- Đề tài sử dụng phương pháp phân tích dựa trên tổng hợp số liệu thống kê thu thập được tổng hợp và xử trên phần mềm SPSS.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NGÀNH DU LỊCH TỈNH TÂY NINH 4.1 Mơ tả vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tây Ninh
a. Vị trí địa lý
Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), có diện tích tự nhiên 4.032,61 km2, dân số 1.089.871 người (2012), mật độ dân số bình quân 270,26 người/km2. 3 Tọa độ địa lý
của tỉnh từ 10057’08” đến 11046’36” vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48” kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính được xác định như sau:
+ Phía Bắc và phía Tây giáp Vương quốc Campuchia. + Phía Nam giáp tỉnh Long An và Thành phố Hồ Chí Minh. + Phía Đơng giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
+ Về hành chính tỉnh Tây Ninh có 01 thành phố, 08 huyện, 95 đơn vị xã, phường, thị trấn (08 thị trấn, 07 phường và 80 xã), trong đó có 05 huyện với 20 xã biên giới. Thành phố Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km về phía Tây Bắc theo Quốc lộ 22.
Tỉnh Tây Ninh có đường biên giới dài 240 km với 2 cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát, 04 cửa khẩu quốc gia, 10 cửa khẩu phụ; cửa khẩu quốc tế Mộc Bài cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km, cách Thành phố Phnompenh - Campuchia 170 km. Ngồi ra, Tây Ninh có các trục giao thơng quan trọng như đường Xuyên Á, Quốc lộ 22, Quốc lộ 22B,v.v tạo điều kiện cho tỉnh Tây Ninh kết nối kinh tế quốc tế, các nước ASEAN, kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với Tây Nguyên và Tây Nam Bộ (TNB), mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có du lịch.
Là một tỉnh có nhiều lợi thế so với các tỉnh trong khu vực ĐNB, nằm ở vùng kinh tế năng động và phát triển nhất của Việt Nam; tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm kinh tế khu vực phía Nam đồng thời giữa 2 thành phố lớn của 2 nước là
TP.Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Thành phố PhnomPenh (Vương quốc Campuchia); nằm trên trục giao thông Xuyên Á (đoạn đi qua địa bàn tỉnh dài 28km), với khoảng cách không xa sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Sài Gịn và rất gần với các khu cơng nghiệp tập trung trên địa bàn huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, cùng với lợi thế về hạ tầng giao thơng thủy bộ, tỉnh có thể bổ sung, hỗ trợ hay thay thế các nguồn lực quan trọng cho sản xuất kinh doanh, có lợi thế về vị trí địa lý để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
b. Địa hình
Tây Ninh có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc khơng lớn, nhìn chung giảm dần độ cao từ phía Đơng Bắc xuống phía Tây Nam. Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất trong vùng du lịch Đông nam bộ với độ cao 986m, nơi thấp nhất là vùng trũng sông Vàm Cỏ Đông với độ cao từ 3 - 5m so với mực nước.
Ngồi ra, Tây Ninh cịn có các diện tích ngập nước và bán ngập nước bao gồm Hồ Dầu Tiếng, các sông Sài Gịn, Vàm Cỏ Đơng, Vườn quốc gia Lị Gị- Xa Mát, các suối và các trảng, diện tích này thay đổi theo mùa trong đó phần diện tích ngập theo mùa khá lớn là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch sinh thái hoặc khám phá.
c. Khí hậu
Khí hậu ở Tây Ninh tương đối ơn hịa, được chia ra làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Cùng với chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Mặt khác, Tây Ninh ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác.
phản giữa mùa khô và mùa mưa, về chế độ mưa, chế độ gió và chế độ ẩm ít nhiều gây cản trở cho phát triển một số ngành nghề và đời sống nhân dân trong đó có du lịch.
d. Chế độ thủy văn
Tỉnh Tây Ninh phụ thuộc chủ yếu vào chế độ hoạt động của hai con sông lớn chảy qua là sông Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Đơng, ngồi ra cịn có nhiều suối, kênh rạch, tạo ra một mạng lưới thủy văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn. Tuy nhiên, mật độ sông rạch ở Tây Ninh tương đối thưa, chỉ đạt 0,32km/km2.
