Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng những nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 84 - 98)

dung chủ yếu

* Hướng tới nền nông nghiệp đô thị sinh thái

Chủ trương phát triển nơng nghiệp Hải Phịng hướng tới hiệu quả làm cơ sở để ổn định xã hội và phát triển kinh tế bền vững, tạo đà thực hiện CNH, HĐH mà Đại hội XI (5-1996) Đảng bộ đề ra đạt được những thành tựu cơ

bản: “sản xuất lúa liên tục được mùa, đến năm 2000, năng suất đạt trên 10 tấn/ha, sản lượng quy ra thóc 506,9 ngàn tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân trong 5 năm là 5,55%” [129, tr. 4]. Dựa vào kết quả đạt được, căn cứ chủ trương, quan điểm của Trung ương, Nghị quyết XII (2001) Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định mục tiêu: “Tiếp tục đẩy nhanh q trình xây dựng Hải Phịng thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, dịch vụ, thủy sản miền Bắc…”[129, tr. 19]. Tiếp đó, Nghị quyết XII Đảng bộ thành phố Hải Phòng (1- 2001) chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp thúc đẩy nông nghiệp phát triển “theo hướng sản xuất thực

phẩm hàng hóa phục vụ đô thị và xuất khẩu”[129, tr. 24], bằng cách chuyển

mạnh diện tích lúa năng suất thấp, kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả, rau, đồng thời đẩy mạnh chăn nuôi về quy mô, chất lượng… tạo ra nguồn thực phẩm hàng hóa có chất lượng phục vụ đô thị và xuất khẩu. So với chủ trương Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ về “chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ lương thực là chủ yếu sang sản xuất thực phẩm, phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu…” [119, tr. 26], nhận thức mới Nghị quyết XII (1- 2001) Đảng bộ thành phố Hải Phịng là nơng nghiệp phải hỗ trợ, phục vụ hiệu quả cho thành phố công nghiệp, dịch vụ. Do đó, Nghị quyết Đảng bộ thành phố Hải

Phịng khóa XII nhấn mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, coi đây là giải pháp đột phá để tăng nhanh năng suất, chất lượng hàng hóa phục vụ đơ thị và xuất khẩu. Ưu tiên đầu tư điện khí hóa, thủy lợi hóa, cơ bản hồn thành kiên cố kênh mương sau trạm bơm vào năm 2005; tăng cường phát triển công nghiệp dịch vụ, nhất là công nghiệp chế biến. Đối với thủy sản, tập trung cao cho nuôi trồng, dịch vụ và chế biến.

Chủ trương về mơ hình tổ chức sản xuất vẫn bao gồm sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhưng vị trí vai trị của từng thành phần kinh tế có

sự nhìn nhận mới. Nghị quyết nhấn mạnh đến việc tiếp tục phát triển kinh tế trang trại, tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nơng nghiệp:

nắm những vị trí then chốt, là nhân tố mở đường, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế- xã hội, chấp hành pháp luật và cùng với kinh tế HTX là nền tảng của nền kinh tế thành phố. Nghị quyết có những giải pháp cụ thể như: sắp xếp lại DNNN, hỗ trợ và

khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, trong đó hợp tác xã là nịng cốt. Thành phố giúp các HTX đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong q trình phát triển. Kinh tế cá thể, tiểu chủ được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngoài nước.

Nghị quyết tiếp tục chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, trong đó trọng tâm là chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, lao động “đổi mới giống và cơ cấu cây trồng, vật nuôi… chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp” [129, tr. 25]. Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh đến các giải pháp phát triển đồng bộ về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, dịch vụ thủy sản; chuyển đất trồng trọt hiệu quả thấp sang nuôi thủy sản và trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao hơn; phát triển mạnh các vùng chuyên canh nhằm tạo ra những sản phẩm có giá trị hàng hóa cao; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến, ngành nghề, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ là đô thị và xuất khẩu. Đây là các giải pháp hướng tới một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị hiệu quả cao.

Tiếp tục chủ trương hướng tới nền sản xuất hàng hóa phục vụ đơ thị và xuất khẩu, Đại hội XIII (1- 2006) Đảng bộ thành phố Hải Phòng nhấn mạnh đến các giải pháp đồng bộ gắn phát triển nông nghiệp với nơng thơn, trong đó: ưu tiên việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp gắn với với bố trí lại lao động ở nơng thôn; quy hoạch lại hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp nông thơn; tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại quy mô lớn, các làng nghề ở nơng thơn. Đồng thời, hồn thiện quy hoạch nông nghiệp, thủy sản trên cơ sở nhu cầu của thị trường và lợi thế từng vùng.

