4.4 Các cụm ngành phụ trợ và liên quan cho cụm ngành du lịch Tây Ninh
4.4.3 Chính sách của chính quyền địa phương đối với cụm ngành du lịch Tây Ninh
Ninh
a. Cơ sở pháp lý thực hiện
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003; Căn cứ Luật Du lịch năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 92/2007/NĐ-CP, ngày 01/6/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 201/QĐ-TTg, ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Căn cứ Quyết định số 2044/QĐ-TTg, ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 29/2013/NQ-HĐND, ngày 29/8/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
b. Chính sách phát triển
Về vốn đầu tư phát triển: tăng số lượng vốn và cơ cấu nguồn vốn từ ngân sách
Nhà nước đầu tư cho phát triển du lịch Tây Ninh chiếm từ 10 -15% (bao gồm vốn Trung ương và địa phương).
Thực hiện các chính sách ưu đãi hợp lý để huy động nguồn vốn đầu tư từ tư nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước để đảm bảo đủ nguồn vốn với cơ cấu 85- 90% vốn đầu tư từ khu vực tư nhân.
Về cơ chế chính sách cho phát triển du lịch: cơ chế, chính sách đầu tư phát triển
du lịch; cơ chế và chính sách về thuế; cơ chế, chính sách về khai thác thị trường du lịch; chính sách xuất nhập cảnh, hải quan; chính sách xã hội hóa du lịch; chính sách phát triển gắn với bảo tồn và phát triển bền vững.
Về phát triển nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du
lịch hợp lý; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và khu vực có tiềm năng phát triển du lịch.
là hợp tác liên kết vùng (Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam) đồng thời tăng cường xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh và riêng cho doanh nghiệp.
Về tổ chức quản lý quy hoạch và quản lý kinh doanh du lịch: công bố, tổ chức thực
hiện các quy hoạch đã được phê duyệt; rà soát, điều chỉnh hoặc xây dựng mới quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch cho các khu du lịch, đặc biệt là khu du lịch quốc gia Núi Bà Đen, điểm du lịch Quốc gia.
Về ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế: xây dựng và hoàn thiện hệ
thống cơ sở dữ liệu về du lịch trên địa bàn; xây dựng 01 trang web riêng cho ngành du lịch; đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị tiên tiến hiện đại vào công tác quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh du lịch.
Về hợp tác liên kết vùng: tổ chức hợp tác liên kết vùng trong các lĩnh vực: Đầu
tư du lịch, kinh doanh, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo và nâng cao năng lực, liên kết trong vùng du lịch Đông Nam bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là thành phố Hồ Chí Minh, liên kết với các trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế.
Về tổ chức hoạt động kinh doanh: Đối với kinh doanh lữ hành: Phối hợp, hỗ trợ
các đơn vị kinh doanh du lịch, các hãng lữ hành khu vực tổ chức xây dựng được các hãng, văn phòng đại diện lữ hành trên địa bàn. Đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp thành lập các văn phòng đại diện lữ hành của tỉnh tại các thị trường trọng điểm du lịch. Liên kết cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn với các hàng lữ hành, dịch vụ hàng khơng, các văn phịng đại diện của nước ngồi tại Việt Nam hoặc là đại diện của Việt Nam ở nước ngồi để đón khách du lịch đến Tây Ninh.
Đối với kinh doanh lưu trú: Nâng cao chất lượng, cải tạo, nâng cấp số lượng cơ sở lưu trú hiện có đạt tiêu chuẩn, tiến hành xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên với các cơ chế, chính sách ưu tiên; mở rộng các loại hình
du lịch cộng đồng đối với nghề và làng nghề truyền thống; đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch.
Đánh giá chung: nhằm xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi phát triển cụm ngành
du lịch tỉnh Tây Ninh, địa phương đã ban hành quyết định quy hoạch phát triển ngành du lịch tỉnh đến năm 2020 (Quyết định số 59/QĐ-UBND ngày 31/12/213 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về ban hành quy hoạch phát ngành du lịch Tây Ninh đến năm 2020) nhằm ban hành nhiều chính sách đồng bộ về vốn, nguồn nhân lực, quy hoạch phát triển, các thể chế nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư cùng tham gia xây dựng và khai thác ngành du lịch trong tỉnh.
4.5 Phân tích bối cảnh cạnh tranh của cụm ngành du lịch Tây Ninh
a. Các sản phẩm du lịch cịn mang tính tự phát, chưa có sự gắn kết trong các sản phẩm du lịch
Các sản phẩm du lịch ở Tây Ninh còn mang tính tự phát, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị kinh doanh du lịch để tạo ra những sản phẩm đặc thù của địa phương, đa phần các sản phẩm hiện tại dựa vào những yếu tố có sẵn của tự nhiên như các địa điểm du lịch Núi Bà Đen, Tịa Thánh, các Khu di tích lịch sử… theo ơng Lê Văn Liêm – nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch Tây Ninh “các sản phẩm
du lịch Tây Ninh chưa được xây dựng mang tính đặc thù riêng của địa phương, tính gắn kết giữa các địa điểm du lịch chưa được xây dựng hợp lý, thiếu sự phong phú trong sản phẩm du lịch”, các sản phẩm du lịch Tây Ninh chưa được xây dựng hợp lý
và đa dạng trong sản phẩm, khách nội địa đến Tây Ninh chủ mang tính tự túc với các địa danh về tơn giáo, các sản phẩm du lịch của các tour du lịch dài ngày đến Tây Ninh cịn ít (Hà Nội – TP.HCM – Tây Ninh), đa phần là các tour đi về trong ngày (TP.HCM – Tây Ninh).
