Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa thực tiễn QTNNL với Gắn kết vì lợi ích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các công ty truyền thông trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

4.5.2.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội giữa thực tiễn QTNNL với Gắn kết vì lợi ích

Với giả thuyết ban đầu cho mơ hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến tính như sau:

Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 4 biến độc lập của thực tiễn QTNNL và một biến phụ thuộc là Gắn kết vì lợi ích được đưa vào cùng lúc (Enter) cho thấy mơ hình hồi quy thích hợp sử dụng để kiểm định mơ hình lý thuyết (sig F = 0.000) và giải thích được 39.9% sự khác biệt của biến phụ thuộc (R bình phương điều chỉnh = 0.399) (Bảng 4.10). Mức độ giải thích này tuy chưa cao nhưng có thể chấp nhận được trong điều kiện nghiên cứu khám phá lần đầu. Các kiểm định hồi quy đúng yêu cầu, kết quả kiểm định (Phụ lục 6)

Bảng 4.10: Các hệ số xác định mơ hình. Mơ hình R R bình phương R bình phương điều chỉnh Độ lệch chuẩn ước tính

Thống kê sự thay đổi Durbin -

Watson Thay đổi của R bình phương Sự thay đổi của F df1 df2 Sự thay đổi của sig. F 1 .638a .408 .399 .67457 .408 50.729 4 28 0 .000 1.864 a: Biến độc lập: TD, PTBT, TCLD, QL b: Biến phụ thuộc : GKLI

Kết quả phân tích hồi quy ở bảng 4.11 cho thấy chỉ có yếu tố Trao quyền quản lý (QL) có sig.T = .25 > 0.05, các yếu tố cịn lại đều có sig. T < 0.05, do đó chỉ có yếu tố Trao quyền quản lý là khơng có mối tương quan đủ mạnh và khơng có ý

nghĩa thống kê khi đưa vào mơ hình phân tích, các yếu tố cịn lại trong thang đo thực tiễn QTNNL đều có mối tương quan đủ mạnh và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mơ hình phân tích.

Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) nằm trong khoảng 1.042 đến 1.346, nên có thể kết luận các biến độc lập khơng có hiện tượng đa cộng tuyến, mối liên hệ giữa các biến độc lập này không đáng kể.

Đại lượng Durbin – Watson (d = 1.903) gần bằng 2 nên các phần dư khơng có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.

Biểu đồ tần suát Histogram với giá trị trung bình mean = -3.92E-15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn STD.Dev = 0.993 gần bằng 1 và biểu đồ tần số Q-Q Plot cũng cho ta thấy các điểm quan sát không phân tán quá xa đường thẳng kỳ vọng nên ta có thể kết luận rằng giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi phạm (Phụ lục 6).

Qua phân tích này cho thấy trong các yếu tố thực tiễn QTNNL, yếu tố Tuyển dụng (TD) và yếu tố Trả cơng lao động (TCLD) có tác động mạnh nhất đến mức độ Gắn kết vì lợi ích lần lượt là 0.407 và 0.338

Qua hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta cũng cho thấy yếu tố Tuyển dụng (0.392) và yếu tố Trả công lao động (0.357) có hệ số Beta khá cao so với các yếu tố khác, chứng tỏ 2 yếu tố này giữ vai trò quan trọng trong sự tác động của thực tiễn QTNNL đến mức độ Gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy trùng phần về Gắn kết vì lợi ích

Biến Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig Phân tích đa cộng tuyến

B Độ lệch chuẩn Beta Độ chấp nhận Hệ số phóng đại phương sai 1 (constant) .052 .226 .228 .820 TD .407 .052 .392 7.887 .000 .812 1.231 PTBT .135 .052 .127 2.567 .011 .821 1.218 TCLD .338 .043 .357 7.803 .000 .960 1.042 QL .062 .054 .060 1.152 .250 .743 1.346 a: Biến phụ thuộc: GKLI

Từ bảng trên, ta có phương trình chuẩn hóa dự đốn sự tác động của thực tiễn QTNNL lên mức độ Gắn kết vì lợi ích như sau:

GKTC = (0.392 x TD) + (0.127 x PTBT) + (0.357 x TCLD)

Như vậy, qua phân tích hồi quy, các giả thuyết H’2.1, H’2.2, H’2.3 được chấp nhận, giả thuyết H’2.4 bị loại bỏ.

Bảng 4.12: Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết về mức độ Gắn kết vì lợi ích

Giả thuyết Beta Sig. Kết luận

H’2.1: Thực tiễn Tuyển dụng có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

.392 .000 Chấp nhận H’2.2: Thực tiễn Phát triển bản thân có ảnh hưởng

cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

.127 .011 Chấp nhận

H’2.3: Thực tiễn Trả cơng lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

.357 .000 Chấp nhận

H’2.4: Thực tiễn Trao quyền quản lý có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ gắn kết vì lợi ích của nhân viên.

.060 .250 Không chấp nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến sự gắn kết của nhân viên với tổ chức tại các công ty truyền thông trên địa bàn TP HCM (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)