2.2 Thực trạng hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008-2012
2.2.2 Những thách thức đặt ra
Vấn đề đầu tiên chính là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn căng thẳng. Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín
dụng/tổng vốn huy động tăng liên tục nhƣng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Tỷ lệ cho vay/vốn huy động lại có xu hƣớng tăng lên, năm 2008 là 95%, năm 2009 là 105%, năm 2010 là 130,7% và năm 2011 là 128,96% và năm 2012 là 121,07%. Đây là điều không tốt để tăng tính thanh khoản trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi VN có thời điểm lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thơng tƣ 13/2010/TT-NHNN có hiệu lực vào tháng 10/2010 quy định tỷ lệ này ở mức tối đa 80% cho các ngân hàng và 85% cho các tổ chức tín dụng khác nhƣng cho đến cuối năm 2012 tỷ lệ này vẫn chƣa giảm và vấn đề vẫn chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Hình 2. 3: Tỷ lệ cho vay/huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2008-2012
Hệ quả là, để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, các NHTM đã cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn, đẩy lãi suất huy động lên cao. Lãi suất huy động VND năm 2011 có lúc bị đẩy lên tới 18-19% để hấp dẫn ngƣời gửi tiền. Lãi suất huy động lên cao kéo theo hệ lụy là lãi suất cho vay tăng cao, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ít rủi ro nhƣng lợi nhuận thấp khơng thể vay đƣợc vốn dẫn đến thiếu vốn cho hoạt động của
95% 105% 131% 129% 121% 40% 60% 80% 100% 120% 140% 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ cho vay/huy động vốn
mình. Thậm chí lần đầu tiên, các ngân hàng thƣơng mại lớn khi cho các ngân hàng thƣơng mại nhỏ khó khăn về thanh khoản vay đều yêu cầu phải có tài sản đảm bảo. Đồng thời, một số khoản cho vay liên ngân hàng đã quá hạn khiến ngân hàng thƣơng mại cho vay phải trích lập dự phịng. Tuy giá trị trích lập dự phịng chƣa lớn nhƣng điều này cho thấy những khó khăn và những yếu kém trong việc quản lý rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thƣơng mại.
Hai là, các TCTD trong nƣớc nhìn chung có năng lực tài chính cịn hạn chế và hiệu quả kinh doanh thấp. Theo quy định của Nghị định của Chính phủ số 141/2006/NĐ- CP các NHTM phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng đến cuối năm 2010. Tuy nhiên, Chính phủ đã gia hạn thời gian này đến cuối năm 2011 do còn khá nhiều ngân hàng chƣa đáp ứng đƣợc. Tính đến 31/12/2012 tất cả các NHTM đều đáp ứng đƣợc. Theo thống kê của NHNN có đến 20 NHTM mức vốn điều lệ dƣới 5.000 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 240 triệu USD). NHTM có mức vốn điều lệ lớn nhất hiện nay là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (29.154 tỷ đồng tƣơng đƣơng 1,4 tỷ USD) thấp xa so với những ngân hàng lớn của một số quốc gia trong khu vực nhƣ Ngân hàng Bangkok Thái Lan: hơn 3tỷ USD, Ngân hàng DBS của Singapore: hơn 9 tỷ USD, Ngân hàng Mandiri của Indonesia hơn 2 tỷ USD, Ngân hàng Maybank của Malaysia: hơn 4 tỷ USD và Ngân hàng Philippines: hơn 9 tỷ USD).
Khả năng sinh lời của các hệ thống TCTD ở mức khá thấp so với mức độ rủi ro cũng nhƣ so với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Theo hình 2.4 cả ROA và ROE đều có xu hƣớng giảm nhẹ từ năm 2009-2011, nhƣng giảm mạnh từ 2011-2012 do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính tồn cầu và suy thối kinh tế đã tác động đến hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
(Nguồn: Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia)
Hình 2. 4: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời ROA, ROE của các TCTD Việt Nam
Ba là, nợ xấu ngân hàng đang đứng ở mức cao. Hình 2.6 cho thấy tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2008-2012. Cụ thể: năm 2008 là 2,17%; năm 2009 là 2,05%; năm 2010 là 2,16%; năm 2011 là 3,3% và năm 2012 tăng vọt lên 8,6%.Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam có chiều hƣớng tăng mạnh trong 2011 và 2012 là hệ quả của việc tăng trƣởng tín dụng nóng bất chấp những quy định an tồn trong cho vay của hệ thống ngân hàng. Tình trạng trên cho thấy những bất ổn trong hoạt động của ngân hàng và vấn đề này cần phải đƣợc giải quyết triệt để và quyết liệt.
