Định hƣớng tái cơ các ngân hàng thƣơng mại Viêt đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

3.3.1 Kết quả dự kiến của quá trình tái cơ cấu đến cuối năm 2015

Tài chính và hoạt động kinh doanh đƣợc củng cố, chấn chỉnh; hệ thống quản trị đƣợc cải thiện một bƣớc. Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn và từng bƣớc áp dụng các tiêu chuẩn an toàn hoạt động ngân hàng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.

Giảm bớt số lƣợng tổ chức tín dụng nhỏ, yếu kém và hình thành một số ngân hàng thƣơng mại có quy mơ lớn hơn, có khả năng cạnh tranh mạnh hơn, đặc biệt tăng cƣờng đƣợc quy mơ và vị trí chi phối của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc trong hệ thống ngân hàng.

Quá trình củng cố, chấn chỉnh, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng đƣợc tiến hành với chi phí thấp nhất, khơng có trƣờng hợp đổ vỡ ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt của NHNN, bảo đảm giữ vững sự an tồn, ổn định của hệ thống, đồng thời khơng gây tác động tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mơ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

3.3.2 Mục tiêu tái cơ cấu các NHTM Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2020 hƣớng tới các mục tiêu sau: Một là, lành mạnh hóa tình hình tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các NHTM. Cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của NHTM. Nâng cao trật tự, kỷ cƣơng và nguyên tắc thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng. Nhƣ vậy, mục tiêu trƣớc hết

trong quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM là nhằm hồi sinh hệ thống ngân hàng, vực dậy hệ thống ngân hàng yếu kém, lấy lại niềm tin truyền thống vốn có của ngành ngân hàng.

Hai là, tái cơ cấu căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống NHTM Việt Nam để đến năm 2020 phát triển đƣợc hệ thống NHTM đa năng theo hƣớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc. Nhƣ vậy, kế tiếp mục tiêu hồi sinh hệ thống NHTM là phát triển hệ thống NHTM hiện đại.

Ba là, nâng tầm phát triển hệ thống NHTM Việt Nam đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn ngang tầm với các nƣớc trong khu vực và quốc tế dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.

3.3.3 Định hƣớng tái cơ cấu các NHTM Việt Nam đến 2020

Tái cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam cần thực hiện theo nhóm ngân hàng, gồm có: nhóm NHTMNN (bao gồm NHTM nhà Nƣớc nắm cổ phần chi phối) và nhóm NHTMCP cổ phần. Việc phân chia này xuất phát từ đặc điểm riêng của từng nhóm NHTM về nhiệm vụ, chức năng.

Đối với các NHTMNN: tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí chi phối của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc; bảo đảm các NHTMNN thật sự là lực lƣợng chủ lực,chủ đạo của hệ thống các tổ chức tín dụng, có quy mơ lớn, hoạt động an tồn, hiệu quả và có năng lực quản trị tiên tiến, khả năng cạnh tranh trong nƣớc và quốc tế. Phấn đấu để đến năm 2020 trên 50% các NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.

Đối với các NHTMCP: Chấn chỉnh, sắp xếp lại các NHTMCP để bảo đảm hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với các NHTMNN giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP, phải thực hiện cạnh tranh lành mạnh và hoạt động một cách công khai, minh bạch, đồng thời đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về quản trị và an toàn hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém. Kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trƣởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của NHTMCP phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tái cơ cấu các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)