Doanh số mua bán ngoại tệ tại Eximbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 52)

ĐVT: Triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh số mua bán 20.076 28.550 41.093

(Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên Eximbank năm 2011, 2012, 2013)

Trong năm 2013, trạng thái ngoại tệ của Eximbank ln được duy trì cân bằng. Trạng thái ngoại tệ đến 31/12/2013 của Eximbank đối với các loại ngoại tệ khác quy USD là 41.093 triệu USD. Tỷ giá của Eximbank luôn được điều chỉnh theo sát với tỷ giá của NHNN công bố và tỷ giá USD/VND có biến động khác với xu hướng của các năm trước khi xu hướng giảm dần cuối năm do USD đang mất giá và lượng cung USD từ các dịng vốn nước ngồi đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh. Trong năm 2013, Eximbank ln đáp ứng nhanh chóng và kịp thời các nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng để thanh toán và trả nợ.

2.1.2.4. Thanh toán xuất nhập khẩu

Năm 2013 vẫn là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và hoạt động thanh tốn Xuất nhập khẩu nói riêng. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam chỉ hoạt động cầm chừng hoặc bị phá sản, dẫn đến sự sụt giảm về số lượng lẫn giá trị trong các giao dịch, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại các ngân hàng.

Tuy nhiên, với những lợi thế về thương hiệu, nguồn nhân lực chất lượng cao, chính sách linh hoạt và các gói sản phẩm phù hợp, mạng lưới ngân hàng đại lý gồm 871 ngân hàng trải rộng khắp các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc và khu vực EU…, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại Eximbank chỉ giảm nhẹ so với năm 2012 do mức tăng về doanh số thanh tốn nhập khẩu khơng đủ để bù đắp cho mức giảm về doanh số thanh toán xuất khẩu.

Kết quả trong năm 2013, tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank đạt 4.944,94 triệu USD (giảm 44,36 triệu USD, tương đương giảm 0,89% so với năm 2012), trong đó:

- Doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 2.229,76 triệu USD, chiếm tỷ trọng 1,69% kim ngạch xuất khẩu cả nước, giảm 13,67% so với năm 2012.

- Doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 2.715,18 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,07% kim ngạch nhập khẩu cả nước, tăng 12,83% so với năm 2012.

2.2. Thực trạng phát triển tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam KHDN tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam

2.2.1. Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với KHDN của NHTM tại Việt Nam

Hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với KHDN thực chất là một hình thức trong hoạt động tín dụng nên cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng cũng chính là cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với KHDN. Ngoài ra với đặc trưng riêng của hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với KHDN nên hoạt động này còn phải tuân theo các quy định về thanh toán quốc tế và quản lý ngoại hối, cụ thể cơ sở pháp lý của hoạt động tín dụng tài trợ XNK đối với KHDN bao gồm các văn bản pháp luật chủ yếu sau:

Văn bản tín dụng

Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XI thơng qua ngày 14/06/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Vì quan hệ tín dụng là quan hệ dân sự nên khi có phát sinh tranh chấp mà căn cứ các luật, các nghị định chun ngành mà khơng áp dụng được thì sẽ căn cứ vào luật dân sự để giải quyết.

Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nước cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XII thơng qua ngày ngày 17/6/2010 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2011.

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2002

Quyết định số 28/2002/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 01 năm 2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về sửa đổi Điều 2 Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2002;

Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng 03 năm 2005;

Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 5 năm 2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 1 của Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3/2/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 23 tháng 6 năm 2005;

Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

Thơng tư số 33/2011/TT-NHNN ngày 08 tháng 10 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20 tháng 5 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2011.

Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/4/2005 về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 24/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng, dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005.

Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam : Về việc ban hành Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Quyết định số 17/2006/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung điều 10 và điều 12 quy chế chiết khấu tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1325/2004/QĐ-NHNN ngày 15/10/2004 của Thống đốc NHNN.

Nghị định 163/2006 ngày 29/12/2006 về giao dịch đảm bảo

Nghị định 83/2010/NĐ – CP ngày 23/7/2010 quy định về trình tự, thủ tục đăng ký và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng tài sản.

Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 3/10/2012 quy định về bảo lãnh ngân hàng Một số văn bản có liên quan khác.

Thanh toán quốc tế.

Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ngày 13/12/2005.

Pháp lệnh 06/2013/PL-UBTVQH13 ngày 18 tháng 03 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối hiệu lực 1/1/2014.

Các văn bản pháp luật mang tính quốc tế như UCP 600, ISBP 681, URC, URR525… các văn bản này điều chỉnh hoạt động của L/C, hiều rõ quy định về L/C để tránh rủi ro liên quan đến hoạt động thanh toán bằng L/C.

2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung công việc nhằm phát triển hoạt động TDTTXNK đối với KHDN tại Eximbank động TDTTXNK đối với KHDN tại Eximbank

2.2.2.1. Thực hiện công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế các sản phẩm, hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN phẩm, hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN

Để phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN, Eximbank đã triển khai nghiên cứu các thông tin thị trường, các dự báo về thị trường xuất nhập khẩu, nhu cầu của khách hàng và các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của các ngân hàng thương mại đang hoạt động có hiệu quả cũng như của các chi nhánh khác trong hệ thống Eximbank. Cơng tác nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN được giao cho khối phát triển kinh doanh phối hợp với khối khách hàng doanh nghiệp thực hiện.