Tuy nhiên, những con số mà các ngân hàng đã công bố đƣợc rất nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nƣớc đánh giá là chƣa đáng tin cậy, con số thực có thể cao hơn nhiều. Theo đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings năm 2011 tỷ lệ này không thể thấp hơn hai con số (vào khoảng 13%). Lý do khiến cho có sự sai lệch so với con số do NHNN Việt Nam cơng bố chính là cách phân loại nợ. Các NHTM Việt Nam vẫn phân loại nợ chủ yếu dựa vào thời hạn mà khơng đánh giá đƣợc một cách chính xác tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ vào nhóm khơng phản ánh đúng thực chất khoản nợ. Ngoài ra, việc sắp xếp
lại các khoản nợ, đƣa nợ ra ngoại bảng và gia hạn nợ đã làm cho tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm đáng kể.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Hình 2. 5: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt nam giai đoạn 2008-2012
Bốn là, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có thể giảm sụt nếu các NHTM trích lập quĩ dự phòng đúng, đủ theo đúng quy định của NHNN do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, trong khi các nguồn thu khác giảm xống, điều tất nhiên tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu nhƣ các NHTM tuân thủ đúng theo quy định của NHNN, hạch tốn đúng, đủ dự phịng cho các khoản nợ.
Theo Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN của NHNN có hiệu lực từ 2010, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTM là 9%. Nhìn chung, hầu hết các NHTM Việt Nam đều đã đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định và đƣợc cải thiện trong những năm gần đây, nhƣng vẫn thấp hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực.
Bảng 2.2: Tỷ lệ an toàn vốn của một số NHTM giai đoạn 2008-2012 STT Ngân hàng Năm STT Ngân hàng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1 BIDV 7,55 9,54 9,33 11,07 9,65 2 Vietcombank 8,9 8,11 9 11,14 14,83 3 Vietinbank 12,02 8,06 8,02 10,57 10,33 4 Eximbank 45,89 26,87 17,79 12,94 16,38 5 Sacombank 12,16 11,41 9,97 11,66 9,53 6 MB 14,22 12 11,6 9,6 11,15 7 ACB 12,64 9,73 10,6 9,25 13 8 Maritime bank NA NA 9,19 10,58 11,31 9 Saigonbank 14,42 15,87 16,26 22,83 23,94 10 Techcombank 13,99 11,54 13,11 11,48 12,6 11 Bao Viet bank - 35 21 22 42 12 Ocean bank 18,87 9,59 9,48 11,74 10,36
(Nguồn: Báo cáo thường niên và bảng cáo bạch của các NHTM Việt Nam)
(Nguồn: FitchRatings và Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia)
Hình 2. 6: Hệ số an toàn vốn của một số nƣớc châu Á tại thời điểm 30/6/2013
Năm là, vấn đề sở hữu chéo đang ngày càng phức tạp tại nhiều ngân hàng thƣơng mại. Sự đầu tƣ chồng chéo lẫn nhau giữa các ngân hàng, sự tham gia của các tập đoàn
kinh tế vào hệ thống ngân hàng đang tạo ra nguy cơ xung đột lợi ích trong cơng tác điều hành của các ngân hàng này.
