Cơ cấu hệ thống NHT Mở Việt Nam qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cobb douglas đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)

khó khăn cho các ngân hàng. Một số ngân hàng đã khơng thể duy trì được mức tăng trưởng trong những năm vừa qua, buộc phải thực hiện các biện pháp tái cơ cấu để vượt qua những khó khăn và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Bảng 2.1. Cơ cấu hệ thống NHTM ở Việt Nam qua các năm Năm Năm Loại hình NH 1990 1993 1997 1999 2005 2007 2009 2011 2013 2014 NHTM Nhà nước 4 4 5 5 5 5 3 2 1 1 NHTM Cổ phần 3 41 51 48 37 34 40 40 37 37 NHTM liên doanh 1 3 4 4 5 5 5 5 4 4 Chi nhánh NHTM nước ngoài 0 8 24 26 31 41 41 53 53 50 NHTM 100% vốn nước ngoài 0 0 0 0 0 0 5 5 5 5 Tổng cộng 8 56 84 83 78 85 94 105 100 97

Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN

2.2. Hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam qua các chỉ tiêu tài chính

Trước khi đi vào phân tích và phân loại các ngân hàng dựa vào kết quả định lượng cụ thể, tác giả sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động các NHTM nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Theo đó, tác giả sẽ đánh giá các ngân hàng hiện nay theo 3 nhóm phân theo quy mơ Tổng tài sản (chi tiết theo Phụ lục 3.1):

- Nhóm 1: Nhóm các NHTM có quy mơ lớn với Tổng tài sản > 500.000 tỷ đồng gồm 3 ngân hàng.

- Nhóm 2: Nhóm các NHTM có quy mơ vừa với Tổng tài sản > 110.000 tỷ đồng gồm 7 ngân hàng

- Nhóm 3: Nhóm các NHTM có quy mơ nhỏ với Tổng tài sản < 110.000 tỷ đồng gồm 5 ngân hàng.

2.2.1. Tổng tài sản

sau khi Việt Nam gia nhập WTO và sự phát triển của thị trường chứng khoán, hệ thống tài chính – ngân hàng. Kinh tế tăng trưởng kéo theo sự gia tăng các hoạt động tín dụng, tiền gửi giao dịch, quy mô tổng tài sản của các NH vẫn được mở rộng và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm này. Từ năm 2011, ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước, lạm phát trong nước tăng cao, NHNN bắt đầu siết chặt tín dụng và tăng lãi suất (tăng trưởng tín dụng chỉ cịn 12%) thì tốc độ mở rộng tổng tài sản của các NH cũng bắt đầu khựng lại. Tăng trưởng tổng tài sản của các NHTM Việt Nam bình quân trong giai đoạn 2012 - 2014 là 10,5%, giảm mạnh so với giai đoạn trước (32,5%).

Nhìn chung quy mơ tổng tài sản trong q trình hoạt động của các nhóm NHTM có sự chênh lệch nhau khá lớn. Trong đó các NHTM quy mơ lớn (nhóm 1) mặc dù có mức tăng trưởng chậm hơn so với những năm trước đó nhưng vẫn thành cơng khi duy trì tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 15,3% so với 2 nhóm NHTM cịn lại. Các NHTM nhóm 1 ln chiếm vị trí dẫn đầu, và giữ khoảng cách khá xa, quy mô tổng tài sản trên 3 lần so với trung bình 2 nhóm NHTM cịn lại.

Bảng 2.2. Quy mơ trung bình tổng tài sản

Đvt: (tỷ đồng) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 265.238 347.159 411.027 467.597 531.250 629.487 Nhóm 2 79.136 122.764 154.175 153.320 157.426 176.598 Nhóm 3 19.639 36.295 42.960 33.832 44.755 55.523

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

Các NHTM nhóm 2 và nhóm 3 có sự tăng trưởng tổng tài sản nhanh chóng trong giai đoạn 2010 - 2011 nhưng chưa bền vững, cụ thể khả năng chống đỡ với ảnh hưởng từ suy thối kinh tế khơng chắc chắn nên giai đoạn sau năm 2012 quy mô tổng tài sản của các NHTM này lại giảm so với các năm trước đó, điển hình như ACB, EIB, TCB với tổng tài sản đã bốc hơi gần 118 nghìn tỷ đồng so với năm 2011, một số NH thuộc nhóm 3 thuộc diện phải tái cơ cấu lại hoạt động theo quyết định của Chính phủ

