Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng Doanh số Tỷ trọng
Tài trợ NK 72.686 31,10% 73.558 30.03% 93.184 37,20%
Tài trợ XK 81.932 35.05% 81.628 33.32% 76.550 30.55%
Cho vay khác 79.085 33,85% 89.781 36.65% 80.758 32.25%
Tổng cộng 233.703 100% 244.967 100% 250.492 100%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011-2013)
Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy doanh số tài trợ nhập khẩu có xu hướng tăng qua các năm, trong khi doanh số tài trợ xuất khẩu có xu hướng giảm xuống tuy nhiên mức độ giảm khơng đáng kể. Như đã phân tích ở trên, giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn nền kinh tế trong nước và thế giới suy thoái làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và làm giảm nhu cầu vốn trong nước, các doanh nghiệp xuất khẩu
nước ta chủ yếu xuất khẩu nông sản, thuỷ sản, gia công… gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ phía từ các nguồn hàng xuất khẩu giá rẻ của Thái Lan, Trung Quốc…nên chỉ sản xuất cầm chừng, thu hẹp phạm vi kinh doanh.
Một nhiệm vụ quan trọng của Eximbank là phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hố xuất nhập khẩu. Do đó, Eximbank rất chú trọng đến các hình thức tài trợ theo mặt hàng. Các mặt hàng chủ yếu mà Eximbank tài trợ là:
Về xuất khẩu: Eximbank chú trọng tài trợ đối với các ngành có thế mạnh của nền kinh tế như: nông sản, hàng dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, giầy dép các loại…
Về nhập khẩu: Eximbank quan tâm chú ý đến hoạt động tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, điện tử và linh kiện, thuốc chữa bệnh, hoá chất các loại…
Eximbank khơng có sự phân biệt rõ ràng nào về ngành hàng được tài trợ XNK. Tuy nhiên, do nước ta đang trong giai đoạn cơng nghiệp hố- hiện đại hố nên các nhu cầu về máy móc thiết bị, cơng nghệ tiên tiến, hàng hố vật tư là nhu cầu thiết thực. Vì vậy, theo khuyến cáo của Chính phủ, Eximbank hạn chế tài trợ nhập các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ hoặc các mặt hàng mà các nhà sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Điều này góp phần bảo vệ nền sản xuất trong nước và thúc đẩy nền kinh tế đi lên.
Eximbank tài trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu, nông sản, hàng dệt may, thủ cơng mỹ nghệ có tổng dư nợ cho vay nhiều nhất, điều này phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam vì đây là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất nước ta.
Bảng 2.7: Doanh số tài trợ XNK đối với KHDN theo mặt hàng
Đơn vị: tỷ đồng
Mặt hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1. Hàng nhập khẩu 72.686 73.558 93.184
-Máy móc thiết bị 10.903 11.769 13.359
- Hoá chất các loại 12.256 11.033 15.841 -Sắt thép 12.356 8.827 12.501 -Thuốc chữa bệnh 8.744 10.298 14.909 -Hàng khác 8.802 11.035 10.483 2.Hàng xuất khẩu 81.932 81.628 76.550 Gạo 18.483 19.123 15.098
Nông lâm thuỷ sản 27.037 25.549 24.612
Hàng dệt may 14.928 16.005 16.783
Thủ công mỹ nghệ 11.831 13.472 12.956
Hàng khác 9.653 7.479 7.101
Tổng cộng 154.618 155.186 169.743
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011-2013)
Nhìn vào bảng 2.7 ta thấy, đối với hàng nhập khẩu thì máy móc thiết bị, điện tử và linh kiện là các mặt hàng có dư nợ tài trợ nhiều nhất và có xu hướng tăng qua các năm. Đối với hàng xuất khẩu, xét theo mặt hàng thì vốn tài trợ cho xuất khẩu cho mặt hàng gạo, nông lâm thuỷ sản, dệt may đã chiếm phần lớn tỷ trọng trong doanh số tài trợ và dư nợ tài trợ xuất khẩu của Eximbank. Điều này chứng tỏ cơ cấu tài trợ xuất khẩu của ngân hàng vẫn chưa mở rộng. Trong khi trong thực tế và theo định hướng xuất khẩu của Nhà Nước, nhiều mặt hàng có tốc độ tăng khá cao như nhóm mặt hàng cơng nghiệp nhẹ, hàng thủ cơng mỹ nghệ, nhóm sản phẩm hàm lượng cơng nghệ cao (điện tử, linh kiện máy tính, …), sản phẩm gỗ,…. Vấn đề đặt ra ở đây là Eximbank cần phải làm thế nào để đa dạng, và mở rộng cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của mình, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu, và phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế đất nước.
