NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP .HCM
2.3 Các yếu tố nội tại tác động đến tỷ suất sinh lợi các công ty ngành công nghiệp
nghiệp chế biến và chế tạo niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM
Tỷ lệ nợ
Tại các công ty Việt Nam, trong thành phần cấu trúc vốn các khoản nợ phải trả thì nợ vay ngân hàng là chủ yếu vì các thị trường vay nợ khác như thị trường trái phiếu chưa phát triển cho thấy sự phụ thuộc khá lớn của các công ty vào kênh tín dụng ngân hàng. Đối với các công ty ngành CN CB & CT có đặc điểm sử dụng nhiều vốn lưu
động nên khi có sự biến động lớn về lãi suất cho vay thì sẽ tác động rất lớn đến chi phí hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty này.
Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ bình qn của các cơng ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013
ĐVT: % Năm Tỷ lệ nợ ngắn hạn BQ Tỷ lệ nợ dài hạn BQ Tỷ lệ nợ BQ Tốc độ tăng 2008 33% 8% 41% 2009 38% 7% 45% 6,8% 2010 41% 6% 47% 2,3% 2011 44% 7% 51% 14,5% 2012 45% 7% 52% 0,4% 2013 45% 8% 52% 2,2%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính cơng ty ngành CN CB & CT)
Tỷ lệ nợ của các công ty ngành CN CB & CT xoay quanh mức 48%, tốc độ tăng không cao qua các năm cho thấy các công ty đã cố gắng không sử dụng các nguồn vốn đi vay bên ngoài mà tận dụng các nguồn vốn bên trong như lợi nhuận giữ lại, phát hành thêm vốn cổ phần,… lí do có thể kể đến là do chi phí vốn trong khoảng thời gian này khá cao trên 18%/năm, trong khi đó tình hình kinh doanh khơng được thuận lợi.
Trong cơ cấu nguồn vốn đi vay, có thể nhận thấy tỷ lệ nợ ngắn hạn đi vay chiếm phần lớn cho thấy các công ty sử dụng vốn đi vay để bổ sung vốn lưu động, trực tiếp tham gia vào chu trình sản xuất để tạo ra thành phẩm. Tỷ lệ nợ dài hạn chiếm phần nhỏ chủ yếu tập trung đầu tư cho giai đoạn khởi sự, đầu tư nhà máy, máy móc, cơng nghệ dây chuyền sản xuất. Đặc điểm này cũng phù hợp với tính chất của ngành cơng nghiệp sản xuất chế biến và chế tạo
Bảng 2.8: Tỷ suất vòng quay tài sản bình qn của các cơng ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013
ĐVT: vòng, ngày
Năm Tỷ suất vòng quay tài sản BQ Số ngày BQ vòng quay tài sản 2008 1,37 263 2009 1,16 311 2010 1,25 288 2011 1,31 274 2012 1,27 284 2013 1,18 304 (Nguồn: Phụ lục 4) Quá trình sản xuất của công ty luôn gắn liền với quá trình lưu thơng. Trong q trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, các loại tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định được đưa vào sản xuất rồi lưu thơng, chuyển hố lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Tỷ suất vòng quay tài sản là tỷ số cho biết được hiệu suất sử dụng tài sản của cơng ty hay nói cách khác tỷ số này thể hiện số ngày bình quân cần thiết để tài sản thực hiện một chu kì sản xuất trong một kì kinh doanh. Tỷ suất vịng quay tài sản bao gồm các loại như tỷ suất vòng quay các khoản phải thu, tỷ suất vòng quay tài sản cố định. Theo như quan sát, tỷ suất vòng quay tài sản của các công ty CN CB & CT trong giai đoạn 2008-2013 trung bình khoảng 1,25 vịng tương đương khoảng 238 ngày. Bên cạnh đó có thể thấy được xu hướng giảm hiệu suất sử dụng tài sản qua các năm, cao nhất là năm 2008 (1,37), 2009 (1,16), 2010 (1,25), 2013 (1,18), đây thực sự là tín hiệu xấu đến tình hình kinh doanh của các cơng ty, vì tỷ số này càng giảm tức là việc sử dụng tài sản không đạt năng suất cao nhất. Các công ty trong ngành cần tìm ra ngun nhân giải thích tình trạng hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng giảm.
Chu kì sản xuất của cơng ty ngành này trung bình là hơn 6 tháng (lớn hơn 180 ngày) có khi là 10 tháng như năm 2013 cho thấy quy trình sản xuất từ khâu mua nguyên liệu đến khi thu hồi lại được vốn là khá dài, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Một số nguyên nhân có thể đưa ra là do tình hình kinh tế trong giai đoạn này khủng hoảng, các hợp đồng kinh doanh cũng thưa thớt khiến cho việc sản xuất kinh doanh thu hẹp làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản, ngồi ra các chính sách gối đầu hàng hóa, tăng thời gian trả chậm đối tác để làm tăng cạnh tranh cho công ty đã làm tăng số ngày bình quân các khoản phải thu tăng dẫn đến tỷ suất sử dụng tài sản bình quân giảm.
