NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP .HCM
3.2.3 Sử dụng vốn hiệu quả
Theo kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn 2008-2013 khi các công ty ngành CN CB & CT sử dụng nợ càng nhiều sẽ làm tỷ suất sinh lợi giảm, có nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có việc sử dụng vốn khơng hiệu quả. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn làm cho đồng vốn
sinh lợi tối đa nhắm đến mục tiêu cuối cùng của công ty là tối đa hóa lợi nhuận. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn người quản lí cơng ty phải khai thác, sử dụng nguồn lực một cách triệt để, không để vốn nhàn rỗi, sử dụng vốn một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, tính tốn sử dụng các nguồn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh, quản lí vốn chặt chẽ đúng mục đích, khơng để thất thốt. Hiện nay các cơng ty đang hình thành xu hướng thành lập các tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa sản phẩm, xu hướng này phù hợp các công ty kinh doanh lâu năm, tài chính vững như tập đồn Kinh Đơ hay Massan, còn các công ty khác lại đầu tư dàn trải, vẫn sử dụng vốn không đúng mục đích, tình trạng vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ đổi mới sản phẩm lại đem số vốn đó đầu tư vào bất động sản, tài chính, những hoạt động này đã và đang làm suy giảm tài chính của cơng ty, gây thất thốt tài sản, giảm lợi nhuận và làm trì trệ ngành nghề kinh doanh sản xuất chính, tệ hại nhất là đẩy công ty đến phá sản. Trong nền kinh tế thị trường, tìm được nguồn vốn sản xuất kinh doanh đã khó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại càng khó hơn. Làm gì để giảm chi phí, giảm giá thành, tăng số lượng hàng bán ra, chiếm lĩnh được thị trường… đây là một câu hỏi ln ám ảnh các nhà quản lý. Do đó, cơng ty cần hồn thiện cơng tác kế hoạch sử dụng vốn, xây dựng lộ trình sử dụng, phân bổ các nguồn vốn cho từng giai đoạn sản xuất, xác định được thời điểm bỏ vốn, quy mô bỏ vốn, thực hiện tiết kiệm minh bạch sao cho đem lại hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Cơng ty cần rà sốt lại danh mục tài sản cũng như danh mục đầu tư trong bảng cân đối kế toán theo hướng loại bỏ bớt những tài sản khơng quan trọng, bỏ qua những dịng tiền khó kiểm sốt, độ rủi ro cao, tập trung đầu tư vào những hoạt động kinh doanh chính đem lại hiệu quả cao, đúng lĩnh vực chuyên môn, đa dạng theo hướng làm phong phú chuỗi sản phẩm từ khâu nguyên vật liệu, chế biến sản phẩm và đóng gói.
Tăng cường cơng tác quản lí các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Đối với những khách hàng mua lẻ khối lượng nhỏ, cơng ty nên thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn, khơng để nợ hoặc chỉ cung cấp mức chiết khấu thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. Với những khách hàng lớn, trước khi kí hợp
đồng cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kĩ về khả năng thanh toán của khách hàng. Hợp đồng phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán.