ lệ xấu tập trung nhiều nhất trong khu vực DNTN, đặc biệt những năm 2010 là 137,95% chiếm 52,5% nợ xấu, năm 2012 là 197,43% chiếm 68,28% nợ xấu. Những năm sau có giảm nhƣng mức giảm không đáng kể và vẫn ở mức cao so với các thành phần kinh tế khác. Tỷ lệ nợ các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi chiếm tỷ lệ không đáng kể, năm 2011 tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 20 tỷ đồng chiếm 10% nợ xấu nguyên nhân là hậu quả cuộc suy thoái kinh tế 2008 và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã ảnh hƣởng đến tình hình xuất nhập khẩu, thêm vào đó tỷ lệ lạm phát tăng cao tác động lên tỷ giá biến động nên các hợp đồng vay bằng đồng nƣớc ngồi khiến tình hình tài chính các doanh nghiệp này càng khó khăn và dẫn đến mất khả năng thanh toán các khoản vay. Nợ xấu thuộc thành phần cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ lệ thứ hai sau khu vực DNTN, cao nhất vào năm 2010 là 85,65 tỷ đồng chiếm 32,37% nợ xấu. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu tập trung nhiều nhất thuộc DNTN nguyên nhân xuất phát từ sự thiếu trách nhiệm của CBTD trong việc định giá tài sản, thẩm định dự án yếu kém về trình độ chuyên môn lẫn đạo đức nghề

nghiệp. Nguyên nhân từ phía khách hàng có thể kể đến trình độ quản lý, thiếu thiện chí trả nợ hay cố ý lừa đảo. Kế đến là nợ xấu thuộc thành phần kinh tế hộ gia đình xuất phát chính từ sự đùn đẩy trách nhiệm trong gia đình, thiếu ý chí trả nợ.

2.3 Nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai

2.3.1 Mẫu nghiên cứu

Mẫu đƣợc thu thập theo phƣơng pháp thuận tiện (phi xác suất), thông qua việc khảo sát 214 cán bộ tín dụng cơng tác tại 15 chi nhánh loại 3 thuộc NHNo&PTNT chi nhánh Đồng Nai bằng bảng câu hỏi phỏng vấn (phụ lục 2). Số phiếu thu về đạt yêu cầu là 186 phiếu (chiếm tỷ lệ 86,92%). Với quy mô mẫu 186 là đủ lớn để tiến hành phân tích, bởi vì theo nghiên cứu của Bentler và Chou (1987) đã chỉ ra rằng trong nghiên cứu phân tích nhân tố khám phá EFA thì quy mơ mẫu có thể đƣợc xác định bằng số biến trong thang đo nhân với 5 đến 10 là đủ độ tin cậy. Ở nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thang đo với 31 biến. Do vậy, với quy mô mẫu trên 155 (31x50) là đủ để phân tích các nhân tố.

Trong 214 CBTD đƣợc phỏng vấn, CBTD nữ chiếm 41,6%, CBTD nam chiếm 58,4%. Về số năm kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng của ngƣời khảo sát đều 1 năm trở lên, trong đó nhóm CBTD có số năm kinh nghiệm từ 5 đến dƣới 15 năm chiếm 47,66%, kế tiếp là từ 1 đến dƣới 5 năm chiếm 35,05%, còn lại là trên 15 năm chiếm 17,29%.

Bảng 2.9 Phân loại đối tƣợng CBTD đƣợc khảo sát

Tiêu chí Phân loại Tần suất Tỷ lệ

Giới tính Nam 125 58,4 Nữ 89 41,6 Số năm kinh nghiệm Từ 1 đến dƣới 5 năm 75 35,05 Từ 5 đến dƣới 15 năm 102 47,66 Trên 15 năm 37 17,29

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh đồng nai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)