Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 143 - 146)

Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.2. Gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp

chế biến và nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, manh mún, năng suất thấp hướng đến một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, năng suất và sản

lượng cao giúp nâng cao thu nhập và đời sống người nơng dân. Do đó, khi chuyển sang sản xuất hàng hóa, người nơng dân phải căn cứ vào nhu cầu của thị trường để lựa chọn loại cây trồng, vật ni có khả năng tiêu thụ với giá trị kinh tế cao nhất.

Những năm 1996- 2000, với chủ trương phát triển nông nghiệp hướng tới hiệu quả, Đảng bộ thành phố Hải Phịng có nhiều giải pháp gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường, như: xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp kinh doanh nơng sản xuất khẩu; khuyến khích, hỗ trợ mơ hình liên kết giữa sản xuất- chế biến- tiêu thụ sản phẩm; quản lý chống ép cấp, ép giá hàng nông sản, “coi trọng cả thị trường trong và ngồi nước, trước hết là thị trường Hải Phịng và vùng Bắc Bộ” [126]. Do đó, kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng bước đầu chuyển dịch từ độc canh cây lúa sang hình thành những tiểu vùng sản xuất tập trung, “sản xuất lúa liên tục được mùa, đến năm 2000, năng suất đạt trên 10 tấn/ha, sản lượng quy ra thóc 506,9 ngàn tấn, giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân trong 5 năm là 5,55%” [129, tr. 4]. Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu phát triển ổn định, bền vững, chủ trương gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường của Đảng bộ thành phố những năm này chưa thực sự hiệu quả, trong đó thấy rõ nhất là: các sản phẩm nông nghiệp chưa có kỹ thuật bảo quản, đảm bảo cung cấp cho thị trường chất lượng cao; nông nghiệp chưa gắn với công nghiệp chế biến, xuất khẩu để tăng giá trị sản phẩm; các cơ sở chế biến nơng sản ít về số lượng và trang thiết bị lạc hậu; các hoạt động dịch vụ tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa hiệu quả; đặc biệt, nông nghiệp chưa gắn với quy hoạch, định hướng phát triển sản xuất mà chủ yếu là những cách làm tự phát của người nơng dân, tình trạng “được mùa, mất giá” thường xuyên diễn ra.

Trước tình hình đó, trong những năm 2001- 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng chú trọng đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả. Nghị quyết 11- NQ/TU (2002) chủ trương: “đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế hơn nữa để hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn. Phát triển thị trường gắn với mơ hình tổ chức hoạt động thương mại- dịch vụ nơng thôn” [132]; Đại hội XIII Đảng bộ thành phố (2006) yêu cầu: “chuyển

dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phải dựa trên cơ sở phát triển nhanh khu vực dịch vụ và cơng nghiệp để có giá trị gia tăng cao, có khả năng thích ứng nhanh với những biến động của thị trường thế giới” [137, tr. 21]; Chương trình hành động số 23- Ctr/TU (2008) của Thành ủy chú trọng giải pháp: “gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến, dịch vụ ở các vùng nơng thơn, hình thành sự liên kết nông- công nghiệp- dịch vụ và thị trường” [141]…

Cùng với nhận thức đúng đắn về vai trị của cơng nghiệp chế biến gắn với thị trường trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Đảng bộ thành phố chỉ đạo, triển khai mạnh mẽ công tác quy hoạch, kế hoạch, định hướng sản xuất, như: quy hoạch tám vùng sản xuất tập trung quy mô lớn và hai vành đai nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa vừa phát huy lợi thế so sánh của địa phương vừa thuận lợi về thị trường tiêu thụ, đảm bảo tăng trưởng ổn định bền vững của nền nông nghiệp sinh thái. Tại các vùng sản xuất tập trung, giá trị sản xuất đạt từ 100 đến 300 triệu đồng/ha/năm; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo quản, chế biến, tiêu thụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng sản hàng hóa bằng các chính sách ưu đãi về hỗ trợ vay vốn ngân hàng, miễn giảm thuế đất và thuế thu nhập doanh nghiệp… Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch bước đầu có kết quả, trong đó: thành phố có 52 cơ sở chế biến, kinh doanh hàng nông sản: rau, củ, quả, nấm các loại, thịt gia súc, gia cầm; 33 cơ sở chế biến, bảo quản thủy sản [42]. Ngoài ra, thành phố xây dựng 3 kho lạnh bảo quản khoai tây, giống và rau màu tại Cổ Am (Vĩnh Bảo), Công ty Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp và Trung tâm khuyến nông; Cơng ty giống cây trồng Hải Phịng có cơng nghệ Lị sấy ngang; Cơng ty dịch vụ kỹ thuật nơng nghiệp Hải Phòng đầu tư cơng nghệ Lị sấy trục đứng.

Trong chế biến thuỷ sản, các cơ sở chế biến được đầu tư nâng cấp và áp dụng công nghệ mới. Đến năm 2010, 60% các cơ sở chế biến có trình độ cơng nghệ tiên tiến, thực hiện đồng bộ các giải pháp an toàn chất lượng trong tất cả các khâu của q trình sản xuất. Thuỷ sản đơng lạnh được xác định sản phẩm xuất khẩu chủ lực của thành phố, trong đó sản phẩm tơm chiếm 40% giá trị xuất khẩu tồn ngành [42]. Các DNNN vẫn giữ vai trò chủ đạo về chế biến xuất khẩu, chế biến đông lạnh như: Công ty Đồ hộp Hạ Long, Công ty Liên doanh chế biến thủy sản Việt- Nga (SeasaFico), Nhà máy đông lạnh 42, Cơng ty dịch vụ, khai thác thủy sản Hải Phịng…

Bên cạnh đó, việc xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nơng sản hàng hóa đạt kết quả quan trọng. Tồn thành phố có 85 chợ và 2 trung tâm thương mại về sản phẩm nông nghiệp tại Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo. Đồng thời, các thị trường xuất khẩu truyền thống hiệu quả cao như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo, Indonesia, Nga, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu chất lượng cao như: Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Mỹ…

Nơng nghiệp thành phố Hải Phịng chuyển dịch tích cực theo hướng: tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng trong ngành trồng trọt [13]. Các mặt hàng chủ lực của nông nghiệp cung cấp và đảm bảo lương thực, thực phẩm cho thành phố là “thóc từ 490 nghìn tấn đến 500 nghìn tấn/năm, rau các loại 230 nghìn tấn/năm; thịt hơi các loại năm 2010 đạt 112.213 tấn; trứng gà 212 triệu quả” [151]. Các sản phẩm chế biến thủy sản chủ yếu gồm sản phẩm đông lạnh, sản phẩm khô, ướp muối, sản phẩm phối chế, ăn liền và đồ hộp. “Hàng năm, sản lượng tiêu thụ từ 75 đến 95 nghìn tấn, giá trị tiêu thụ nội địa đạt từ 560 tỷ đến hơn 1.000 tỷ đồng và giá trị xuất khẩu đạt từ 35 đến 58 triệu USD” [151].

Những thành quả nơng nghiệp thành phố Hải Phịng những năm 2001- 2010 đạt được tuy chưa tạo đột phá cho tăng trưởng và phát triển nhưng là hướng đi đúng đắn, phù hợp. Do đó, để đảm bảo nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, năng suất và sản lượng cao, nâng cao thu nhập và đời sống người nông dân, bài học rút ra trong công tác lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành phố Hải Phòng là tiếp tục gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công nghiệp chế biến và nhu cầu của thị trường một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)