Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp đẩy nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 98 - 106)

3.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển

3.2.1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, biện pháp đẩy nhanh

nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế nơng nghiệp

* Chính sách về đất đai

Từ kết quả chuyển đổi ruộng đất“ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” của huyện điểm Tiên Lãng, ngày 16-11-2001 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn có Hướng dẫn số 506- HDKH/NN&PTNT về:“Kế hoạch chuyển đổi

ruộng đất trong nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn những năm 2001- 2004”. Hướng dẫn số 506 nêu phương pháp chuyển đổi ruộng đất được

thống nhất toàn thành phố: 1) Khảo sát tình hình ruộng đất của các hộ nơng dân được giao theo Nghị định 64/CP của Chính phủ và Quyết định 03- QĐ/UB của UBND thành phố làm cơ sở cho việc chuyển đổi ruộng, 2) Nắm chắc các hộ gia đình chính sách để xây dựng cơ chế ưu tiên: gọn ruộng, gần, hạng tốt. 3) Dựa vào hạng đất tính thuế, xa gần, hệ số quay vịng để phân loại ruộng đất khi chuyển đổi, chính quyền bàn với dân về phương án giao ruộng theo phương pháp tính (Xem phụ lục 12).

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi ruộng đất trong nơng nghiệp Hải Phịng, ngày 7-12-2001 Ban thường vụ Thành ủy ra Quyết định số 25- QĐ/TU về:

“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đến các cấp ủy quận, huyện, thị xã và các ngành liên quan”. Quyết định nêu rõ việc dồn điền

đổi thửa trong nơng nghiệp, nơng thơn Hải Phịng là một u cầu khách quan và là nguyện vọng của đa số các hộ gia đình, tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thúc đẩy sản xuất nông nghiệp chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Thành ủy yêu cầu các sở, ban, ngành của UBND thành phố phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục vận động nông dân chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn. Triển khai Quyết định 25- QĐ/TU của Thành ủy, ngày 19-12-2001 UBND thành phố ban hành Quyết định 1252- QĐ/UB về: “Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn trong nông nghiệp từ thành phố đến huyện, xã”.

Diện tích đất nơng nghiệp Hải Phịng liên tục giảm do quá trình CNH, ĐTH trong khi khả năng mở rộng không nhiều và cũng không dễ khai thác, nên việc tiếp tục sử dụng hợp lý quỹ đất nơng nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng với thành phố, không chỉ đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững mà cịn tốt cho mơi trường sinh thái. Do vậy, Đảng bộ thành phố chỉ đạo: chuyển đất trồng trọt hiệu quả thấp sang NTTS và cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn; áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, đảm bảo lượng lương thực quy ra thóc hàng năm [129, tr. 25]. Trên

cơ sở chỉ đạo của Đảng bộ, ngày 15-9-2003 Thành ủy ban hành Chỉ thị số 20- CT/TU về:“Đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa trong nông nghiệp tại thành

phố Hải Phòng”. Chỉ thị yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành tổ

chức thực hiện tốt những nội dung sau:

- “Dồn điền đổi thửa” phải đảm nguyên tắc tự nguyện, tự thỏa thuận chuyển đổi ruộng đất cho nhau và các bên cùng có lợi. Chống lợi dụng, đầu cơ đất, nhất là ở những vùng ven đơ có tốc độ đơ thị hóa nhanh. Chính quyền cơ sở phải chỉ đạo có kế hoạch cụ thể, hướng dẫn để việc dồn điền đổi thửa nhanh, không xảy ra phức tạp ở nông thôn.

- Kết hợp “dồn điền, đổi thửa” với quy hoạch lại đồng ruộng cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất ở từng địa phương, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu sản xuất; giảm tối đa số thửa của mỗi hộ, mỗi xứ đồng, tập trung ruộng đất để phát triển sản xuất, tạo ra vùng sản xuất nơng sản hàng hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

- Bảo đảm đồn kết, ổn định nơng thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển, giữ nguyên số hộ, số khẩu, số diện tích của địa phương tại thời điểm đã giao ruộng đất khi thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ và Quyết định 03- QĐ/UB của UBND thành phố.

