6. Kết cấu của luận văn
4.2 Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
4.2.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ
Ngoài các hoạt động xuất khẩu tăng nguồn thu về nguồn ngoại tệ thì việc gia tăng các dịch vụ du lịch, bưu chính và kiều hối cũng giúp thu về một lượng ngoại tệ đáng kể.
- Kiều hối: Số lượng kiều hối tăng không ngừng trong hơn 10 năm qua, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới lượng kiều hối đã tăng từ 1.3 tỷ đô la Mỹ vào năm 2000 lên đến 11 tỷ đô la Mỹ vào năm 2013, ngoại trừ năm 2009 bị sút giảm 11.5% so với năm trước do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Tính đến hết tháng 10/2013, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam đứng thứ 9 trong các nước có lượng kiều hối lớn nhất thế giới, trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam xếp thứ 2 sau Philippines.
Lượng kiều hối gửi về Việt Nam tăng đều qua các năm, nguồn tiền này đã làm gia tăng nguồn ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá và đóng góp vào sự phát triển của đất nước thông qua việc đầu tư cho nhiều dự án ở Việt Nam. Từ những kết quả đạt được, cần có những giải pháp để gia tăng lượng ngoại tệ này như có những giải pháp hoạt động gửi và nhận ngoại tệ được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Biểu đồ 3.1: Các nước nhận kiều hối nhiều nhất trên thế giới trong năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đơ la Mỹ
(Nguồn: www.worldbank.org)
- Du lịch: được biết đến như một ngành cơng nghiệp khơng khói. Theo tổ chức
Du lịch Thế giới chỉ tính riêng năm 2011 chi tiêu của khách du lịch của Việt Nam chiếm 4,5% GDP và 63,3% doanh thu xuất khẩu dịch vụ và ngành du lịch liên tục xuất siêu trong giai đoạn từ 2005 – 2011. Tuy nhiên ngành du lịch nước ta vẫn còn một số điểm yếu kém về cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch, chất lượng dịch vụ, quản lý còn chưa chuyên nghiệp. Do đó cần phải có những dự án đầu tư đúng đắn về cơ sở hạ tầng và nhân lực để thu hút nhiều hơn nữa lượng khách quốc tế vào Việt Nam, giúp ngành du lịch trở thành một trong những ngành mang về nguồn ngoại tệ đáng kể cho nước ta.