Tại Hồng Kông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản của cổ phiếu đối với quyết định mua lại cổ phiếu (Trang 33)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.3.2. Tại Hồng Kông

Zhang (2005) thu thập dữ liệu cho 150 công ty Hồng Kơng thực tế có mua lại cổ phiếu từ tháng 09/1993 đến tháng 08/1997. Mục đích của tác giả là kiểm định thành quả giá cổ phiếu xung quanh hoạt động mua lại thông qua hai thước đo tỷ suất sinh lợi bất thường tích luỹ (CARs) và tỷ suất sinh lợi bất thường mua và nắm giữ (BHRs) trong 3 năm sau mua lại nhằm tìm ra thành quả trong ngắn hạn và dài hạn trước /sau mua lại. Cả hai thước đo này đều được tính tốn có kiểm sốt các yếu tố quy mơ công ty và tỷ số B/M.

Tác giả trình bày kết quả rằng, tính trung bình, các cơng ty mua lại không thể hiện thành quả bất thường khi họ thực hiện mua lại cổ phiếu. Tuy nhiên, thành quả bất thường của các công ty mua lại có khác nhau tùy theo quy mơ cơng ty và tỷ lệ B/M. Bằng chứng cho thấy một xu hướng rõ ràng và nhất quán rằng thị trường phản ứng tốt hơn đối với chương trình mua lại được thực hiện bởi các cơng ty nhỏ và có B/M cao. Các cơng ty này có tỷ suất sinh lợi bất thường tích luỹ (CARs) trong 3 ngày sau mua lại là 0,448% với giá trị p = 0,004, tỷ suất sinh lợi bất thường mua và nắm giữ (BHRs) trong 3 năm sau mua lại là hơn 20%. Kết này cho thấy, ít nhất, mua lại được thực hiện bởi các cơng ty có B/M cao, mà định giá thấp có nhiều khả năng xảy ra, có thể đem lại lợi ích cổ đơng trong dài hạn. Như vậy, các nhà quản lý trong các cơng ty có B/M cao có khả năng quyết định mua lại vì nhận thấy chứng khốn của họ là một cơ hội đầu tư tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của cấu trúc sở hữu và tính thanh khoản của cổ phiếu đối với quyết định mua lại cổ phiếu (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)