Triển khai quan điểm chỉ đạo của Đảng bộ và Thành ủy, UBND thành phố kiện tồn Ban chỉ đạo cơng tác dồn điền, đổi thửa, rà soát việc quy hoạch đất. UBND thành phố cùng với Sở Tài nguyên và Mơi trường kiểm tra, rà sốt hiện trạng tình hình quản lý, sử dụng đất nơng nghiệp. Các địa phương có đất nơng nghiệp xây dựng chương trình cụ thể chỉ đạo chính quyền, đồn thể có liên quan thực hiện đảm bảo yêu cầu, kế hoạch đề ra [8]

.

8

Đến năm 2010, 6 huyện của thành phố gồm: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương, Kiến Thụy, Thủy Nguyên với 115 xã đã thực hiện đổi điền, đổi thửa. Tổng số hộ thực hiện chuyển đổi: 171.355/208.184 hộ (đạt 82,35%). Số thửa trước chuyên đổi 1.400,376 thửa, sau chuyển đổi 729.882 thửa, giảm 670.494 thửa; diện tích thửa trước chuyển đổi bình

qn 358.8 m2/thửa, sau chuyển đổi bình quân 728,4 m2/thửa, tăng 369,6 m2/thửa; bình quân

Để khắc phục sự suy giảm liên tục diện tích đất nơng nghiệp Hải Phịng, UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu giống làm tăng năng suất, giá trị sản phẩm trên một diện tích canh tác. Do đó, sản lượng lương thực quy ra thóc vẫn tăng, đảm bảo đời sống và thu nhập của người nông dân, “mặc dù mỗi năm diện tích đất canh tác đều giảm hàng ngàn ha do tốc độ ĐTH, CNH, nhưng nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nên sản lượng lương thực quy ra thóc hàng năm vẫn tăng trên 1%, giá trị sản xuất tăng bình quân 4,03%/năm” [136, tr.76].

Việc cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của thành phố được Thành ủy chỉ đạo: “Xây dựng quy trình đơn giản hóa thủ tục tạo thuận lợi cho cấp, giao và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nơng nghiệp, nông thôn đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn” [132]. Thành ủy yêu cầu UBND thành phố cùng với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp thực hiện quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nơng nghiệp Hải Phịng [9]

đã tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, gia trại, đồng thời phát huy tính tự chủ của đơn vị cơ sở. Các hộ gia đình chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị canh tác.

* Chính sách về phát triển khoa học cơng nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Để phát triển nơng nghiệp Hải Phịng theo hướng sản xuất thực phẩm hàng hóa phục vụ đơ thị và xuất khẩu, Đảng bộ thành phố đặc biệt coi việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là giải pháp đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng hàng hóa nơng sản, thủy sản. Chủ trương này của Đảng

9

Trước khi thực hiện Luật đất đai 2003, thành phố cấp 245.337 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 264.141 hộ, chiếm 92,88% so với tổng số hộ, trong đó, đất nơng nghiệp trồng cây hàng năm cấp 241.903 GCN/256.708 hộ/44.300 ha (chiếm 98,19% số hộ, 97,88% diện tích); đất NTTS cấp 1.187 GCN/5.109 hộ/4.867 ha (đạt 23,23% số hộ); đất làm muối cấp 2.257 GCN/2.324 hộ, (đạt 97,12% số hộ) [169].

bộ được Thành ủy quán triệt, chỉ đạo: “tập trung vào các chương trình ứng dụng cơng nghệ sinh học như: chương trình phát triển giống cây trồng, vật ni; chương trình cơng nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; lựa chọn và nhập khẩu các giống mới, công nghệ tiên tiến từ nước ngồi phù hợp với Hải Phịng để đưa nhanh vào sản xuất…” [132].

