Kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài và bài học cho các ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 31)

hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh

1.4.1. Kinh nghiệm của HSBC

Sau đây là bài học kinh nghiệm từ ngân hàng HSBC: Tập đoàn HSBC là một trong những tập đồn tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới với các chi nhánh tại Châu Âu, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Mỹ, Trung Đơng và Châu Phi. HSBC đã liên kết chặt chẽ với từng địa phương để nắm bắt sâu sắc những nhu cầu của khách hàng và sử dụng hiệu quả những giá trị đó trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, mỗi sản phẩm, dịch vụ của HSBC đều hướng đến những mối quan tâm, những mong muốn và những nhu cầu của mọi khách hàng trên toàn cầu.

HSBC đã “khám phá và khai thác sự đa dạng từ nhân viên và khách hàng”, thơng qua đó HSBC đã làm mọi thứ để gây ấn tượng bằng một hình ảnh khác biệt. Sự khác biệt đó chính là tơn trọng và phát huy tính đa dạng, là trung tâm đối với nhãn hiệu HSBC, là cách thức nâng cao vị thế cạnh tranh. Quan điểm về tính đa dạng của HSBC xuất phát từ nhận thức thế giới lả một nơi đầy ắp những nền văn hóa, con người đa dạng, thú vị và có nhiều điều để học hỏi, trên cả hai khía cạnh nhân viên và khách hàng. Một tổ chức với những nhân viên đa dạng đem lại một tổ chức cân bằng và trọn vẹn hơn, làm cho tổ chức có thể thích nghi dễ dàng với những hồn cảnh mới, đồng thời tơn trọng tính đa dạng trong nhân viên là cơ sở khám phá ra những nhân viên tiềm năng và phát huy những kỹ năng chưa khai thác hết của họ, là đường dẫn trực tiếp tới việc đạt được mục đích kinh doanh. Một tổ chức đánh giá được tính đa dạng của những thị trường mà tổ chức đang hoạt động tại đó sẽ giúp tổ chức thu hút, thấu hiểu và giữ được khách hàng từ việc cung cấp dịch vụ tốt nhất cho những khách hàng này.

Kinh nghiệm thứ hai là quan tâm đến lợi thế cạnh tranh. Quan trọng là cung cấp dịch vụ giá rẻ: HSBC đã lập ra công ty thứ cấp cung cấp các dịch vụ giá rẻ, trên quan niệm các dịch vụ tài chính ngân hàng là để phục vụ cho tất cả những khách hàng có nhu cầu, từ bình dân đến cao cấp. Công ty thứ cấp cung cấp cho khách

hàng một số sản phẩm thông qua Internet như tiền gửi có kỳ hạn, tài khoản tiết kiệm và bảo hiểm.

Như vậy, những chiến lược HSBC đặt ra và tập trung thực hiện theo đã đem lại thương hiệu cho HSBC, thành công lớn nhất mà HSBC đạt được là trở thành một trong những ngân hàng có sức ảnh hưởng lớn đến q trình phát triển kinh tế xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại cho hầu hết các nước trên thế giới.

1.4.2. Kinh nghiệm của một số ngân hàng khác

Với một thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam thì khơng có lý do gì mà các ngân hàng nước ngoài lại đứng ngoài cuộc. Song, thâm nhập vào thị trường khơng có nghĩa chỉ là thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi mà họ có nhiều cách khác nhau để bước chân vào thị trường mà kế hoạch trước mắt của hầu hết các ngân hàng ngoại là chiếm lĩnh thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ - một lĩnh vực đầy tiềm năng mà các ngân hàng trong nước chưa khai thác hết. Để chuẩn bị cho chiến lược này, Ngân hàng ANZ Việt Nam đã giới thiệu dịch vụ mới mang tên “dịch vụ ngân hàng tận nơi”. Đây là kênh dịch vụ hồn tồn miễn phí nhằm đáp ứng tất cả các khách hàng khơng có thời gian đến ngân hàng để giao dịch. Trước mắt dịch vụ này sẽ được triển khai tại Hà Nội và Tp. HCM. Trong thời gian tới, ANZ sẽ hướng trọng tâm tới thị trường thẻ tín dụng và internet banking - lĩnh vực mà ANZ đánh giá là có nhiều tiềm năng.

1.4.3. Bài học về tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam

Dựa trên kinh nghiệm hoạt động của HSBC và các ngân hàng khác, các NHTM Việt Nam có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:

+ Cải thiện các sản phẩm dịch vụ theo hướng gia tăng các tính năng độc đáo nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Không ngừng phát triển các sản phẩm, dịch vụ gắn liền với thương hiệu dựa trên sự khảo sát không ngừng nhu cầu của khách hàng.

+ Chú trọng nâng cao trình độ nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên và cấp quản lý để họ nắm vững quy trình nghiệp vụ, từ đó xử lý tình huống một cách chun nghiệp tạo sự tín nhiệm từ phía khách hàng.

+ Tích cực hơn nữa trong việc hợp tác với các ngân hàng nước ngồi để đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

+ Tích cực tuyên truyền quảng bá thương hiệu bằng cách tham gia thường xuyên các hoạt động cộng đồng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 trình bày một số khái niệm về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM. Năng lực canh tranh của NHTM được đánh giá thông qua năng lực quản trị, năng lực tài chính, cơng nghệ, sản phẩm dịch vụ, nguồn nhân lực, kênh phân phối, uy tín thương hiệu. Đồng thời, trong chương 1 cũng đề cập tới hai mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh là mơ hình của Giáo sư Michael E Porter- nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard và mơ hình của Victor Smith nói về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của đối tượng cụ thể là NHTM. Phần cuối của chương 1 đề cập đến bài học nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHTM Việt Nam qua kinh nghiệm của ngân hàng lớn trên thế giới là HSBC và các ngân hàng khác tại Việt Nam. Chương 1 đã cơ bản xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM và làm nền tảng để đi vào phân tích thực trạng và đo lường năng lực cạnh tranh của NHTM trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)