b. Thực trạng thu hút dự án đầu tư vào ngành du lịch kém hiệu quả
Cơ sở hạ tầng yếu kém là ngun nhân chính khiến Tây Ninh khơng thể thu hút các nhà đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực du lịch tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư. Chính vì thế, du lịch Tây Ninh chưa bức phá để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ông Trần Hữu Hậu – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Tây Ninh thừa nhận: “Năm 2000- 2005 tỉnh xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư nhưng không phát triển được do thu hút đầu tư kém. Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân chính là phương cách trong thu hút đầu tư, nhiều nhà đầu tư đến đây rồi lại đi” (http://vov.vn/kinh-te/du-lich-tay-ninh-nhieu-nha-dau-tu-den-roi-lai-di- 336521.vov). Ngồi yếu tố về khơng thu hút được nhiều nguồn lực tư nhân đầu tư vào
nguồn du lịch, hiện tại nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch qua các năm có tăng nhưng chưa mang tính đồng bộ cao.
c. Liên kết vùng trong du lịch của chưa đạt kết quả
Sản phẩm du lịch lễ hội, tín ngưỡng và tâm linh vẫn là sản phẩm chủ lực thu hút nhiều khách du lịch đến với Tây Ninh như tại: Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh, Khu DTLSVHDTDL núi Bà Đen là 02 địa điểm có số lượng khách du lịch đến tham quan nhiều nhất và chiếm đến 86% số lượng khách đến Tây Ninh, thành phần khách là khách du lịch quốc tế và nội địa. Sản phẩm du lịch sinh thái tại VQG Lị Gị - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng có số lượng khách tham quan tăng, động cơ mục đích đến các khu vực này là tham quan, nghiên cứu và nghỉ dưỡng, thành phần khách du lịch cũng đa dạng là nhà nghiên cứu khoa học, học sinh, sinh viên.
Sản phẩm gắn liền với di tích lịch sử cách mạng đang dần dần thu hút được nhiều khách du lịch nội địa, thành phần khách du lịch đến với sản phẩm này rất đa dạng là cán bộ từng tham gia hoạt động tại căn cứ, là cựu bộ đội, cơng an, các đồn nghiên cứu, học sinh, sinh viên, các cựu quân nhân các nước từng tham chiến trên địa bàn, v.v địa điểm tham quan tại các khu di tích Trung ương Cục, căn cứ Mặt trận dân
tộc giải phóng Miền nam Việt Nam (MTDTGPMNVN), căn cứ Cách mạng lâm thời cộng hòa Miền nam Việt Nam (CMLTCHMNVN), căn cứ di tích Ban An ninh Miền, căn cứ là các cơ quan đoàn thể trong các thời kỳ, v.v Các di tích là đền, đình, chùa cũng được khách du lịch đến tham gia lễ hội.
Sản phẩm dịch vụ vui chơi giải trí cũng đang thu hút tầng lớp trẻ, hộ gia đình đến nghỉ trong dịp cuối tuần tại khu du lịch Long Điền Sơn. Sản phẩm du lịch gắn liền với cửa khẩu quốc tế thu hút khách du lịch xuất nhập khẩu qua lại mua sắm, nghỉ ngơi, thăm thân, du lịch chữa bệnh và dịch vụ khác gắn liền với khu vực cửa khẩu.
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ vui chơi giải trí gắn liền với tài nguyên du lịch tại VQG Lò Gò - Xa Mát, hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, v.v, chưa được khai thác hết giá trị tiềm năng, số lượng khách đến các khu vực này chưa nhiều do dịch vụ các khu vực này chưa được đầu tư xây dựng nên còn thiếu.
Sản phẩm du lịch gắn liền với dịch vụ cơ sở lưu trú trên địa bàn đã phát triển về số lượng nhưng chất lượng chưa cao nên thu hút khách du lịch quốc tế và khách du lịch có thu nhập cao chưa nhiều.
Đánh giá chung về sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch tại Tây Ninh đã được thị
trường khách du lịch chấp nhận, hấp dẫn khách và thu hút được khách du lịch đến tham quan như tại khu DTLSVHDTDL núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, khu du lịch Long Điền Sơn, các di tích lịch sử cách mạng, khu sinh thái tại VQG, v.v. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng sản phẩm không cao, sản phẩm du lịch chỉ mới tập trung khai thác tại khu vực núi Bà Đen. Chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu của khách như: lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống. Chưa hình thành nên sản phẩm đặc trưng của địa phương để tạo được hút với du khách.