được áp dụng các hạn chế định lượng đối với số nhà cung cấp dịch vụ, tổng giá trị giao dịch về dịch vụ, số lượng nghiệp vụ, số người tham gia làm việc tại các ngân hàng, dỡ bỏ dần hạn chế về huy động tiền gửi bằng VND và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng nên hoạt động của các ngân hàng nước ngồi ngày càng sơi động. Do đó hứa hẹn sẽ cạnh tranh rất gay gắt khi ngày càng có nhiều ngân hàng nước ngoài muốn gia nhập. Tất cả đang tạo ra sức ép lớn, buộc các NHTM trong nước phải tăng tốc thực hiện các kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua những thách thức sống còn.
2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam Nam
2.4.1 Điểm mạnh
- Vietinbank liên tục nâng cao năng lực tài chính, tăng trưởng vượt bậc về quy mô
+ Giai đoạn 2007 - 2009: Ngày 25/12/2008, Vietinbank chính thức phát hành lần đầu ra công chúng cổ phần của ngân hàng với 53,6 triệu cổ phần giao dịch thành công, thu về cho Vietinbank trên 1.086 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2010 - 2011: Vốn điều lệ của Vietinbank tăng lên thành 15.172 tỷ đồng sau đợt phát hành thêm cổ phiếu và chia cổ tức bằng cổ phiếu. Cũng trong thời gian đó, Vietinbank đẩy mạnh việc đàm phán với International Corporation Finance (IFC). IFC đã hoàn tất việc mua cổ phần của Vietinbank vào ngày 10/03/2011, nâng mức vốn điều lệ của Vietinbank lên 16.858 tỷ đồng. Đến ngày 29/12/2011, thông qua đợt tăng vốn thứ 2 trong năm từ phát hành cổ phiếu, Vietinbank đã tăng vốn điều lệ từ 16.858 tỷ đồng lên 20.229 tỷ đồng.
+ Giai đoạn 2012 - 2013: Năm 2012 bắt đầu bằng thành công của đợt tăng vốn theo Phương án tăng vốn điều lệ thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu và thưởng cổ phiếu từ nguồn thặng dư cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 26.217 tỷ đồng.
+ Thành công tiếp theo của Vietinbank được ghi nhận bằng việc ký kết các hợp đồng chi tiết với nhà đầu tư chiến lược là Ngân hàng Bank of Tokyo- Mitsubishi UFJ (BTMU) vào ngày 27/12/2012 giao dịch 20% cổ phần, trị giá gần 16.000 tỷ đồng. Vietinbank chính thức được S&P xếp hạng cao nhất trong lịch sử ngân hàng Việt Nam, với tổng vốn điều lệ hiện nay đạt 32.661 tỷ VND, vốn chủ sở hữu đạt trên 50.000 tỷ VND và có cơ cấu cổ đơng mạnh nhất ở Việt Nam.
- Vietinbank là một ngân hàng có khả năng quản trị điều hành khá tốt trong hệ thống NHTM Việt Nam.
+ Giai đoạn từ năm 2009 đến nay là khoảng thời gian khó khăn đối với ngành tài chính ngân hàng trong nước khi phải đối mặt với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và hậu quả từ nền kinh tế trong nước phát triển quá nóng, bong bóng bất động sản và thị trường chứng khốn đã đến hồi kết, lạm phát ngày càng tăng cao. Với áp lực phải đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn để tiếp tục củng cố khẳng định vị thế ngân hàng nội địa hàng đầu đồng thời vươn lên tầm quốc tế, Vietinbank đã luôn tăng cường kỹ năng quản trị rủi ro, tiếp cận với các thông lệ quản trị rủi ro tiên tiến trên thế giới để hướng tới sự phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập.