Quy mô công ty
Bảng 2.9: Quy mô công ty của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013 ĐVT: triệu đồng Năm TSNH BQ TSDHBQ Tổng TS BQ Tỷ lệ TSNH/TTS BQ 2008 616.900 460.334 1.077.233 57,3% 2009 729.654 564.505 1.294.159 56,4% 2010 909.163 624.914 1.534.077 59,3% 2011 1.074.840 748.854 1.823.694 58,9% 2012 1.122.434 838.643 1.961.077 57,2% 2013 1.303.245 920.627 2.223.872 58,6%
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính cơng ty ngành CN CB & CT) Quy mô cơng ty có thể được đo lường bằng tổng tài sản bình quân. Trong giai đoạn này, tổng tài sản bình quân qua các năm đều tăng lên, dao động trong khoảng từ 1.077 - 2.200 tỷ đồng.
Xét thành phần của tổng tài sản gồm 2 phần chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong giai đoạn này thì tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu tài sản trên 56%, cao nhất là năm 2010 với 59,3%. Tài sản ngắn hạn ở đây có thể kể đến chiếm phần lớn là nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hóa. Điều này cũng thể hiện được đặc điểm ngành là chế biến và chế tạo từ các nguyên liệu thơ tạo ra các sản phẩm có nhiều tính năng phục vụ con người. Phần còn lại tài sản cố định bao gồm các dây chuyền máy móc, phương tiện vận tải và các tài sản vơ hình khác. Tỷ lệ giữa tài sản ngắn hạn/ tổng tài sản tương đối ổn định, ít có sự đột biến nào đáng kể cho thấy các
cơng ty đã cố gắng duy trì sản xuất, tận dụng các nguồn lực sẵn có, tập trung vốn đầu tư vào việc sản xuất để tạo ra được hàng hóa.
Tỷ lệ tài sản hữu hình
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ tài sản hữu hình bình qn của các cơng ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013
ĐVT: %
(Nguồn:Phụ lục 4) Như đã phân tích trong thành phần tổng tài sản, thì tài sản ngắn hạn chiếm hơn 50% tổng tài sản, phần còn lại là tài sản dài hạn. Trong thành phần tài sản dài hạn thì các loại tài sản hữu hình chiếm đa số. Vì đặc điểm ngành CN CB &CT là sản xuất chế biến nên tài sản hữu hình là các máy móc, thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất. Việc đầu tư các tài sản này thường khá quan trọng, quyết định phần lớn năng suất lao động. Trong giai đoạn 2008-2013, tỷ lệ tài sản hữu hình của các cơng ty ngành này khơng có nhiều biến động, xoay quanh mức 29-30%. Tỷ lệ này cho thấy các công này đã không tập trung vào việc đầu tư vào các loại tài sản dài hạn mà chủ yếu sử dụng vốn để tập trung sản xuất hàng hóa. Giải thích cho tỷ lệ này do việc tập trung đầu tư vào các loại tài sản dài hạn thường là trong giai đoạn khởi sự, những loại tài sản này là những yếu tố căn bản, cần phải có để bắt đầu kinh doanh, những loại tài sản này thường được sử dụng từ
-6% -4% -2% 0% 2% 4% 6% 28% 28% 29% 29% 30% 30% 31% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỉ lệ tài sản hữu hình TL TS hữu hình BQ Tốc độ tăng
5 năm đến 10 năm thì các cơng ty mới nghĩ đến việc thay thế bằng các loại tài sản khác. Những loại tài sản này cần số tiền đầu tư lớn nên chi phí các loại tài sản này được đưa dần dần vào chi phí sản xuất qua từng chu kì sản xuất bằng nhiều phương pháp trích khấu hao tài sản.
Tăng trưởng công ty
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ tăng trưởng tài sản bình quân của các công ty ngành CN CB & CT niêm yết tại HOSE giai đoạn 2008-2013
ĐVT :%
(Nguồn: Phụ lục 4) Về giá trị tuyệt đối của tổng tài sản là tăng qua các năm nhưng khi xét về tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản tức là tăng các khoản đầu tư vào tài sản qua từng năm theo biểu đồ trên ta nhận thấy có sự sụt giảm và ln biến động trong việc đầu tư. Có hai lần tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản chạm đáy là vào năm 2010 và năm 2012. Phần nào cũng đã thể hiện được sự khó khăn trong kinh doanh. Nguyên nhân cho tình trạng này được giải thích phần lớn do kinh tế bất ổn, các hợp đồng xuất khẩu ra nước ngoài cũng giảm hẳn, các cơng ty cũng gặp phải những khó khăn khi chưa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng cũng như vướng phải các vụ kiện bán phá giá nhất là trong phân ngành xuất khẩu thủy sản, do đó hàng tồn kho tăng cao, các công ty cũng không thể mở rộng sản xuất, hoạt
-80% -60% -40% -20% 0% 20% 40% 60% 80% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 2008 2009 2010 2011 2012 2013
động sản xuất co hẹp. Nhưng xu hướng này vẫn là xu hướng đi lên cho phép nghĩ đến viễn cảnh tương lai sáng sủa hơn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.