2.2.3.2. Số lượng KHDN tham gia hoạt động TDTTXNK
Để phản ánh sự phát triển của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN của một ngân hàng thương mại ta xem xét chỉ tiêu số lượng khách hàng doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, đối với các ngân hàng thương mại việc tìm kiếm khách hàng và giữ chân khách hàng đang là một vấn đề rất quan trọng. Lãi suất ưu đãi, sản phẩm tài trợ hấp dẫn
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ dàng đang là những biện pháp các ngân hàng đưa ra để thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Là một ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh tốn quốc tế có uy tín, Eximbank có một lượng khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn và thường xuyên. Eximbank đã tận dụng nguồn khách hàng này để quảng bá và phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Bảng 2.8: Số lượng KHDN tham gia hoạt động TDTTXNK của Eximbank Eximbank
Đơn vị: khách hàng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lượng Số lượng % so với
năm 2011 Số lượng % so với năm 2012 Khách hàng 12.967 14.032 8,21% 15.833 12,83%
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011-2013)
Theo bảng 2.8, ta thấy số lượng khách hàng của Eximbank tham gia hoạt động TDTTXNK tăng qua các năm, năm 2012 tăng 1.065 khách hàng (tương đương 8,21%), năm 2013 tăng 1.801 khách hàng (tương đương 12,83%). Số lượng khách hàng tăng qua các năm là do trong năm 2012 Eximbank đã triển khai mơ hình bán hàng chủ động với đội ngũ chuyên viên bán hàng chuyên nghiệp, năng động, bán hàng tận nơi đồng thời đa dạng các kênh bán hàng để Eximbank đến gần khách hàng hơn. Bên cạnh đó Eximbank ln nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kết hợp công nghệ hiện đại vào giao dịch ngân hàng, mang lại sự tiện lợi tốt nhất cho khách hàng.
0 20 40 60 80 100
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Khác Công ty TNHH Công ty cổ phần DNNN
Hình 2.6: Cơ cấu khách hàng theo thành phần kinh tế
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tín dụng hàng năm của Eximbank 2011-2013)
Nhìn vào hình 2.6 có thể thấy, TDTTXNK đối với các DNNN giảm dần qua các năm trong khi cho với đối với các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn tăng là do Eximbank nhận thức được rằng sự tập trung nhiều vào các DNNN sẽ đẩy Eximbank vào thế bị động, phụ thuộc, không chủ động trong kinh doanh và thiếu sự bảo đảm chắc chắn. Tuy nhiên có thể thấy sự tập trung tài trợ vào các DNNN đang giảm dần, thay vào đó là các doanh nghiệp cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Điều này phản ánh sự cố gắng của Eximbank trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, mở rộng và phát triển tín dụng tài trợ theo hướng đa dạng hoá đối tượng khách hàng.
Đối với các doanh nghiệp khác đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì dư nợ cho vay của Eximbank với các thành phần này còn rất nhỏ do khi các doanh nghiệp này có nhu cầu về vốn họ thường tìm đến làm việc với các ngân hàng nước của họ đang hoạt động ở Việt Nam do họ được ưu đãi hơn khi đến các Ngân hàng của Việt Nam. Doanh số cho vay tài trợ cho các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu theo thành phần kinh tế của Eximbank. Các doanh nghiệp tư nhân ra đời và phát triển từ nhiều năm nay, nhưng do quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này rất nhỏ, và phần lớn là các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp chứa đựng
nhiều rủi ro, chưa đưa ra được chiến lược kinh doanh khả thi, báo cáo tài chính chưa minh bạch,…nên ngân hàng khó đánh giá thơng tin tín dụng của họ.