Hệ thống ao hồ: Hồ thủy lợi Dầu Tiếng diện tích 27.000 ha, dung tích 1,45 tỷ m3 nước, 3/4 diện tích hồ thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh, cịn lại thuộc địa phận tỉnh Bình Dương; hồ Dầu Tiếng không chỉ phục vụ cho việc tưới tiêu mà cịn là khu vực có thể tổ chức các loại hình du lịch và các dịch vụ để thu hút khách du lịch. Diện tích các ao hồ cịn lại nhỏ và khơng nhiều, tổng diện tích khoảng 500 ha. Diện tích đầm lầy khoảng 3.500 ha, thuộc các vùng ven sông Vàm Cỏ Đông ở các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Gị Dầu.
Nhìn chung hệ thống sơng, kênh, rạch nội địa của tỉnh thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ và phát triển du lịch đường thủy, du lịch sinh thái.
e. Tài nguyên rừng
Tỉnh Tây Ninh có hệ sinh thái rừng dày, bán ẩm đặc trưng cho hệ sinh thái rừng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên, Đông nam bộ và Tây nam bộ. Diện tích đất có rừng là 43.388 ha, đất chưa có rừng 14.139 ha, đất khác 12.099 ha.
Hệ sinh thái rừng đa dạng và phong phú gồm: Thực vật có 200 loại thực vật, 50 lồi gỗ q có giá trị kinh tế cao như cẩm lai, giáng hương, sến, gõ đỏ, sao đen, dầu rái, gõ mật, trắc, v.v động vật dưới tán rừng có hơn 60 lồi thú thuộc 25 họ, gần 30 lồi bị
sát thuộc 12 họ và trên 100 lồi chim thuộc 40 họ, có khá nhiều lồi q hiếm như: chồn dơi, cu ly, khỉ, voọc, sóc, các loại chim quý v.v4
f. Tài nguyên nước
Hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km2 và 45,6 km2 diện tích đất bán ngập là 27 ngàn ha, đây là một cơng trình thủy lợi lớn nhất cả nước với dung tích chứa nước khoảng 1,45 tỷ m3, phần thuộc về tỉnh Tây Ninh nằm trên địa bàn huyện Dương Minh Châu và Tân Châu có diện tích khoảng 20.000 ha. Hồ Dầu Tiếng có vị trí quan trọng không chỉ cung cấp, điều hòa nguồn nước cho phát triển nơng nghiệp mà cịn cung cấp nước sinh hoạt cho vùng hạ lưu. Hệ sinh thái và môi trường nơi đây rất thuận lợi cho việc tổ chức các loại hình du lịch sinh thái cho khách du lịch.
Tây Ninh có nguồn nước ngầm phân bố rộng khắp trên địa bàn, lưu lượng nước lớn, chất lượng tốt, ở các huyện phía Nam của tỉnh có nguồn nước ngầm gần mặt đất hơn ở các huyện phía Bắc. Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác là 50 - 100m3/giờ. Vào mùa khơ vẫn có thể khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt.5
Đánh giá chung: Qua phân tích ở trên cho thấy tỉnh Tây Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến đường giao thương quốc tế, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mưa nhiều; có nền nhiệt và số giờ nắng cao quanh năm là những thuận lợi cơ bản để tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch như du lịch về nguồn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, v.v.
4.2 Mơ tả khái qt tình hình kinh tế - xã hội và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Tây Ninh Tây Ninh
4.2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của tỉnh qua CPI
Sau những phấn đấu vượt bậc, cùng với sự điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh và quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp, từ vị trí thứ 57 với số điểm bình quân 51,95 năm 2012 Tây Ninh đã vượt 46 bậc, chiếm vị trí thứ 11 với điểm tổng hợp bình quân là 61,15. Đây là thứ hạng cao nhất của tỉnh trong 07 năm qua, trong 10 chỉ số thành phần PCI 2012 – 2013 thì chỉ số “gia nhập thị trường” được giữ ổn định ở điểm cao 8,49/10, còn các chỉ số khác tăng so với năm 2012, đó là “tính minh bạch”, “tiếp cận đất đai”, “chi phí thời gian”, “tính năng động”, “dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp” và “đào tạo lao động”.