2.2.2. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu phản ánh thực lực cụ thể nhất của các NHTM, cũng là tấm đệm cuối cùng trước rủi ro và bảo vệ người gửi tiền, đồng thời là một yêu cầu trực tiếp để mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh. Trong những năm từ 2010 - 2013 các NHTM nhóm 1 xuất phát là các NHTM Nhà nước đang đẩy nhanh q trình cổ phần hóa trong giai đoạn này. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu khá nhanh và ln cao hơn 2 nhóm cịn lại. Hiện tại VCSH của các NH này đã ở mức khá cao nên trong năm 2014 tốc độ tăng trưởng chậm lại và chỉ đạt 2%. Tính đến 31/12/2014, ba ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều thuộc nhóm NHTM quy mơ lớn, trong đó VCB giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 37.234 tỷ đồng.

Quy mô vốn chủ sở hữu các NHTM Việt Nam những năm 2012 - 2014 tăng trưởng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, trung bình đạt mức 12%, đặc biệt thấp hơn so với bước nhảy năm 2011 - năm một loạt ngân hàng thương mại phải đảm bảo yêu cầu vốn pháp định mới (3.000 tỷ đồng).

Tốc độ tăng trưởng thấp nói trên một phần cũng phản ánh khó khăn trong hoạt động của các NHTM. Những năm gần đây giá phần lớn cổ phiếu ngân hàng chưa niêm yết giao dịch trên thị trường tự do nằm sâu dưới mệnh giá là trở ngại trực tiếp, khiến các NHTM không thể tăng được vốn điều lệ, phần nào phản ánh hiệu quả hoạt động của hệ thống có phần kém đi, thiếu hấp dẫn các dịng vốn đầu tư. Vì vậy, so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, VCSH của các NHTM Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Bảng 2.3. Quy mô vốn chủ sở hữu

Đvt: (tỷ đồng) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 15.641 21.020 27.173 33.891 42.834 43.878 Nhóm 2 7.598 9.509 10.971 12.062 13.057 13.650 Nhóm 3 2.158 3.979 5.043 5.269 5.233 5.503

2.2.3. Khả năng sinh lời

2.2.3.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Kết quả phân tích ở Bảng 2.6 cho thấy trong giai đoạn từ năm 2011 trở về trước, nhìn chung các ngân hàng hoạt động khá hiệu quả với ROA bình quân 1,31%. Sau năm 2011, hầu hết các nhóm NH đều hoạt động với hiệu quả lợi nhuận giảm so với các năm trước đó với ROA bình qn chỉ khoảng 0,91%, các NH nhóm 3 trong giai đoạn này có mức giảm lợi nhuận nhiều nhất so với nhóm các NH cịn lại do chịu ảnh hưởng và dần lộ rõ điểm yếu sau thời gian tăng tốc ngoạn mục trước đó.

Bảng 2.4. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

Đvt: (%) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 1,10 1,10 1,11 0,97 0,89 0,81 Nhóm 2 1,86 1,27 1,38 0,88 0,77 0,72 Nhóm 3 1,76 1,07 1,15 1,06 0,53 0,65

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

Xét giữa các nhóm ngân hàng thì chỉ số ROA giữa các nhóm khơng khác xa nhau, bình quân dao động quanh mức 1%.

Mức biến động ROA lớn nhất qua các năm ở các NH nhóm 3 với ROA bình quân trong năm 2011 tăng 8,1% tuy nhiên năm 2012 lại giảm 7,7% so với 2011, năm 2013 tiếp tục giảm khá lớn 49,8% so với 2012, có thể kể đến như MDB, VIB, TPB với mức giảm ROA sau hai năm từ 43-89% chủ yếu là do ảnh hưởng từ khó khăn chung của thị trường, tín dụng khó tăng trưởng trong khi chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh, một số ngân hàng phải tái cơ cấu lại hoạt động như TPB, MDB.

Các NH nhóm 2 có sự sụt giảm ROA lớn thứ hai sau nhóm 3, sự sụt giảm nhiều trong năm 2012 điển hình là của ACB, STB, TCB với tỷ lệ giảm từ 50% - 78% do nợ xấu tại các NH này tăng nhanh trong khi tổng thu nhập hoạt động lại giảm, trích lập dự phịng từ giảm giá chứng khốn đầu tư tăng; trong năm 2013 là sự sụt giảm lớn của EIB (ROA giảm 67%), SHB (ROA giảm 63,8%) do tăng trích lập dự phịng từ hoạt

Các NH nhóm 1 có tốc độ sụt giảm thấp hơn so với 2 nhóm cịn lại.