2.2.3.3. Số lượng các hình thức TDTTXNK đối với KHDN
Hiện nay Eximbank đang áp dụng nhiều hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng và tình hình kinh tế hiện tại như sau:
Danh mục các hình thức thức tín dụng tài trợ nhập khẩu gồm:
- Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị và hồng hố nhập khẩu. - Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu
- Bảo lãnh
- Cho vay VND để mua ngoại tệ cho nhập khẩu - Bao thanh toán
Danh mục các hình thức thức tín dụng tài trợ xuất khẩu gồm:
- Cho vay vốn lưu động để thu mua, chế biến và sản xuất hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương đã ký kết.
- Chiết khấu bộ chứng từ L/C hàng hoá xuất khẩu - Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng hoá xuất khẩu - Chiết khấu bộ chừng từ TTR hàng hố xuất khẩu trả chậm
Ngồi ra, Năm 2012 Eximbank triển khai thêm các sản phẩm như tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND với lãi suất ngoại tệ; tài trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân bằng VND với lãi suất 7%/năm có bảo hiểm tỷ giá; năm 2013 Eximbank triển khai thêm sản phẩm UPAS-Usance Payable At Sight nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu thông qua việc chuyển L/C thanh toán tiền hàng từ "trả ngay" thành "trả chậm", bao thanh toán xuất nhập khẩu…nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng.
2.2.3.4. Số lượng các mặt hàng được tài trợ xuất nhập khẩu
Trong 3 năm qua, Eximbank liên tục mở rộng danh mục các mặt hàng được tài trợ xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp cũng như thực hiện đúng theo định hướng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước.
Đối với nhóm hàng nhập khẩu, Eximbank tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh thiết thực cho q trình cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước. Năm 2011 có 6 mặt hàng được tài trợ nhập khẩu bao gồm: máy móc thiết bị, điện tử và linh kiện, xe máy, thuốc chữa bệnh, sắt thép, hóa chất các loại. Năm 2012 Eximbank đưa vào danh mục hàng nhập khẩu thêm mặt hàng bông sợi vải và bỏ mặt hàng xe máy ra khỏi danh mục. Đến năm 2013 ngân hàng đã đưa thêm mặt hàng thức ăn gia súc, hạt nhựa và nguyên liệu vào danh mục. Như vậy hết năm 2013 Eximbank có tất cả 9 mặt hàng được tài trợ nhập khẩu.
Đối với danh mục các mặt hàng được tài trợ xuất khẩu, Eximbank chia làm 3 nhóm chính gồm gạo, nhóm nơng lâm thủy sản và nhóm hàng tiêu dùng. Từ năm 2011 đến năm 2013 Eximbank liên tục đưa thêm các mặt hàng được tài trợ vào trong danh mục đặc biệt là nhóm nơng lâm thủy sản. Nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng ổn định với 3 mặt hàng: dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ. Năm 2011 ngân hàng bổ sung thêm 2 mặt hàng là cao su và gỗ. Năm 2012 ngân hàng bổ sung thêm 2 mặt hàng nông nghiệp là hạt điều và hạt tiêu.
2.2.3.5. Nợ quá hạn của hoạt động TDTTXNK đối với KHDN
Mục tiêu hoạt động của Eximbank là bền vững, an toàn, hiệu quả. Do vậy chất lượng tín dụng ln là một vấn đề được ngân hàng quan tâm trước hết và đặt lên hàng đầu trong hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng chỉ mang lại hiệu quả cho ngân hàng khi thu hồi lại được đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn từ khách hàng. Để thấy được chất lượng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu ta xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn.
