NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP .HCM
3.3 Giải pháp hỗ trợ
3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực
Trong thế kỉ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng do phát huy tốt nguồn nhân lực đã đạt được những thành tựu kinh tế vượt bậc, hồn thành cơng nghiệp hóa của quốc gia. Do vậy có thể nói phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng bền vững của phát triển, công nghệ cao cộng với trí
tuệ sẽ giúp tăng lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Vì thế Chính phủ cần có những giải pháp đầu tiên, căn bản để hỗ trợ có các cơng ty tiếp cận được nguồn nhân lực có chất lượng cao đó là các kỹ sư đầu ngành, cơng nhân có tay nghề cao, có trình độ chun mơn kĩ thuật đáp ứng được u cầu cơng việc. Hình thành cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, xây dựng hệ thống thông tin cung cầu nhân lực của tất cả các ngành trên địa bàn cả nước nhằm bảo đảm cân đối cung cầu nhân lực, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ như hiện nay.
Đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự học, tự nghiên cứu, tăng thời gian thực hành, tập trung vào những nội dung kỹ năng người học mà công ty cần, tránh trường hợp các công ty phải tốn thời gian, chi phí đào tạo lại sau khi nhận việc. Xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đào tạo ở tất cả các cấp, trước mắt là tiêu chuẩn kỹ năng nghề theo chuẩn quốc tế, tăng cường dạy và bồi dưỡng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh, văn hóa thế giới, kỹ năng thích ứng trong mơi trường cạnh tranh quốc tế. Đổi mới chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và công ty thơng qua các chương trình hợp tác đào tạo, tham vấn nội dung đào tạo, tăng cường thời lượng thực hành, đảm bảo đầu ra các sinh viên nghề.
Hiện nay tình trạng thất nghiệp của các sinh viên sau khi ra trường tăng trong khi đó các cơng ty trong các khu cơng nghiệp vẫn đang loay hoay tìm kiếm tuyển dụng người lao động, tình trạng này là do sự thiếu thơng tin giữa cung và cầu lao động. Vì thế việc xây dựng các trung tâm giới thiệu việc làm, các hiệp hội người lao động thường xuyên mở các hội chợ việc làm, trở thành cầu nối liên lạc chính thức giữa người lao động và người sử dụng lao động. Nhờ vậy mà người lao động có thể tìm kiếm được cơng việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo, phát huy năng lực và người sử dụng lao động cũng có được lực lượng lao động tốt, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh doanh.