Nguồn thông tin chủ yếu của Eximbank thu được qua các báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tín dụng hàng năm của các chi nhánh trong cùng hệ thống Eximbank, số liệu thu thập từ các cuộc điều tra khảo sát thị trường của khối phát triển kinh doanh và ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các tạp chí kinh tế có uy tín. Từ các thông tin thu được khối khách hàng doanh nghiệp sẽ xây dựng các hình thức, sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong 3 năm gần đây, nhiều cuộc khảo sát đã được thực hiện mỗi năm về nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng. Dựa trên các cuộc khảo sát này khối khách hàng doanh nghiệp đã có đề xuất nhiều hình thức và sản phẩm tín dụng đạt hiệu quả cao như:

- Chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi - Chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng VND với lãi suất ngoại tệ

- Chương trình tài trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân bằng VND với lãi suất 7%/năm có bảo hiểm tỷ giá (đây là chương trình tiên phong của Eximbank trong hệ thống ngân hàng và được các khách hàng đánh giá rất cao về sự hỗ trợ, chia sẽ rủi ro của Eximbank nhất là trong tình hình lãi suất ở mức cao).

2.2.2.2. Thực hiện công tác Marketing cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN

Công tác Marketing cho hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng và làm tăng doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu do tăng số khách hàng mới. Hoạt động này được phối hợp giữa khối phát triển kinh doanh và khối khách hàng doanh nghiệp xây dựng các chính sách khách hàng, xúc tiến việc quảng bá và giới thiệu về các hình thức, sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng. Nội dung hoạt động quảng bá tuyên truyền của Eximbank hiện nay gồm: Tiêu chuẩn của khách hàng được xem xét cấp tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; Các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; Các sản phẩm tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu; Những ưu đãi mà Eximbank dành cho các đối tượng khách hàng; Các quy định về hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Eximbank…

Hoạt động Marketing của Eximbank nhìn chung chỉ mới thực hiện được khâu tuyên truyền quảng bá còn chưa thực sự xây dựng một chiến lược Marketing hoàn chỉnh.

2.2.2.3. Thực hiện công tác thẩm định khách hàng và giám sát quá trình sử dụng vốn sử dụng vốn

Công tác thẩm định hồ sơ xin vay của khách hàng và giám sát quá trình sử dụng vốn có vai trị quyết định chất lượng của hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN của Eximbank. Do vậy, phát triển chất lượng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thẩm định, giám sát vốn vay của Eximbank. Nội dung công tác thẩm định khách hàng hiện nay của Eximbank gồm: Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng; Thẩm định tính khả thi của phương án, dự án xin tài trợ; Thẩm định uy tín của khách hàng. Nguồn thơng tin chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính của khách hàng, hồ sơ lưu trữ trong ngân hàng và khảo sát thực tế của cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp. Phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ phân loại và đánh giá khách hàng theo kết quả tài chính, từ đó đưa ra quyết định cấp tín dụng. Hiện nay, Eximbank đang thực hiện cập nhật thông tin khách hàng 6 tháng một lần để phục vụ cho công tác thẩm định của ngân hàng. Với việc cập nhật kịp thời thông tin của khách hàng,

Eximbank đã tiết kiệm được thời gian và chi phí thẩm định, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với KHDN.

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ theo dõi sát sao tiến trình thương vụ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp sẽ bám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng và tập hợp thông tin chi tiết về từng giai đoạn của thương vụ. Để giám sát công việc này, khách hàng được yêu cầu phải có báo cáo thường xuyên và gửi các bản sao chứng từ cho ngân hàng. Trong quá trình sử dụng vốn vay, nếu khách hàng có các vướng mắc thì ngân hàng có trách nhiệm tư vấn và hỗ trợ để q trình kinh doanh của khách hàng sn sẻ. Đồng thời nếu phát hiện sai phạm như sử dụng vốn sai mục đích, khách hàng có ý định khơng trả nợ đúng hạn… ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

2.2.2.4. Đánh giá của khách hàng về hoạt động TDTTXNK đối với KHDN của Eximbank (khảo sát thực tế)

Tác giả xin trình bày đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp của Eximbank (xem chi tiết phiếu khảo sát khách hàng ở phụ lục 2)

Tác giả cùng một số đồng nghiệp tại Eximbank đã tiến hành cuộc khảo sát đối với khách hàng doanh nghiệp hiện đang giao dịch tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu với Eximbank tại bốn chi nhánh thuộc khu vực Tp.HCM: Sở giao dịch 1, chi nhánh Sài Gòn, chi nhánh Tân Sơn Nhất, chi nhánh Quận 11, đây là những chi nhánh có số lượng khách hàng giao dịch thanh toán quốc tế nhiều và sử dụng dịch vụ tài trợ xuất nhập dành cho khách hàng doanh nghiệp trong toàn hệ thống Eximbank. Mục đích của cuộc khảo sát là để tìm hiểu nhận định của khách hàng về dịch vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu dành cho khách hàng doanh nghiệp của Eximbank, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng nhằm phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu dành cho khách hàng doanh nghiệp tại Eximbank.

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 100 khách hàng và có 83 khách hàng trả lời đầy đủ. Bài viết chỉ sử dụng một phần kết quả của cuộc khảo sát và tập trung chủ yếu vào ý kiến của khách hàng đối với dịch vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu dành cho khách hàng doanh nghiệp của Eximbank.

Nhận định của khách hàng về hình ảnh của Eximbank

Trong câu hỏi nêu ra năm gợi ý là (1) chúng tôi hiểu rõ về Eximbank và các sản phẩm của dịch vụ do Eximbank cung cấp, (2) Eximbank là ngân hàng có phong cách làm việc chuyên nghiệp, (3) Eximbank đã hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của cơng ty chúng tơi, (4) Hình ảnh của Eximbank ngày càng được nâng cao,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)