Bảng 2.9: Tỷ trọng nợ quá hạn XNK trong tổng nợ quá hạn của Eximbank
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
NQH Tỷ trọng NQH Tỷ trọng NQH Tỷ trọng
Tổng NQH XNK 436 19,45% 431 14,33% 307 10,48%
Tổng NQH Eximbank 2.241 100% 3.011 100% 2.929 100%
Số liệu 3 năm gần đây cho thấy tổng nợ quá hạn của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu có xu hướng giảm từ 436 tỷ năm 2011 xuống đến 307 tỷ năm 2013. Tỷ trọng tổng NQH XNK trong tổng NQH Eximbank giảm từ 19,45% năm 2011 đến 14,33% năm 2012 và đạt mức thấp nhất là 10.48% trong năm 2013. Điều này chứng tỏ Eximbank rất chú trọng đến chất lượng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu bên cạnh việc phát triển TDTTXNK.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển hoạt động TDTTXNK đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
2.3.1. Những kết quả đã đạt được
Cũng như các NHTM khác, hoạt động đem lại lợi nhuận chính của Eximbank là hoạt động tín dụng, trong đó tín dụng ngắn hạn chiếm 70% doanh số cho vay và dư nợ tại ngân hàng. Công tác cho vay ở ngân hàng trong những năm qua được đặc biệt coi trọng và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Kinh doanh trong một môi trường chưa ổn định và chứa đựng nhiều rủi ro, Ngân hàng đã tích cực nghiên cứu và tìm kiếm các loại hình đầu tư vừa bảo đảm lợi nhuận vừa hạn chế rủi ro, giảm dần dư nợ với những khách hàng có mức dư nợ cao mà thiếu tin cậy đảm bảo an toàn vốn, tăng cường cho vay đối với những khách hàng có mức độ an tồn cao.
Giai đoạn 2011-2013 là giai đoạn kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên doanh số TDTTXNK của Eximbank vẫn tăng qua các năm phù hợp với mục tiêu chiến lược đề ra của Eximbank. Đạt được kết quả như trên, Eximbank đã tiến hành cho vay ứng trước đối với một số doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tăng doanh số XK và nguồn thu ngoại tệ cho Eximbank. Đồng thời Eximbank cũng áp dụng một số chính sách nhằm thu hút khách hàng như: áp dụng mức lãi suất thấp, giảm phí dịch vụ… Đối với hoạt động tín dụng nhập khẩu, Eximbank cũng đã thực hiện một số biện pháp để hạn chế rủi ro như: tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với khách hàng, thẩm định khách hàng một cách kĩ lưỡng trên nhiều phương diện khác nhau.
Hoạt động bảo lãnh tại Eximbank luôn đảm bảo an tồn và khơng phát sinh khoản nợ quá hạn bảo lãnh nào. Chất lượng công tác bảo lãnh ngày càng được nâng cao và đảm bảo an toàn kinh doanh.
Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có trình độ nghiệp vụ chun môn sâu, ngoại ngữ và tin học thành thạo là nguồn lực quý giá để phát triển Eximbank. Ban lãnh đạo Ngân hàng rất chú trọng công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên, không ngừng đào tạo và tranh thủ mọi điều kiện có thể để đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động ngân hàng ngày càng tốt hơn.
Để thu hút khách hàng đến giao dịch với Eximbank, các chính sách về phí dịch vụ, lãi suất, các kỳ hạn luôn được ngân hàng xem xét, điều chỉnh kịp thời để có thể giữ được thế cạnh tranh, nhưng vẫn đảm bảo khách hàng và ngân hàng cùng có lợi nhuận. Các cuộc tiếp xúc với khách hàng, chính sách khách hàng ưu đãi được ngân hàng thực hiện hàng năm, do đó tạo mối quan hệ gắn bó với khách hàng cũng như phục vụ các yêu cầu về tài trợ, thanh tốn, chuyển tiền đi, đến trong và ngồi nước của khách hàng ngày một tốt hơn, đảm bảo chính xác, nhanh chóng và an tồn. Với các chính sách linh hoạt như trên và với việc chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, Eximbank đã dần tạo được vị thế và niềm tin đối với khách hàng trong hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.
Về khách hàng tham gia hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của ngân