Một số tài nguyên nhân văn nổi trội có thể khai thác phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh tây ninh (Trang 42 - 45)

4.2 Mô tả khái quát tình hình kinh tế xã hội và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

4.2.4 Một số tài nguyên nhân văn nổi trội có thể khai thác phát triển du lịch

a. Hội Xuân núi Bà Đen

Gắn liền với Khu Di tích lịch sử văn hóa danh thắng du lịch (DTLSVHDTDL) núi Bà Đen với hình ảnh núi Bà Đen từ lâu đã trở thành biểu tượng của đất và người Tây Ninh. Chính thức khai hội vào mùng 4 tết cổ truyền hàng năm và diễn ra suốt tháng giêng âm lịch hàng năm, ngoài lễ khai mạc hồnh tráng, lễ hội cịn bao gồm các hoạt động văn hóa truyền thống cách mạng, tín ngưỡng tơn giáo, thể dục thể thao như Lễ hội truyền thống cách mạng động Kim Quang, Lễ vía Bà, Hội thi chinh phục đỉnh Bà Đen, Hội thi các mơn thể thao, trị chơi dân gian, v.v.

b. Quần thể di tích lịch sử cách mạng Trung ương Cục miền Nam

Quần thể di tích các cơ quan đầu não và được mệnh danh là “thủ đô” của cách mạng miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nằm ở phía Bắc Tây Ninh thuộc huyện Tân Biên, là quần thể gồm các di tích được xếp hạng cấp quốc gia với tổng diện tích khoảng 1700 ha, gồm: Trung ương Cục miền Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Ban An ninh Trung ương Cục. Trong đó, nổi bật nhất là Trung ương Cục miền Nam, nằm cách Thị xã Tây Ninh khoảng 64 km về hướng Bắc và mới đây đã được

tiếp chỉ đạo cách mạng miền Nam đến ngày hoàn toàn thắng lợi, lưu giữ những kỷ niệm, hình ảnh của các nhà lãnh đạo cách mạng kiệt xuất: Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt.

c. Tịa Thánh Cao Đài Tây Ninh và các lễ hội

Toà thánh nằm cách thành phố Tây Ninh 5 km về phía Đơng Nam với kiến trúc nổi bật và tiêu biểu cho kiến trúc đền chùa của tôn giáo Cao Đài kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật kiến trúc Á Đông và Phương Tây. Là nơi diễn ra các lễ hội của người theo tôn giáo đạo Cao Đài và tham quan của khách du lịch khi đến Tây Ninh.

Lễ hội Cao Đài là nơi diễn ra các lễ hội thu hút hàng vạn tín đồ đạo Cao Đài và du khách thập phương đến chiêm bái, hành hương mỗi năm. Các lễ hội chính của Đạo Cao Đài Tây Ninh là lễ Vía Đức Chí Tơn vào mùng 09 tháng Giêng và Hội Yến Diêu Trì Thánh Mẫu vào Rằm tháng Tám Âm lịch hàng năm với các hoạt động tín ngưỡng tơn giáo và nghệ thuật đặc sắc. Ngồi ra, các sinh hoạt tơn giáo hàng ngày với các lễ cúng thời cũng là nét đặc sắc tại Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh thu hút số lượng không nhỏ du khách quốc tế đến tham quan.

d. Di chỉ khảo cổ và tháp Bình Thạnh

Nằm phía hữu ngạn sơng Vàm Cỏ Đông, tọa lạc tại ấp Bình Phú, xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, là ngơi đền tháp quý hiếm tồn tại gần như nguyên vẹn, tiêu biểu cho kiến trúc thuộc hậu nền văn hóa Ĩc Eo có niên đại xây dựng khoảng thế kỷ 8. Tháp được Hội nghiên cứu Đông Dương phát hiện năm 1886 và được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1993, năm 1999 tháp cổ Bình Thạnh đã được trùng tu.

e. Địa đạo An Thới

Địa đạo tại ấp An Thới, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, được xây dựng từ năm 1961 đến đầu năm 1965; từ năm 1966 - 1968, địa đạo được phát triển dài thêm, kết hợp với địa hình cây cối trong ấp, hầm bí mật, ụ chiến đấu, giao thơng

hào, hầm chơng, bãi mìn để đánh địch bảo vệ địa đạo. Địa thế nơi đây là vùng đất cao, xa mạch nước ngầm, đất rắn. Nhân dân ở đây trồng nhiều tre gai và tầm vông, xen kẽ có nhiều khu đất cịn giữ lại các loại cây cổ thụ. Địa đạo được đào sâu 3 - 4 m, rộng từ 80 cm đến 100 cm, cao đến đỉnh mái vòm từ 120 - 150 cm, được dùng làm chỗ nghỉ ngơi, cũng như tích trữ lương thực và đạn dược. Di tích hiện nay cịn giữ được 2 cụm địa đạo, mỗi cụm có chiều dài 200 m, gần địa đạo có 3 cơng sự chiến đấu nổi trên mặt đất, cơng sự hình tam giác, 3 mặt đắp nổi từ 50 - 100 cm bằng những thân cây gỗ tạp ghép lại và đắp đất lên trên. Địa đạo An Thới đã được công nhận là di tích lịch sử văn hố vào năm 1993.

g. Nghề và làng nghề

Nhìn chung làng nghề tỉnh Tây Ninh cũng đa dạng và phong phú có một số làng nghề lâu đời như bánh tráng Trảng Bàng, nghề rèn, nghề mộc, nghề đan lát, làm bánh tráng và một số nghề mới như: nghề làm gốm, nghề điêu khắc, v.v. Một số nghề có mai một đi theo thời gian và phát triển kinh tế thị trường nhưng vẫn cịn một số nghề đã được khơi phục và phát triển như: làm bánh tráng Trảng Bàng, đúc gang, làm nhang, làm muối ớt đã xây dựng thành thương hiệu, trở thành đặc sản riêng địa phương Tây Ninh. Làng nghề tại một số vùng đang mang lại hiệu quả không chỉ kinh tế - xã hội cho cộng đồng dân cư mà cịn đang được các cơng ty du lịch, khách du lịch lựa chọn làm sản phẩm du lịch ưa chuộng, điểm tham quan du lịch. Hiện nay, tỉnh Tây Ninh đã có quy hoạch nghề và làng nghề, một số nghề đã và sẽ được đầu tư cải tạo, khơi phục có thể xây dựng thành sản phẩm du lịch để tổ chức cho các đoàn khách du lịch đến tham quan.

Đánh giá chung: Tây Ninh là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu

thành phần kinh tế đang có sự chuyển dịch từ nơng nghiệp sang cơng nghiệp và dịch vụ đảm bảo tính ổn định. Có nhiều tài nguyên thiên nhiên và đời sống văn hóa phong phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh tây ninh (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)