Đối với kinh tế thủy sản, Đại hội XIII nhấn mạnh: “phát triển thủy sản tồn diện theo hướng thâm canh, cơng nghiệp hóa…thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn, một trung tâm về giống, thức ăn, khoa học- công nghệ, chế biến, xuất khẩu và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng duyên hải Bắc bộ” [137, tr.49]. Ngồi ra, để góp phần nâng cao chất lượng mơi trường, cảnh quan đô thị, đảm bảo cho sự phát triển sinh thái bền vững, Đại hội chủ trương nông nghiệp thành phố phải tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an tồn thực phẩm. Đây là giải pháp “hướng tới nền nông nghiệp đô thị sinh thái, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, an tồn thực phẩm, góp phần nâng cao chất lượng mơi trường, cảnh quan đô thị, đảm bảo cho sự phát triển sinh thái bền vững” [137, tr. 51].

* Đẩy nhanh cơng nghiệp hố, hiện đại hố kinh tế nông nghiệp

Quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương năm khóa IX, ngày 28-10- 2002 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phịng khóa XII ra Nghị quyết số 11- NQ/TU về “Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn Hải Phịng (2001- 2010)”. Nghị quyết đánh giá, chủ trương đẩy

mạnh CNH, HĐH kinh tế nông nghiệp của Đảng được Đảng bộ, quân và dân thành phố triển khai tích cực, đúng hướng và đạt được những kết quả quan trọng: tốc độ tăng trưởng khá, bình quân 5,5%/năm; khoa học kỹ thuật bước đầu được áp dụng có hiệu quả trên các lĩnh vực nơng, lâm, thủy sản. Quan hệ sản xuất trong nông nghiệp từng bước được đổi mới, dần đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hóa góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng. Nhiều mơ hình, nhân tố mới năng động, hiệu quả được nhân rộng, góp phần thúc đẩy sản xuất nơng nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Thu nhập và đời sống của nông dân được nâng lên rõ rệt, an ninh nông thôn được đảm bảo.

Tuy nhiên, Nghị quyết cũng chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp Hải Phịng: q trình CNH, HĐH nơng nghiệp diễn ra chậm, trình độ sản xuất và hiệu quả thấp, sản xuất phân tán, tự phát, manh mún, sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản kém, môi trường bị ô nhiễm, hiệu quả sử dụng đất thấp. Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với yêu cầu của thị trường. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nơng nghiệp có nhiều bất cập, lạc hậu. Các HTX nơng nghiệp mặc dù được chuyển đổi theo Luật HTX nhưng còn yếu kém. Các dịch vụ nông nghiệp của HTX chưa đáp

ứng được yêu cầu sản xuất, chưa hình thành được những vùng sản xuất nguyên liệu tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến. Đặc biệt, Nghị quyết nêu khó khăn lớn nhất của sản xuất hàng hóa là thị trường tiêu thụ khơng ổn định, bấp bênh nên giá thành nông sản, thủy sản của người nông dân thường xuyên thấp trong khi vật tư đầu vào tăng cao…

Những hạn chế, yếu kém của nơng nghiệp Hải Phịng được Nghị quyết chỉ ra nguyên nhân khách quan, xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, manh mún, khả năng tiếp cận thị trường khu vực và thế giới còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân chủ quan, nơng nghiệp Hải Phịng chưa phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp của thành phố cảng và là đầu mối giao thông của các tỉnh phía Bắc, trung tâm cơng nghiệp, thương mại, một đô thị lớn ven biển. Nhiều chủ trương của Trung ương, Thành ủy chậm được cụ thể hóa, lúng túng trong xác định nội dung, chương trình cụ thể phát triển nơng nghiệp. Thiếu chính sách thu hút doanh nghiệp mạnh đầu tư vào nông nghiệp, thủy sản…

Trên cơ sở kết quả đạt được của nông nghiệp, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, Nghị quyết 11- NQ/TU nêu mục tiêu tổng quát và lâu dài của kinh tế nông nghiệp thành phố, phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu

kinh tế hơn nữa để hướng tới một nền nơng nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.

Sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy sản tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố, phục vụ du lịch, xuất khẩu đồng thời đảm bảo an tồn, bảo vệ mơi trường sinh thái:

Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp Hải Phịng, sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả bền vững; hướng vào sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy sản có chất lượng giá trị cao, đảm bảo an tồn, bảo vệ mơi trường sinh thái; đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân nông thôn [132].