2.2.3.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Tương tự như ROA, quy mơ vốn chủ sở hữu của các nhóm NH tăng qua các năm nhưng lợi nhuận của các nhóm lại khơng tăng tương xứng nên ROE của các nhóm NH cũng có sự biến động lớn với giai đoạn từ năm 2011 trở về trước, ROE bình quân của các NH là 16,3% nhưng sau năm 2011, hiệu quả lợi nhuận giảm với ROE là 9,65%.

Bảng 2.5. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

Đvt: (%) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 18,17 18,24 16,90 13,61 11,27 12,06 Nhóm 2 20,15 17,11 20,60 11,08 9,28 9,38 Nhóm 3 14,68 10,90 9,63 7,94 5,04 7,25

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

Xét giữa các nhóm ngân hàng thì các ngân hàng nhóm 1 đạt hiệu quả cao nhất so với 2 nhóm NHTM cịn lại (bình qn 15,04%), kế đến là các NH nhóm 2 (14,6%) và sau cùng là các NH nhóm 3 với mức chênh lệch khá lớn (bình quân 9,3%).

Mức biến động ROE lớn nhất qua các năm vẫn là ở các NH nhóm 3, ROE bình quân trong năm 2011 tăng 6,2% tuy nhiên năm 2012 lại giảm 36,5% so với 2011, năm 2013 tiếp tục giảm 15,9% so với 2012, có thể kể đến như MDB, VIB, TPB vẫn là những đại diện nhóm 3 với mức giảm ROE từ 52-92%. Nhóm 2 là những đại diện như ACB, STB, TCB với mức giảm ROE từ 49% - 79% trong năm 2012, EIB và SHB với mức giảm ROE từ 61% - 67% trong năm 2013.

Các NH nhóm 1 tốc độ sụt giảm thấp hơn so với 2 nhóm cịn lại, nhờ giá trị lợi nhuận tuyệt đối cao nhất so với toàn hệ thống, và mức sụt giảm lợi nhuận ít hơn so với hai nhóm cịn lại. Trong đó CTG đang dẫn đầu với lợi nhuận sau thuế năm 2014 đạt được là 5.727 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV với 4.986 tỷ đồng và sau cùng là VCB với 4.612 tỷ đồng.

2.2.3.3. Thu nhập lãi cận biên Bảng 2.6. Thu nhập lãi cận biên Bảng 2.6. Thu nhập lãi cận biên

Đvt: (%) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 2,51 2,93 3,75 3,27 2,95 2,66 Nhóm 2 3,04 2,60 3,36 3,67 3,20 3,20 Nhóm 3 3,04 2,64 3,44 4,73 3,14 2,78

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

Chênh lệch thu từ lãi và chi phí trả lãi (NIM). Chỉ tiêu này phản ánh mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thơng qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Nhìn chung trong giai đoạn 2009 - 2014, tỷ lệ NIM các NH có xu hướng tăng, trung bình từ 2,7% năm 2009 lên 3,1% năm 2013 và giảm nhẹ xuống 2,9% năm 2014 do các chính sách điều hành trần lãi suất huy động và trần lãi suất cho vay giảm của NHNN từ giữa năm 2012 giúp các ngân hàng tính tốn và ổn định nguồn vốn, lấy lại niềm tin về tăng trưởng tín dụng cho cả ngân hàng và phía các doanh nghiệp.

Tỷ trọng thu ngoài lãi: Đặc điểm cố hữu của các NHTM Việt Nam là quá lệ

thuộc vào hoạt động tín dụng. Điều này thể hiện ở tỷ trọng thu ngồi lãi bình qn của cả 3 nhóm NHTM giai đoạn 2009 - 2014 chỉ chiếm khoảng 18% tổng thu nhập trong năm; trong đó nhóm 1 có tỷ trọng thu ngoài lãi cao nhất khoảng 20%. Tỷ trọng thu ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập từ mức đỉnh cao 22% năm 2009 xuống còn 15,5% năm 2014, cho thấy tính khơng ổn định trong các hoạt động thu ngồi tín dụng của các NHTM.

2.2.4. Rủi ro tài chính 2.2.4.1. Rủi ro tín dụng 2.2.4.1. Rủi ro tín dụng

Sau thời gian tín dụng tăng trưởng nóng thì đi kèm tỷ lệ nợ xấu của các nhóm NHTM có xu hướng tăng nhanh trong giai đoạn này, đỉnh điểm là năm 2012 tỷ lệ nợ

xấu lên đến 8,8% trong năm 2012 do các khoản nợ xấu cho vay vinashin từ HBB sáp nhập vào SHB khiến nợ xấu tăng cao.

Đến cuối năm 2014 bằng các biện pháp như thành lập Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) mua nợ xấu từ các TCTD, các NH tích cực bán nợ cho VAMC với số dư nợ xấu đã hoán đổi bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC khoảng 123.000 tỷ đồng, phát mãi tài sản thế chấp và xử lý nợ từ nguồn trích lập dự phịng rủi ro nên tỷ lệ nợ xấu của cả 3 nhóm đã giảm dưới 3% cho thấy các NHTM vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý là các NH để làm đẹp BCTC, nợ xấu thường có xu hướng giảm vào những thời điểm cuối năm. Thực tế, hiện tượng đảo nợ, dấu nợ xấu, nợ quá hạn vẫn được các NHTM cố tình áp dụng để tránh tình trạng cơng bố nợ xấu cao làm ảnh hưởng đến giá trị của NHTM. Vấn đề này được các tổ chức xếp hạng thế giới liên tục cảnh báo Việt Nam. Hiện nay, việc phân loại nợ còn khác biệt giữa tiêu chuẩn Việt Nam (Quyết định 493) và theo tiêu chuẩn quốc tế (như IAS – chuẩn mực kế tốn quốc tế). Trong khi Việt Nam tính tốn tỷ lệ nợ xấu trong năm 2013 của toàn hệ thống là 3,6%, thì tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings tính tốn tỷ lệ này của hệ thống ngân hàng Việt Nam phải là 15%. Do đó, thực trạng nợ xấu chưa được đánh giá đầy đủ, khả năng quản trị rủi ro tín dụng chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng cao, đang là những rủi ro tiềm ẩn rất lớn cho các NH Việt Nam.

Đồ thị 2.1. Tỷ lệ nợ xấu

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

1.98 2.00 1.91 2.25 1.92 1.79 1.55 1.32 1.64 3.12 2.77 2.22 1.49 1.09 2.29 3.05 2.09 2.66 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ lệ nợ xấu (%) Năm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

2.2.4.2. Rủi ro thanh khoản

Đo lường khả năng ngân hàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Một ngân hàng hoạt động tốt là ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng thanh toán trong bất kỳ điều kiện nào. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng. Bảng 2.7. Tỷ lệ sử dụng vốn Đvt: (%) Năm Nhóm NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Nhóm 1 101,32 101,32 109,66 104,09 100,39 93,82 Nhóm 2 84,88 90,67 91,32 76,85 76,63 73,95 Nhóm 3 139,50 74,91 113,97 106,82 102,77 102,24

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên của 15 NHTM

Qua bảng 2.9 có thể thấy mức độ rủi ro thanh khoản trong hoạt động của các NHTM giai đoạn 2009 - 2014 có xu hướng cải thiện tuy nhiên vẫn còn ở mức khá cao do tăng trưởng tín dụng nhanh trong những năm trước, và ln cao hơn so với tốc độ tăng trưởng huy động khiến tỷ lệ Dư nợ/Tiền gửi của các NHTM Việt Nam trước năm 2013 luôn ở mức trên 90%, trong đó đóng góp chính từ các ngân hàng quy mơ nhỏ (nhóm 3). Tuy nhiên đến cuối năm 2014 thì tỷ lệ này đã được cải thiện và chỉ ở mức 87%, mức thấp nhấp trong nhiều năm qua, nguyên nhân là do các NHTM có xu hướng giảm bớt thay vì chiếm tỷ trọng lớn cho cấp tín dụng như những năm trước, trong giai đoạn này các NH tập trung vào đầu tư trái phiếu chính phủ.

Các NH nhóm 3 là nhóm đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn so với các nhóm cịn lại, hầu như huy động tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay nên phải lệ thuộc khá nhiều vào thị trường liên ngân hàng làm gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, mà đa phần nguồn vốn này phải chịu chi phí cao hơn so với huy động từ khách hàng và đặc biệt là tính ổn định khơng lớn. Và cũng vì thương hiệu kém hơn các NH nhóm 1, 2 nên khả năng huy động vốn của nhóm này thấp hơn so với 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình cobb douglas đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy mô của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)