Năm 2010, Vietcombank đã góp vốn vào 5 ngân hàng với tỷ lệ nắm giữ xấp xỉ hoặc trên mức cổ đông chi phối bao gồm: Eximbank (8,19%), Sài Gịn cơng thƣơng (5,29%), Ngân hàng Quân đội (11%), Gia Định15 (3,83%) và Phƣơng Đông (4,67%). Eximbank cũng đầu tƣ dài hạn vào 3 ngân hàng là Nhà Hà Nội (0,15%), Gia Định (0,87%), Sài Gịn Cơng thƣơng (0,03%). Cũng trong năm 2010, tỷ lệ đầu tƣ dài hạn của Vietinbank vào 2 ngân hàng Sài Gịn Cơng Thƣơng và Gia Định lần lƣợt là 11% và 0,69%; Trong năm 2011, ACB quyết định duy trì tỷ lệ cổ phần ở mức từ 5-11% trong 3 ngân hàng là Việt Á, Đại Á, và Kiên Long với tổng vốn đầu tƣ khoảng 170 tỷ đồng.
(Nguồn: Fulbright)
Hình 2. 7: Sơ đồ sỡ hữu chéo của các NHTMNN với các NHTM khác
Việc đầu tƣ chồng chéo giữa các ngân hàng hàm chứa những nguy cơ rủi ro cho toàn bộ hệ thống, cho thị trƣờng vốn và cho cả nền kinh tế. Bởi vì nguồn lực của các tổ chức tín dụng khơng đƣợc đánh giá đúng hay nói cách khác là nguồn vốn đầu tƣ vào các ngân hàng trở nên kém thực chất và tổng vốn thực của cả hệ thống ngân hàng là thấp hơn
nhiều so với con số báo cáo. Điều này có thể gây nên những sai lầm trong dự báo và đánh giá sai “khả năng chịu đựng” của hệ thống ngân hàng trƣớc những cú sốc.
Vấn đề sở hữu chéo cũng khiến cho hoạt động của một số TCTD bị chi phối bởi một số cổ đông là doanh nghiệp, tạo ra mối quan hệ thiếu minh bạch giữa các TCTD và một số doanh nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Tài chính gửi đến các đại biểu quốc hội ngày 20/11/2011, tính đến cuối năm 2011, các tập đồn, tổng công ty nhà nƣớc đã đầu tƣ đến 10.128 tỷ đồng vào lĩnh vực ngân hàng. Nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã đƣợc sử dụng nhƣ là “sân sau” của doanh nghiệp, thực hiện việc cho vay vào những dự án đầu tƣ dài hạn dẫn tới sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn tiền huy động và cho vay. Cùng với việc thiếu minh bạch trong các thơng tin tài chính, cơ cấu sở hữu bị pha loãng đã tạo bất ổn và thiếu lịng tin cho phía đối tác của ngân hàng cho dù họ là ngƣời đi vay, cho vay hay ngƣời gửi tiền.
Sáu là năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trƣởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của TCTD. Nhiều cổ đơng lớn và ngƣời đại diện cổ đông lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhƣng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quả trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm tốn nội bộ của các TCTD hoạt động chƣa có hiệu quả và chƣa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính sách; phƣơng pháp, quy trình kinh doanh của các TCTD nhìn chung chƣa có hiệu quả cao dẫn đến chƣa kiểm sốt có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của TCTD.
Hoạt động ngân hàng tự nó đã chứa đựng rất nhiều rủi ro và khi những rủi ro đó tích tụ, trở nên q lớn do tác động của các yếu tố bên ngoài nhƣ bất ổn kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trƣờng chứng khoán hay/và thị trƣờng bất động sản lao dốc hay do các yếu tố bên trong nhƣ quản trị rủi ro bất cập, quy trình tín dụng khơng hồn chỉnh, đầu tƣ mạo hiểm, trình độ năng lực và đạo đức của đội ngũ khơng đáp ứng
u cầu,… thì ngân hàng sẽ không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu không đƣợc cơ cấu lại, cả cơ cấu lại từng ngân hàng, cũng nhƣ cơ cấu lại cả hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, chúng ta phải cơ cấu lại hệ thống ngân hàng để khắc phục những yếu kém tồn tại trong hệ thống, nhằm lành mạnh hóa tồn bộ hệ thống ngân hàng, bảo đảm hệ thống hoạt động an tồn, thơng suốt, trở thành kênh dẫn vốn đáng tin cậy và hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.