Trong những năm 2001- 2005, UBND thành phố và các ban ngành liên

quan ban hành chính sách ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, như: 1- Tăng chi cho công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp bằng 50% ngân sách giành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố; 2- Phân cấp đến các cơ quan, đơn vị thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ phát triển nông nghiệp; 3- Chủ trì, nghiệm thu, triển khai kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn…

Kết quả nghiên cứu khoa học ứng dụng đối với nơng nghiệp tồn thành phố có: “29 đề tài về phổ biến, ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới; 5 dự án sản xuất thử nghiệm; 11 dự án ứng dụng; 16 chuyên đề nghiên cứu và 10 dự án hỗ trợ trực tiếp áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Đối với lĩnh vực thủy sản: 21 đề tài nghiên cứu; 2 dự án sản xuất thử nghiệm; 2 dự án ứng dụng và 2 chuyên đề nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sản xuất thủy sản” [135].

Cùng với quá trình triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, UBND thành phố yêu cầu các quận, huyện, thị xã triển khai hàng ngàn lớp tập huấn và trình diễn kỹ thuật về nơng nghiệp và thủy sản cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong thành phố.

Trong những năm 2006- 2010, ứng dụng, chuyển giao khoa học công

nghệ cho sản xuất được Thành ủy xác định: “là khâu đột phá quan trọng nhất để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp” [139]. Thành ủy chỉ đạo UBND thành phố tiếp tục phối hợp với Sở Thủy sản [10], Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn cùng các trường Đại học đóng trên địa bàn thành phố triển khai có hiệu

10 Ngày 04/4/2008 UBND thành phố có Quyết định số 543- QĐ/UBND hợp nhất Sở Thuỷ sản với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng.

quả các đề tài nghiên cứu khoa học về lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật ni có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao phù hợp từng vùng sinh thái.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, thành phố đã thực hiện 54 nhiệm vụ khoa học công nghệ về nông nghiệp và thủy sản. Các nhiệm vụ khoa học này tập trung vào việc lai tạo, tuyển chọn giống cây trồng, vật ni, giống thủy sản mới có năng suất cao, chất lượng tốt; nghiên cứu các biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; xây dựng quy trình ni một số giống thủy sản phù hợp với điều kiện sinh thái của Hải Phịng; phát triển nơng nghiệp theo hướng đô thị sinh thái; đề xuất các giải pháp ứng dụng KHCN để nâng cao hiệu quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, NTTS; xây dựng một số công thức luân canh tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thành phố và xuất khẩu, đồng thời tận dụng đất đai, nguồn nhân lực của từng địa phương…

Đồng thời, trong những năm 2006- 2010, thành phố đã tổ chức hơn 10.000 lớp tập huấn với 600.000 lượt nông dân tham gia [109]. Nội dung công tác tập huấn trọng tâm là: kỹ thuật gieo cấy lúa xn, chăn ni an tồn sinh học, hầm biogas, sản xuất nấm rơm, khai thác, chế biến thủy sản…(Xem Phụ lục 5)

* Tăng cường thủy lợi hóa, cơ khí hóa, điện khí hóa

Quan điểm về ưu tiên đầu tư thủy lợi hóa, kiên cố kênh mương, từng bước hiện đại hóa hệ thống đê điều… của Đảng bộ được Thành chỉ đạo: “quá

trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn, đồng thời là q trình thủy lợi hóa, điện khí hóa, sinh học hóa…”, “coi trọng áp dụng công nghệ tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, hồn thiện mơ hình thủy lợi thơn, xã, ưu tiên, ưu đãi hỗ trợ xây dựng cải tạo hạ tầng thủy lợi cho vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản tập trung” [132]. Thành ủy yêu cầu UBND thành phố phối hợp các ban ngành liên quan tập trung thi cơng hồn thành các cơng trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương sau trạm bơm vào năm 2005.

