o Kết cấu luận văn
3.4. Giải pháp thực hiện chiến lược
3.4.3.2. Chiến lược cho sản phẩm
Hiện tại HDBank đã cung cấp đầy đủ các phương thức TTQT đáp ứng nhu cầu
khách hàng, nhưng theo đuổi chiến lược chi phí thấp kết hợp với khác biệt hóa, thì
HDBank cần xây dựng các sản phẩm hỗ trợ để tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ TTQT so với các ngân hàng khác thông qua các dịch vụ tín dụng: tài trợ thương mại về lãi suất, hay tăng cường tốc độ chuyển tiền bằng qua lợi thế số lượng ngân hàng
đại lý nước ngoài rộng.
Đối với L/C nhập khẩu
- Phát triển các sản phẩm tài trợ thương mại về dịch vụ thanh toán L/C nhập
khẩu: Nâng mức tài trợ của ngân hàng đối với từng loại hàng hóa và đặc biệt hàng hóa có tính thanh khoản cao
- HDBank nên xây dựng các công cụ tài chính phái sinh để hạn chế rủi ro do
biến động tỷ giá, ví dụ như hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, như vậy về phía ngân hàng và cả khách hàng đều chủ động vấn đề thanh toán
- Xem xét các mức kỹ quỹ phát hành L/C đối với từng loại khách hàng. Đối với khách hàng có mức độ tín dụng cao thì hạ thấp phần kỹ quỹ so với quy định để tạo cho khách hàng cảm giác được sự tin tưởng và am hiểu doanh nghiệp
Chuyển tiền T/T, thanh toán tiền hàng bằng phương thức L/C, HDBank cần triển khai các dịch vụ thêm để tạo ra tính đa dạng, khác biệt so với các đối thủ.
- Chuyển tiền nhanh, người thụ hưởng sẽ nhận được tiền trong ngày sau khi
HDBank nhận được đầy đủ hồ sơ và nguồn tiền, dịch vụ này không thực hiện được
đối với các ngân hàng nước ngồi thụ hưởng có múi giờ trái với giờ tại Việt Nam - Tài trợ thanh tốn lơ hàng: thực hiện chính thức ngay khi khách hàng thanh tốn lên đến tồn bộ lô hàng tùy theo khách hàng và sản phẩm lô hàng, và tạo điều
kiện cho khách hàng sử dụng nguồn tài trợ bằng cách cầm cố chính bằng lơ hàng.