+ Năm 2010, ngay sau khi IFC trở thành cổ đơng lớn nước ngồi, Vietinbank đã cùng IFC ký kết và triển khai tích cực Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật theo 4 cấu phần trong đó hỗ trợ về cơng tác quản trị rủi ro là một trong những cấu phần, cụ thể hoàn thiện đánh giá thực trạng, báo cáo phân tích chênh lệch và đề xuất giải pháp nâng cao cơng tác quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động và thị trường tại Vietinbank. Từ đó đến nay, Vietinbank đã ln liên tục trau dồi kiến thức về quản trị rủi ro, cập nhật quy định quốc tế (Basel II, III…) và tìm hiểu phương thức quản trị phù hợp với Vietinbank thông qua việc tích cực thực hiện các khóa đào tạo, khảo sát nước ngoài, thuê tư vấn nước ngoài và đào tạo nội bộ. Kể từ khi chính thức gia nhập WTO, đáp ứng các điều kiện hội nhập thế giới, Vietinbank đã có những nỗ lực đổi mới trong công tác quản trị rủi ro như (i) thành lập Khối quản lý rủi ro với các phòng ban chuyên trách về từng mảng rủi ro, (ii) xây dựng và ban hành các quy
định về quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế, (iii) xây dựng và đầu tư các phần mềm quản lý rủi ro song song với việc nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin (corebanking).
2.4.2 Điểm yếu
Về nguồn nhân lực
Thời gian qua, về cơ bản đội ngũ nhân lực Vietinbank đã đáp ứng được sự phát triển của ngành ngân hàng, song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp, trình độ chun mơn, khả năng phân tích, độc lập xử lý các vấn đề thực tế không cao. Cán bộ thuộc bộ máy kiểm soát nội bộ đa phần là nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, quan điểm nhận diện rủi ro còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong từng tình huống dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong quá trình phối hợp với chi nhánh, gây phiền hà cho khách hàng.
Về sản phẩm dịch vụ
Chất lượng dịch vụ cịn thấp thể hiện qua khâu chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng chưa tốt, thái độ phục vụ khách hàng chưa niềm nở và thời gian xử lý giao dịch chưa nhanh chóng.
Sản phẩm thẻ ATM chưa có nhiều tính tiện ích. Sản phẩm thẻ ATM của Vietinbank chưa liên kết được với tài khoản tiền gửi thanh toán làm khách hàng cảm thấy bất tiện khi giao dịch.
Về mạng lƣới giao dịch:
Hiện tại Vietinbank đang có 152 chi nhánh với trên 1000 phòng giao dịch. Mạng lưới tuy rộng lớn nhưng có nhiều phịng giao dịch xuống cấp hoạt động chưa hiệu quả, gây ảnh hưởng đến việc nhận diện thương hiệu của Vietinbank.
Về hệ thống công nghệ thông tin
Hiện tại Vietinbank xác định việc hoàn thiện, nâng cấp hệ thống, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin là một trong những nhiệm vụ cơ bản và trọng tâm trong năm 2013, đặc biệt là dự án thay thế ngân hàng lõi (corebanking). Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án chưa lập kế hoạch triển khai tốt, do vậy còn xảy ra nhiều trường hợp lỗi hệ thống, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng.
2.4.3 Cơ hội
Việc Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại cho hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Vietinbank nói riêng nhiều cơ hội:
Một là: Tạo cơ hội cho Vietinbank tiếp cận vốn quốc tế dễ dàng hơn, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm và công nghệ hiện đại về quản lý và hoạt động ngân hàng khi các ngân hàng trong nước lựa chọn các ngân hàng nước ngồi danh tiếng làm đối tác chiến lược. Vì một trong các các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO của Việt Nam là cho phép các ngân hàng nước ngoài được đầu tư mua cổ phần của các ngân hàng trong nước. Việc tăng vốn điều lệ góp phần củng cố năng lực tài chính, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước. Mặt khác, sau khi bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngồi, Vietinbank có thể tận dụng ưu thế của họ về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý. Mặt khác việc gia nhập WTO với những cam kết tự do hố về mặt tài chính cũng tạo động lực cho Vietinbank thực hiện cải tổ toàn diện về mặt tổ chức, năng lực tài chính, khả năng quản trị và ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và cải thiện tính minh bạch trong hoạt động.
Hai là: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ tài chính, các NHTM nước ngoài đến từ các khu vực tài chính phát triển làm phong phú các sản phẩm tài chính hiện đại, tạo kênh cung ứng vốn, kênh dịch vụ đa dạng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc này sẽ tạo thêm cơ hội cho TCTD trong nước tiếp cận thị trường tài chính quốc tế đã phát triển ở mức cao hơn. Chính vì vậy, các NHTM trong nước đã có cơ hội học tập, nâng cao trình độ quản trị và cung cấp dịch vụ, phát triển các loại hình và kỹ năng kinh doanh mới mà các ngân hàng trong nước chưa có hoặc có ít kinh nghiệm như: kinh doanh ngoại hối, thanh tốn quốc tế, tín dụng thương mại quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, môi giới tiền tệ, quản lý rủi ro...
Ba là: Tạo cơ hội và thúc đẩy Vietinbank tích cực cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và phát triển, khơng chỉ ở trong nước mà cịn mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới. Với việc gia nhập WTO, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có cơ
hội mở rộng hoạt động ra khu vực và thế giới, đầu tư ra nước ngoài cũng tăng trưởng đáng kể, là cơ hội để các NHTM gia tăng doanh số vì họ sẽ trở thành các khách hàng tiềm năng của ngân hàng. Vì vậy, các NHTM, TCTD sẽ có điều kiện phát triển tốt khi khách hàng - những người sử dụng dịch vụ của họ làm ăn tốt và phát triển.
2.4.4 Thách thức
Về hệ thống công nghệ và hạ tầng dữ liệu thông tin
Mặc dù Vietinbank đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thơng qua các dự án hiện đại hóa tuy nhiên nếu so sánh hệ thống cơng nghệ trong nước với nước ngồi thì các ngân hàng trên thế giới vuợt xa về trình độ cơng nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng như các ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngồi, để có được nền tảng cơng nghệ hiện đại thì địi hỏi phải có đầu tư lớn, đây là một việc hết sức khó khăn đối với khơng chỉ Vietinbank nói riêng mà cả hệ thống các NHTM nói chung do năng lực tài chính cịn hạn chế. Do vậy, quản trị công nghệ đang là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của Vietinbank.
Về công tác quản trị rủi ro
Hiện nay công tác quản trị rủi ro còn tồn tại rất nhiều vấn đề đối với Vietinbank. Các thách thức trong việc quản trị rủi ro xuất phát từ các vấn đề trong chính sách của ngân hàng nhà nước cũng như trong văn hóa quản trị rủi ro của các ngân hàng. Cụ thể:
- Về chính sách của NHNN: Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hang thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Các văn bản, chính sách và cơ chế của NHNN chưa phù hợp, thiếu rõ ràng dẫn đến không đưa ra được các hướng dẫn trong công tác quản trị rủi ro cho các NHTM. Hơn thế nữa, hệ thống quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động ngân hàng hiện nay rất phức tạp. Bên cạnh đó, phương pháp thanh tra giám sát chưa phù
hợp với chuẩn mực quốc tế vì hoạt động này vẫn dựa trên thanh tra giám sát tuân thủ, chưa áp dụng rộng rãi thanh tra giám sát rủi ro nên hiệu quả không cao. Bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong các ngân hàng một thời gian dài chưa được cảnh báo và xử lý nghiêm khắc ngay từ đầu.
- Về văn hóa rủi ro: Văn hóa rủi ro là một khái niệm mới và hiện nay chưa được phổ cập đến toàn bộ ngân hàng. Thực trạng hiện nay tại một số ngân hàng ở Việt Nam là khi có sự kiện rủi ro xảy ra, các bộ phận phát sinh rủi ro thường có xu hướng che dấu rủi ro hơn là chủ động nghiên cứu, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và báo cáo rủi ro đó. Do vậy các vấn đề về rủi ro từ trước đến nay thường được xem nhẹ và không được tập trung nguồn lực.
Về chất lƣợng dịch vụ
Mặc dù Vietinbank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới phủ sóng tồn nước và nhiều nhất trong các NHTM Việt Nam, tuy nhiên sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm mang tính truyền thống tính tiện ích chưa cao và chất lượng dịch vụ còn thấp.
Về nhân lực, tài lực
- Về nhân lực: Mặc dù Vietinbank là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân lực mạnh trong các NHTM Việt Nam, tuy nhiên để vươn ra tầm quốc tế thì trình độ quản trị của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay quản lý rủi ro là một phạm trù mới, đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu, am hiểu rộng về lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ảnh hưởng khách quan quan từ nền kinh tế vĩ mơ nói chung. Nhân lực hiểu biết về quản lý rủi ro trên thị trường lao động Việt Nam còn khan hiếm, dẫn đến nhân lực cho cơng tác triển khai cịn yếu kém.
- Về tài lực: việc đầu tư vào công tác quản trị rủi ro nhằm từng bước tiệm cận theo chuẩn mực Basel II và thơng lệ quốc tế cũng đặt ra địi hỏi chi phí khá cao. Tham khảo một số ngân hàng trên thế giới khi đầu tư vào con người và công nghệ để phục vụ công tác quản trị rủi ro thì chi phí ước tính chiếm 0,05% giá trị tài sản của ngân hàng, trong đó khoảng 40-80% tổng chi phí thực hiện sẽ liên quan đến chi phí về hệ thống cơng nghệ thơng tin. Đáng lưu ý đây là những ngân hàng đã có nền
tảng phát triển từ trước và chỉ nâng cấp lên để đáp ứng yêu cầu cao hơn, trong khi tại Việt Nam nền tảng con người và cơng nghệ cịn từ xuất phát điểm khá thấp, do vậy chi phí dự kiến sẽ cịn cao hơn với các ngân hàng tham chiếu.
2.5 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam
2.5.1 Thiết kế nghiên cứu
2.5.1.1 Quy trình nghiên cứu
Tồn bộ quá trình nghiên cứu sẽ được thực hiện theo các bước sau:
Trên cơ sở vấn đề nghiên cứu, cần xác định mục tiêu nghiên cứu, sau đó dựa trên cơ sở lý thuyết là kết quả của các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan để đưa ra mơ hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp .
Để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo, một nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua phương pháp thảo luận nhằm khẳng định sự phù hợp của các biến quan sát. Sau khi xác định được mơ hình và thang đo chính thì sẽ tiến hành nghiên cứu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát. Các kết quả khảo sát trên số lượng mẫu cần thiết sẽ được mã hoá và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS phiên bản 16. Các bước xử lý dữ liệu bao gồm đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá đồng thời kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu thơng qua chạy mơ hình hồi quy bội.
2.5.1.2 Nghiên cứu sơ bộ
Từ cơ sở lý thuyết mơ hình nghiên cứu của Victor Smith về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm 5 nhóm yếu tố: thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, vốn trí tuệ, chi phí và cơ sở hạ tầng. Đây là các biến độc lập tác động trực tiếp đến biến phụ thuộc là năng lực cạnh tranh của NHTM. Từ đó tác giả có mơ hình nghiên cứu đề xuất theo giả thiết của Victor Smith bao gổm các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Vietinbank như sau: sản phẩm, dịch vụ, nhãn hiệu, vốn trí tuệ, chi phí và cơ sở hạ tầng.
Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính, nhằm mục đích kết hợp cơ sở lý thuyết cùng với kết quả nghiên cứu sơ bộ để tiến hành xây