Căn cứ mục tiêu trên đây, những quan điểm được Nghị quyết 11- NQ/TU nêu ra là:

- Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn phải phù hợp với lợi thế đặc thù của thành phố cảng biển, đô thi loại I cấp quốc gia, trung

tâm kinh tế công nghiệp, dịch vụ thương mại, du lịch thủy sản, xuất nhập khẩu của miền Bắc và cả nước, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế;

- Phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn với đơ thị hóa nơng thơn và xây dựng, phát triển, quản lý đơ thị Hải Phịng;

- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa. Ưu tiên hàng đầu ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực. Phát huy vai trò của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, chú trọng xây dựng doanh nghiệp nông nghiệp đủ sức làm đầu tàu dẫn dắt kinh tế hộ.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Nghị quyết của Thành ủy xác định tập trung vào một số hướng chính mang tính đột phá, đó là:

Thứ nhất, quy hoạch gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là giải pháp không mới nhưng lần đầu tiên Nghị quyết đã gắn việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp với công tác quy hoạch trên cơ sở nghiên cứu lợi thế của từng vùng, từng ngành,

từng địa phương và quy hoạch hiện có. Nghị quyết rất coi trọng cơng tác quy hoạch và yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng trong nông, lâm, thủy sản phải theo đúng quy hoạch đảm bảo phù hợp về thổ nhưỡng, hệ sinh thái, truyền thống canh tác, cảnh quan... Nghị quyết hướng dẫn các ngành, các địa phương lập đề án quy hoạch phải dựa trên những dự báo về phát triển kinh tế, gắn chặt với an ninh- quốc phịng, bảo vệ mơi trường sinh thái. Trên cơ sở quy hoạch chung của thành phố, các ngành, địa phương tiến hành xây dựng quy hoạch vùng bằng các dự án cụ thể. Trước hết, cần xây dựng tốt các quy hoạch về sử dụng đất, trong đó tạo thuận lợi cho nơng dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất; khuyến khích thực hiện “dồn điền, đổi thửa” đáp ứng tốt sản xuất hàng hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; quy hoạch vùng sản xuất tập trung các loại nơng, lâm, thủy sản hàng hóa chủ yếu; quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội… Đây là chủ trương đúng đắn để nhanh chóng đưa nơng nghiệp Hải Phòng từng bước chuyển dịch theo hướng khai thác và phát huy được tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái, giúp cho nông nghiệp thành phố phát triển vừa đa dạng vừa phong phú, có hiệu quả hướng tới một nền nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững.

Thứ hai, đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong sản xuất

nông nghiệp. Nếu như Nghị quyết 15- NQ/TU, ngày 8-4-1999 của Thành ủy Hải Phòng đưa ra các giải pháp đồng bộ về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và cơng nghệ thì Nghị quyết số 11- NQ/TU của Thành ủy lần này xác định khoa học- công nghệ là giải pháp động lực hàng đầu, trong đó nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất được coi là đột phá đẩy nhanh tiến trình thực hiện CNH, HĐH nơng nghiệp. Do đó, ưu tiên vốn của Nhà nước và thành phố để đẩy mạnh các chương trình ứng dụng cơng nghệ sinh học như: chương trình phát triển giống cây trồng, vật ni; chương trình cơng nghệ sau thu hoạch, bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; lựa chọn và nhập khẩu các giống mới, cơng nghệ tiên tiến từ nước ngồi phù hợp với Hải Phòng để đưa nhanh vào sản xuất, chương trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học cho cơ giới hóa, thủy lợi hóa… Thành ủy cũng yêu cầu phải sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở nghiên cứu, chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ ở địa phương. Xây dựng các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng có trang thiết bị, điều kiện nghiên cứu hiện đại, đủ năng lực tạo ra đột phá về công nghệ. Tăng cường chỉ đạo và đầu tư đổi mới cơ chế quản lý khoa học, quản lý khuyến nông, khuyến ngư nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các cơ quan nghiên cứu và hệ thống khuyến nông, tăng hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ. Để phát huy tối đa việc ứng dụng khoa học đạt hiệu quả, Thành ủy yêu cầu phải chuyển nhanh từ sản xuất manh mún, phân tán sang sản xuất quy mô tập trung mang tính sản xuất hàng hóa. Q trình chuyển dịch này không chỉ đối với kinh tế hộ mà khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia.

Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp: Lần đầu tiên, Nghị quyết nêu ra giải pháp hỗ trợ cho nơng nghiệp hàng hóa trên cơ sở phát huy lợi thế của thành phố cơng nghiệp. Đó là cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thành phố phải tham gia tổ chức sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho Hải Phòng và thị trường cả nước. Vật tư, thiết bị gồm máy móc, phương tiện trong quy trình sản xuất, dịch vụ chế biến sản phẩm của nông nghiệp, thủy sản.

Thành ủy nhấn mạnh thành phố có cơ chế chính sách thuận lợi cho các đơn vị sản xuất vật tư, thiết bị nông nghiệp như: hỗ trợ kinh phí mua bí quyết

cơng nghệ mới, được ưu tiên hỗ trợ một lần tiền thuê tư vấn công nghệ, tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế, các hệ thống sản xuất sạch; hỗ trợ tín dụng, cải thiện thủ tục cho vay, tăng mức cho vay đối với hộ và các tổ chức kinh tế ở nông thôn tham gia sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)