CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.4. Kết quả chạy mơ hình
3.4.2. Mơ hình 2
Khi ban điều hành sở hữu cổ phần ở mức thấp thì tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tác động thuận lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp và khi tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý tăng lên một cách đáng kể thì tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tác động nghịch lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp. Điều này đưa đến kỳ vọng tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tác động lên địn bẩy tài chính của doanh nghiệp theo phương trình bậc 2.
Ln(D_E)it = αo + β0MSOit + β1MSO_SQit + β2FCFit + β3DIVit + β4INTAit + β5GROWTHit + β6PROFit + β7NDTSit + β8VOLTYit + β9SIZE + β10INDUSTRY + εit (2)
Bảng 3.11 Kết quả hồi quy kiểm định tác động của tỷ lệ sở của ban điều hành lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.
xtgls lnd_e mso mso_sq ndts prof logsize growth fcf div volty inta industry, panels(heteroskedastic) corr(psar1)
Cross-sectional time-series FGLS regression
Coefficients: generalized least squares Panels: heteroskedastic
Correlation: panel-specific AR(1)
Estimated covariances = 109 Number of obs = 545 Estimated autocorrelations = 109 Number of groups = 109 Estimated coefficients = 12 Time periods = 5 Wald chi2(11) = 514.38
Prob > chi2 = 0.0000
lnd_e Coef. Std. Err. z P>z [95% Conf. Interval]
mso 2.84033 0.59707 4.76000 0.00*** 1.67010 4.01056 mso_sq -5.03412 1.02362 -4.92000 0.00*** -7.04038 -3.02786 ndts 1.08559 0.37783 2.87000 0.004** 0.34505 1.82613 prof -5.93584 0.33694 -17.62000 0.00*** -6.59624 -5.27545 logsize 0.19573 0.02859 6.85000 0.00*** 0.13969 0.25178 growth 0.16570 0.06566 2.52000 0.012** 0.03701 0.29440 fcf 0.00000 0.00000 -4.20000 0.00*** 0.00000 0.00000 div 0.01593 0.01999 0.80000 0.42600 -0.02325 0.05511 volty 0.00675 0.00941 0.72000 0.47300 -0.01169 0.02519 inta -2.08324 0.92902 -2.24000 0.025** -3.90408 -0.26240 industry -0.24826 0.06932 -3.58000 0.00*** -0.38413 -0.11239 _cons -1.85839 0.35968 -5.17000 0.00*** -2.56334 -1.15344
Ghi chú: Các biến MSO, MSO_SQ, SIZE, INDUSTRY, VOLTY, GROWTH, PROF, FCF, INTA, NDTS, DIV lần lược đại diện cho tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ban điều hành, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ban điều hành bình quân, quy mô doanh nghiệp, biến giả đặc điểm ngành, rủi ro kinh doanh, cơ hội tăng trưởng, lợi nhuận, tình trạng dịng tiền, cơ cấu tài sản cố định vơ hình, tấm chắn thuế ngồi nợ, tỷ lệ chi trả cổ tức.
***,**,* thể hiện mức ý nghĩa thống kê tương ứng tại 1%, 5%, 10%
Hai biến MSO (tỷ lệ sở hữu của ban điều hành), MSO_SQ (tỷ lệ sở hữu của ban điều hành bình phương) đều có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%, kết quả phù hợp với giả thuyết cho rằng tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tác động lên tỷ lệ nợ của doanh nghiệp theo phương trình bậc 2. Dấu của hai biến MSO và biến MSO_SQ phù hợp với lý thuyết đồng lợi ích (alignment of interest) và hiện tượng xây dựng quyền lực cá nhân của nhà quản lý (Entrenchment effect) được xây dựng bởi Jensen và Meckling (1976) và Fama và Jensen (1983). Ban đầu ban điều hành nắm giữ cổ phiếu ở một tỷ lệ thấp thì khi ban điều hành tăng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu lên, họ sẽ có chung lợi ích với các cổ đơng bên ngồi, sự xung đột lợi ích giữa ban điều hành và cổ đông sẽ giảm xuống, các nhà quản lý sẽ có ít động cơ để giảm mức độ nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi ban điều hành nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhiều đáng kể (lớn hơn 28.21%), thì sự chủ quan, hiện tượng cố thủ, xây dựng quyền lực cá nhân của nhà quản lý (entrenchment effect) sẽ được thiết lập, chủ nghĩa cá nhân, cơ hội của nhà quản lý sẽ tăng lên. Họ sẽ thực hiện các quyết định đầu tư vì quyền lợi cá nhân thay vì xem xét đến lợi ích của các cổ đông. Họ sẽ đầu tư vào các dự án không tối ưu và giảm tỷ lệ nợ để giảm rủi ro cho họ.
Kết quả nghiên cứu của Hubert de La Bruslerie và Imen Latrous (2012) cũng cho kết quả tương tự. Tác giả cho rằng khi tỷ lệ sở hữu của cổ đơng kiểm sốt ở mức thấp, để bảo vệ quyền kiểm sốt của mình khi có nhu cầu về vốn thay vì phát hành cổ phần họ sẽ tăng vay nợ. Khi cổ đơng kiểm sốt ở mức cao, thì lo sợ rủi ro
kiệt quệ tài chính sẽ ảnh hưởng đến tài sản của họ, vì vậy các cổ đơng kiểm sốt sẽ giảm tỷ lệ nợ xuống khi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu ở mức cao.
Kết quả nghiên cứu của Timothy và cộng sự (1999) cũng tìm thấy bằng chứng chứng minh khi tỷ lệ sở hữu của ban điều hành ở mức cao thì khi tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tăng lên thì tỷ lệ nợ của doanh nghiệp sẽ giảm xuống, với điểm uốn của phương trình bậc 2 có giá trị là 33.25%.
Điểm uốn của phương trình bậc 2 có giá trị 28.21%. Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu của ban điều hành thấp hơn 28.21% thì tỷ lệ sở hữu của ban điều hành tăng lên thì tỷ lệ nợ sẽ tăng lên, khi tỷ lệ sở hữu của ban điều hành lớn hơn 28.21% thì một sự gia tăng trong tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của ban điều hành sẽ làm giảm tỷ lệ nợ của doanh nghiệp.
Tất cả các hệ số hồi quy của các biến nghiên cứu cịn lại đều có kết quả tương tự với kết quả ước lượng của mơ hình một.