Kinh nghiệm của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

1.2 Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngân hàng

1.2.5.4 Kinh nghiệm của Thái Lan

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống ngân hàng của Thái Lan chao đảo nghiêm trọng, bắt buộc phải tái cơ cấu khắc nghiệt để vƣợt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn. Nhằm chống đỡ với sự yếu kém của ngành ngân hàng, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp cải cách, bao gồm:

Thứ nhất, chiến lƣợc của Thái Lan là đóng cửa một số định chế tài chính khơng cịn khả năng tiếp tục hoạt động. Tại thời điểm này Thái Lan đã tổ chức bán đấu giá tài sản của 58 cơng ty tài chính bị đóng cửa và thu đƣợc gần 200 tỷ Bath. Toàn bộ việc đấu giá này do Uỷ ban cơ cấu lại tài chính của Thái Lan đảm nhiệm.

Song song đó, chiến lƣợc sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính cũng đƣợc tiến hành và kết quả là Bank Thai ra đời (do sự hợp nhất của 13 cơng ty tài chính và Unionbank), Ngân hàng First Bangkok city hợp nhất với Krung Thaibank và đƣợc tái cấp vốn 200 tỷ Bath. Còn lại Bangkokbank đƣợc bán lại hoàn tồn cho cơng ty quản lý tài sản.

Thứ hai, để tái cấp vốn cho các định chế tài chính có thể duy trì hoạt động, Thái Lan đã lên một chƣơng trình hỗ trợ vốn do Bộ tài chính Thái Lan đảm trách:

 Thành lập các công ty quản lý tài sản

 Đóng cửa các định chế tài chính quá yếu kém

 Củng cố và tái cấp vốn những tổ chức tài chính có khả năng duy trì hoạt động, Thái Lan đã có một chƣơng trình tái cấp vốn cho các định chế tài chính này. Thứ ba, đối với việc xử lý các khoản nợ xấu, chiến lƣợc của Thái Lan là phân loại các khoản nợ không hoạt động (chiếm khoảng 47,7% tổng số các khoản cho vay) và tách chúng ra khỏi bảng cân đối tài sản của các NTHM. Sau đó đƣợc mang ra bán đấu giá. Để làm đƣợc điều này, Thái Lan đã thành lập Uỷ ban tái cơ cấu khu vực tài chính và Cơng ty quản lý tài sản vào tháng 10/1997.

Thứ tƣ, bên cạnh đó Thái Lan cũng đã đƣa ra một khung pháp lý thuận lợi cho công cuộc tái cơ cấu nợ này nhƣ Luật phá sản đƣợc thơng qua, thành lập tồ án chun giải quyết các vụ phá sản.

Kết quả là hệ thống ngân hàng của Thái Lan đã đƣợc tái cơ cấu mặc dù chỉ có hai NHTM đóng cửa, sáp nhập; 56 cơng ty tài chính bị đóng cửa, 13 cơng ty khác và 5 ngân hàng đƣợc sáp nhập. Các ngân hàng còn lại đều đã tăng đƣợc đủ số vốn quy định sau 12

tháng, tuy nhiên, q trình tăng vốn vẫn tiếp tục sau đó để đạt đƣợc tiêu chuẩn về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo chuẩn quốc tế vào năm 2000. Các ngân hàng quốc doanh sau đó đƣợc cổ phần hóa với sự hỗ trợ của các ngân hàng đầu tƣ của nƣớc ngồi. Chính phủ đã tập trung đảm bảo quá trình chuyển đổi này đƣợc diễn ra minh bạch. Tại một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã vƣợt quá 50%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)