Những năm 2001- 2005, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, UBND

thành phố có Kế hoạch số 21- KH/UB ngày 4-6-2001 về:“tiếp tục triển khai

chương trình kiên cố hóa kênh mương cấp I sau trạm bơm điện của giai đoạn 1998- 2001”. Đồng thời, UBND thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát

thủy lợi Hải Phòng đến năm 2010 và 2020”. Tổng kinh phí đầu tư cho cơng

tác thủy lợi thành phố những năm 2001- 2005 là: “144,7 tỷ đồng (trong đó 70% vốn ngân sách, 30% vốn đóng góp của nhân dân). Tồn thành phố đã kiên cố hóa được 415,6 km kênh (bằng 57% tổng chiều dài kênh cần kiên cố theo chương trình). Thành phố đầu tư 176 tỷ đồng tu bổ hệ thống đê kè (chiếm 76% ngân sách đầu tư toàn bộ hệ thống thuỷ lợi)” [139], một số cống xung yếu được tu sửa hoặc xây lại đảm bảo khả năng phịng chống bão của đê. Hồn thành tu bổ tuyến đê Cát Hải, chống hiện tượng biển lấn, bảo vệ dân sinh, kinh tế trên đảo. Nhiều trạm bơm được cải tạo lại, thay thế các tổ máy bơm trục ngang bằng máy bơm trục đứng có hiệu suất cao hơn. Thành phố bước đầu ứng dụng công nghệ tin học trong xây dựng và thiết kế các cơng trình thuỷ lợi.

Những năm 2006- 2010, cùng với chương trình mục tiêu quốc gia về

xây dựng nông thôn mới, Thành ủy bổ sung quan điểm chỉ đạo: “Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa” [137]. Thực hiện chỉ đạo này, thành phố đã hoàn thành kế hoạch kiên cố hóa 726,32 km kênh mương sau trạm bơm điện; nâng cấp hệ thống thủy lợi An Kim Hải, Lang- Sài- Họng, kênh Hịn Ngọc, nam sơng Mới, trạm bơm Thượng Đồng phục vụ tưới tiêu cho 31.858 ha đất nông nghiệp và 4.250 ha đất NTTS; nâng cấp, cải tạo 677 trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp, nạo vét 227 tuyến kênh hút, tổng mức đầu tư 391.042 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước 356,53 tỷ đồng (chiếm 9,1%). Nhiều đoạn đê, tuyến đê, tuyến kè đã được hồn thiện về quy mơ và chất lượng, cống xung yếu được thay thế, các trọng điểm xung yếu được khắc phục. Hệ thống đê điều Hải Phòng cơ bản đáp ứng mục tiêu ngăn mặn, chống gió bão cấp 10 với mức triều trung bình tần suất 5%.

Với chủ trương phát triển nền nơng nghiệp hài hồ trong tổng thể cơ cấu kinh tế của thành phố, Đảng bộ nhấn mạnh giải pháp tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến, thủ cơng mỹ nghệ, cơ khí phục vụ nơng nghiệp. Chương trình hành động số 23- Ctr/TU của Thành ủy xác định rõ quan điểm: Việc đầu tư cơ sở vật chất, cơ giới hóa, tin học hóa thay thế lao động thủ công, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu để sử dụng có hiệu quả đất đai, tài nguyên, lao động, nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản. Thành ủy yêu cầu các cấp, các ngành trong thành

phố xây dựng chương trình thực hiện của cấp mình phù hợp chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm cụ thể của từng cấp ngành, địa phương đơn vị.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, ngày 22-9-2002 Sở Công nghiệp Hải Phòng xây dựng Chương trình“Phát triển cơng nghiệp cơ khí phục vụ

nơng nghiệp, nông thôn (2001- 2010)”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng sử dụng máy cơ điện phục vụ nông nghiệp Hải Phịng, Chương trình đã xác định kế hoạch đầu tư sản xuất, trang bị máy cơ khí nơng nghiệp của thành phố đến năm 2005 và 2010. UBND thành phố triển khai và thực hiện Quyết định 1647- QĐ/UB về “Hỗ trợ nông thôn vay vốn ưu đãi mua máy cơ khí phục vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 98 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)