1.2 .Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN của NHTM
1.4. Rủi ro trong phát triển hoạt động TDTTXNK đối với KHDN
Bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng chứa đựng rủi ro nhất định, và đặc biệt trong kinh doanh ngoại thương thì yếu tố rủi ro là khơng thể tránh khỏi. Như chúng ta đã biết, giao thương quốc tế thường là quan hệ từ hai nước trở lên nhằm thực hiện tồn bộ các giao dịch hàng hóa và dịch vụ. Trong giao dịch này có những sự khác biệt như: về ngôn ngữ, luật pháp, đồng tiền, phong tục tập quán trong kinh doanh và khoảng cách địa lý tương đối lớn. Những sự khác biệt này tạo ra những khó khăn và trở ngại, đồng thời cũng gây ra những rủi ro cho các bên tham gia vào giao dịch. Chính các rủi ro trong xuất nhập khẩu là nguyên nhân quan trọng gây ra rủi ro cho NHTM trong quá trình cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Chính vì vậy mà trước khi cấp tín dụng cho các nhà xuất nhập khẩu, ngân hàng thường phải lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động giao thương có ảnh hưởng đến việc hồn trả các khoản tín dụng cho mình. Việc nghiên cứu các rủi ro ở đây cũng chỉ mang tính chất tương đối, bởi các rủi ro này thường có mối quan hệ hữu cơ với nhau, một rủi ro này xảy ra thường kéo theo các rủi ro khác, chẳng hạn như: do có rủi ro về tình hình đất nước ở nước nhập khẩu mà nhà xuất khẩu không thu hồi được vốn, vốn này nhà xuất khẩu lại vay từ ngân hàng, trong trường hợp này thường kéo theo rủi ro khách hàng mất khả năng thanh tốn, từ đó mà gây rủi ro cho ngân hàng.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ nước này được biểu hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước khác. Nói cách khác, tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh giữa các loại tiền tệ của hai nước với nhau. Vì vậy, đứng về mặt thương mại, có thể hiểu tỷ giá hối đoái là thước đo về sức mua của đồng tiền nước này so với sức mua của đồng tiền nước khác tại một thị trường và tại một thời điểm nhất định.
Tỷ giá hối đối ln biến động, sự biến động này có thể diễn ra hàng ngày. Từ đó kéo theo ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước và hầu hết các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế đối ngoại, nhất là hoạt động xuất nhập khẩu.
Chúng ta đều biết rằng khi tỷ giá hối đoái tăng tức là số lượng tiền nội địa đổi lấy một đơn vị ngoại tệ tăng (tiền nội địa mất giá) sẽ có tác động kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, khi tỷ giá hối đối giảm sẽ kích thích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Qua đó, cho thấy sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất nhập khẩu là sự tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ. Từ đó sẽ có tác động mạnh tới hoạt động TDTTXNK của ngân hàng. Bởi lẽ khi có rủi ro về hối đối xảy ra nó sẽ tác động tới những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và qua đó sẽ có tác động tới ngân hàng, sự tác động này lớn hay nhỏ tùy thuộc vào vốn mà khách hàng vay của ngân hàng.
Rủi ro do khách hàng khơng hồn trả
Rủi ro do khách hàng khơng hồn trả là khi ngân hàng sử dụng mọi biện pháp để truy địi mà vẫn khơng thu hồi được nợ hoặc thu không được là bao so với khoản vốn mà mình đã bỏ ra. Loại rủi ro này được đánh giá trên hai giác độ:
Rủi ro do khách hàng mất khả năng thanh toán
Đây là hiện tượng xảy ra khi khách hàng của ngân hàng gặp rủi ro trong kinh doanh. Với nhà xuất khẩu, các rủi ro thường gặp như: thiên tai, bị mất cắp, … khi hàng hóa đang trên đường vận chuyển hoặc trong khi nhà xuất khẩu đang vay tiền ngân hàng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì nhà nhập khẩu đột nhiên lại từ bỏ hợp đồng mà quá trình mua hàng nhà nhập khẩu đã hoàn tất. Với các nhà nhập khẩu, các rủi ro gặp phải khi khơng tiêu thụ được hàng hóa, hàng giảm giá dẫn đến không thu hồi được vốn trả ngân hàng. Các rủi ro trong kinh doanh mà nhà nhập khẩu và xuất khẩu gặp phải đã gián tiếp gây nên rủi do cho ngân hàng vì khách hàng khơng thể hồn trả lại khoản tín dụng.
Rủi do do khách hàng khơng thanh tốn
Đây là loại rủi ro xảy ra khi người vay thực hiện không tốt những điều khoản trong hợp đồng. Bản thân khách hàng vẫn có khả năng chi trả nhưng họ khơng chịu
hồn trả. Đây là một vấn đề do thông tin không cân xứng tạo ra sau khi diễn ra cuộc giao dịch.
Rủi ro đã làm giảm bớt xác suất hồn vốn nên ngân hàng có thể quyết định khơng cho vay. Song để có được quyết định này, ngân hàng phải có được những thơng tin chính xác và đầy đủ về doanh nghiệp xin vay vốn.
Khi một doanh nghiệp trình chứng từ xin tài trợ vốn ngân hàng, ngân hàng cần tìm hiểu kĩ các thơng tin về doanh nghiệp. Việc tiếp xúc với doanh nghiệp để tìm hiểu khả năng tài chính cũng như ý thức sử dụng vốn tài trợ của doanh nghiệp là một đòi hỏi cần thiết đối với cán bộ tín dụng.
Rủi ro do ảnh hưởng của nền kinh tế và chính trị đất nước
Sự phát triển của nền kinh tế và chính trị của đất nước ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và sự sẵn lòng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận của người vay. Suy thoái kinh tế cũng như một biến động về chính trị xảy ra dù với hình thức và mức độ nào đó đều ảnh hưởng bất lợi đến sự vận động tự do thương mại và lợi tức đối với cá nhân và các doanh nghiệp.
Nợ nước ngoài là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng của nó có thể rộng khắp. Các quốc gia có các vấn đề nợ nước ngồi thường hướng đến các chính sách làm đảo lộn các mối quan hệ thương mại quốc tế và tài chính quốc tế. Họ thường xử dụng các chính sách như phá giá tiền tệ, quản chế ngoại hối… Khi áp dụng các chính sách này, các định chế ngân hàng bị ảnh hưởng bất lợi. Thanh khoản và lợi tức ngân hàng bị ảnh hưởng về vật chất và các thiệt hại từ những khoản cho vay có chiều hướng diễn ra.
Tóm lại, trong kinh doanh thì yếu tố rủi ro là khơng thể tránh khỏi, trong khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp rủi ro thì tất yếu dẫn đến rủi ro cho ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong hoạt động xuất nhập khẩu, việc xem xét các yếu tố, nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp phòng ngừa là đều cần thiết đảm bảo khả năng an toàn của các khoản vốn cho vay.