Riêng 2 chỉ số “tính năng động” và “thiết chế pháp lý” tăng nhanh nhất, từ dưới 4/10 tăng lên 6/10. Một chỉ tiêu mới trong cách tính PCI 2013, đó là “tính cạnh tranh bình đẳng” (Tây Ninh đạt 6,46/10), nhằm đánh giá việc đối xử của lãnh đạo tỉnh giữa các loại hình doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh từ năm 2008 - 2013
Chỉ số năng lực canh tranh tỉnh Tây Ninh từ năm 2008 – 2013
Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Tây Ninh 45,09 59.03 57.93 60.43 51.95 61.15
4.2.2 Hiện trạng về kinh tế
Nền kinh tế của tỉnh Tây Ninh những năm gần đây đã có những bước tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trên địa bàn Tỉnh (GDP) tính theo giá cố định năm 1994 tăng lên nhanh chóng, đến năm 2005 là 6.698 tỷ, 2010 là 12.989 tỷ đồng và đến năm 2013 đạt trên 18.607 tỷ đồng. Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn là 12%/năm, tăng cao hơn so với mức tăng GDP bình quân cả nước giai đoạn 2006 - 2012 (7,01%).
Bảng số 3.4: Tổng sản phẩm và tăng trưởng kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng, giá 1994
TT Chỉ tiêu 2000 2005 2009 2010 2011 2012 1 Tổng sản phẩm 3.475 6.698 11.654 12.989 14.790 16.607
2 Nông, lâm, thủy sản 1.655 2.562 3.351 3.481 3.677 3.880 3 Công nghiệp và xây dựng 716 1.679 3.157 3.763 4.694 5.433 4 Dịch vụ 1.103 2.458 5.147 5.747 6.420 7.295
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Tây Ninh có sự dịch chuyển đúng hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng khu vực công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với các lợi thế của tỉnh, góp phần đảm bảo cho nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu GDP năm 2010 ở 3 khu vực (giá 1994): Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp - Công nghiệp, Xây dựng - Dịch vụ là 26,8 % - 29% - 42,2%; GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 1.390USD(tương đương 26,4 triệu đồng). Đến năm 2012, cơ cấu kinh tế ở 03 khu vực là 24,8% - 31,0% - 44,2%.
Tổng giá trị sản xuất (giá 1994) của 03 khu vực cũng tăng nhanh từ 14.790 tỷ đồng năm 2006 lên 26.909 tỷ đồng năm 2011. Nếu tính theo giá hiện hành tương ứng từ 23.362 tỷ lên 57.034 tỷ đồng.
Tất cả các mức tăng trưởng trên của các ngành đều cao hơn mức trung bình cả nước cùng thời kỳ (Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%/năm, Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,94%/năm, Khu vực dịch vụ tăng 7,73%/năm thời kỳ 2006 - 2011). Tuy nhiên, do điểm xuất phát của Tây Ninh thấp, nên thu nhập đầu người năm GDP bình quân đầu người đến năm 2011 đạt 33,2 triệu đồng tương đương 1.642 USD (giá hiện hành) cao hơn so với mức bình quân của cả nước (1.168 USD/người) nhưng thấp hơn so với mức bình quân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (1.800 USD/người) và thấp hơn nhiều so với Thành phố Hồ Chí Minh (3.000 USD/người ). Ngành nông - lâm - thuỷ sản, tiếp tục có bước chuyển dịch trong cơ cấu. Giá trị sản xuất ngành nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản tính theo giá 1994 đến năm 2012 đạt 3.880 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005 - 2012 đạt gần 7%/năm, trong đó:
Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn giai đoạn 2005 - 2012 tăng 8,8%/năm, giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 8,1%, trong đó trồng trọt tăng 5,7%, chăn ni tăng 19,3% .
Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 8,7%/năm giai đoạn 2005 - 2012. Trong giá trị sản xuất ngành nơng, lâm, thủy sản thì ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao 95,2 % (trong đó chủ yếu là ngành trồng trọt); ngành lâm nghiệp chỉ đóng góp 3%, thủy sản 1,73%. Về thành phần kinh tế trong nơng nghiệp thì kinh tế ngồi quốc doanh đóng vai trò chủ đạo và chiếm tới 91,1% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản.
a. Ngành công nghiệp - xây dựng
Là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh và có sự phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đóng góp của ngành cơng nghiệp và xây dựng vào GDP ngày một cao trong năm 2005 đóng góp 2.082 tỷ/7.874 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 26,44%, năm 2012 đóng góp khoảng 5.433 tỷ đồng đạt 28,97%. Tốc độ tăng bình quân hàng năm 16% năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 chiếm 81,9% tổng giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp và xây dựng. Phân theo khu vực kinh tế, hiện nay giá trị sản xuất khu vực đầu tư nước ngoài (3.831 tỷ đồng) và ngoài quốc doanh (4.243 tỷ đồng) chiếm chủ yếu, tiếp theo là khu vực nhà nước (1.870 tỷ đồng).
Các ngành cơng nghiệp chính ở Tây Ninh gồm: sản xuất lương thực và đồ uống với giá trị sản xuất 3.037 tỷ đồng trong đó 3 nhà máy đường 490 tỷ đồng, dệt may 1.495 tỷ đồng, sản xuất chất khoáng phi kim loại 1.175 tỷ đồng (trong đó nhà máy xi măng Fico 770 tỷ đồng), sản xuất sản phẩm từ cao su, plastic 928,9 tỷ đồng, sản xuất sản phẩm từ kim loại 748 tỷ đồng, điện 536 tỷ đồng, sản xuất giường tủ bàn ghế 130,5 tỷ đồng, chế biến gỗ 130,1 tỷ đồng.
Các sản phẩm chủ yếu: bột mì 727,3 ngàn tấn, đường các loại 140,8 ngàn tấn, quần áo các loại 91,774 ngàn cái, vỏ ruột xe các loại 28.196 ngàn cái, clinker 549 ngàn tấn, xi măng 674 ngàn tấn. Trong 10 năm qua, hầu hết các ngành công nghiệp đều đạt
Cơ sở sản xuất cơng nghiệp có 7.677 cơ sở, mơi trường đầu tư của tỉnh Tây Ninh trong lĩnh vực công nghiệp đang ngày càng được hồn thiện.
Cơng nghiệp tỉnh Tây Ninh tập trung chủ yếu ở phía Nam của tỉnh gắn với hệ thống hạ tầng giao thơng tương đối thuận tiện đã hình thành các khu, cụm cơng nghiệp tập trung có quy mơ khá lớn. Ngồi ra cịn có một số cụm cơng nghiệp và xí nghiệp cơng nghiệp phân bố ở các địa bàn khác trong tỉnh.
Về xây dựng, giá trị gia tăng ngành xây dựng (tính theo giá so sánh 1994) tăng 18% trong giai đọan 2005 - 2012, chiếm khoảng 12,3% tổng giá trị gia tăng tồn ngành cơng nghiệp và xây dựng của Tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2012 đạt 19,3%/năm; trong ngành xây dựng có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm tới 86,4% giá trị sản xuất của ngành, trong đó vốn đầu tư nước ngoài 1,19%.
b. Ngành dịch vụ
Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình 21,5%/năm giai đoạn 2006 - 2012, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của cả nước. Trong cơ cấu GDP toàn tỉnh năm 2012, khu vực dịch vụ đóng góp hơn 7.295 tỷ đồng (giá 1994), chiếm 44,23%. Các ngành thương mại, vận tải, bưu chính viễn thơng, tài chính, tín dụng là các ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng khu vực dịch vụ tỉnh Tây Ninh. Các ngành dịch vụ trong những năm gần đây có bước phát triển nhanh chóng, góp phần tạo cơ cấu kinh tế bền vững hơn, song ngành dịch vụ của tỉnh ở dạng quy mơ nhỏ trình độ thấp.
Tổng mức lưu chuyển bán lẻ và doanh thu dịch vụ thực hiện được 37.167 tỷ đồng, tăng bình quân 21%/năm, trong đó thương nghiệp 29.122 tỷ đồng, lĩnh vực