Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 146 - 150)

Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.2. Một số kinh nghiệm

4.2.3. Phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mớ

mới và q trình đơ thị hóa ở nơng thơn

Xây dựng nơng thơn mới ở Hải Phịng là một quá trình đổi mới sâu sắc, tồn diện trên mọi lĩnh vực ở nơng thơn để có: “kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơng thơn khơng ngừng được nâng cao; có

13

Năm 2001, tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ của Hải Phòng: 68,84% - 29,06% - 2,1%, năm 2006 cơ cấu này: 62,9% - 34,47% - 2,57%, năm 2010 tỷ trọng tương ứng: 53,31% - 44,26% - 2,43% [41].

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất phù hợp quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá” [141]. Việc gắn phát triển kinh tế nông nghiệp với xây dựng nơng thơn mới và q trình đơ thị hóa ở nơng thơn vừa thúc đẩy nông nghiệp tăng trưởng nhờ hỗ trợ từ công nghiệp, dịch vụ vừa đảm bảo cho xã hội nơng thơn ổn định; dân trí được nâng cao, mơi trường sinh thái được bảo vệ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.

Những năm 1996-2000, với quan điểm phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, Đảng bộ thành phố Hải Phịng có một loạt giải pháp nhằm chuyển mạnh nông nghiệp từ độc canh cây lúa sang sản xuất đa dạng hàng hóa nơng sản. Tuy nhiên, chủ trương gắn kết kinh tế nông nghiệp với nơng thơn và q trình đơ thị hố ở nơng thơn chưa được Đảng bộ thành phố chú trọng và cũng chưa có giải pháp nào thúc đẩy sự gắn kết đó. Do vậy, trong những năm này, mặc dù kinh tế nông nghiệp đạt nhiều thành tựu quan trọng nhưng tăng trưởng chưa ổn định, thiếu bền vững, đồng thời nhiều hạn chế, bất cập từ kinh tế nơng thơn trong q trình đơ thị hố, như: kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn yếu kém, thiếu đồng bộ; công nghiệp, dịch vụ cảng biển không hỗ trợ hiệu quả cho nơng nghiệp; q trình đơ thị hố diễn ra mạnh nhưng thiếu quy hoạch; môi trường sinh thái bị ô nhiễm, hiệu quả sử dụng đất thấp; sản xuất nông nghiệp chưa gắn với yêu cầu của thị trường nên việc hỗ trợ nơng dân tiêu thụ sản phẩm rất khó khăn; cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp bất cập, lạc hậu; chưa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển…

Trước tình hình đó, trong những năm 2001- 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và q trình đơ thị hóa ở nơng thơn. Quan điểm của Nghị quyết 11- NQ/TU (2002) là: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn, gắn CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn với đô thị hóa nơng thơn và xây dựng, phát triển, quản lý đơ thị Hải Phịng” [132]; Đại hội XIII (1- 2006) Đảng bộ thành phố nhấn mạnh đến các giải pháp đồng bộ gắn phát triển nông nghiệp với nơng thơn, trong đó: ưu tiên đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp gắn với với bố trí lại lao động ở nơng thôn; quy hoạch lại hệ thống cơ sở sản xuất công nghiệp nông

thơn; tiếp tục khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại quy mô lớn, các làng nghề ở nông thôn; Công văn số 381- CV/TU của Thành uỷ, khoá XII (2006) điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý, hướng mạnh đến việc phát huy ưu thế của đô thị, công nghiệp, dịch vụ vừa đẩy nhanh tăng năng suất, chất lượng nơng sản hàng hố vừa đảm bảo tiêu thụ hàng hóa, tạo việc làm cho người dân nơng thơn; Chương trình hành động số 23- Ctr/TU (2008) của Ban Thường vụ Thành uỷ nhấn mạnh các giải pháp gắn kết hiệu quả kinh tế nông nghiệp với vấn đề nông thôn và nâng cao đời sống người nông dân: “phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ ở các vùng nơng thơn, hình thành sự liên kết nơng- công nghiệp- dịch vụ và thị trường” [141].

Với chủ trương và các giải pháp trên đây, Đảng bộ thành phố Hải Phòng đã đặt vấn đề nông nghiệp trong tổng thể của vấn đề nông thôn để huy động tiềm năng, thế mạnh to lớn của kinh tế nông nghiệp kết hợp với nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nơng thơn. Do đó, những năm 2001- 2010 nơng nghiệp, nơng thơn thành phố Hải Phòng đạt nhiều thành tựu quan trọng:

Đơ thị hóa ở nơng thơn được đẩy nhanh, các thị trấn, thị tứ và các cụm dân cư mới ở trung tâm các xã được hình thành; hình thành trung tâm thương mại và siêu thị; mạng lưới chợ nông thôn với 86 chợ các loại. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp được xây dựng ở các huyện, nhất là ở các thị trấn, thị tứ gắn liền với quá trình đơ thị hố, thu hút hàng vạn lao động nông thôn.

Cơ sở hạ tầng nông thôn được cải tạo nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dân nông thôn về sản xuất và sinh hoạt: 100% số xã của 7 huyện được sử dụng từ điện lưới quốc gia (riêng huyện đảo Bạch Long Vỹ sử dụng điện bằng máy phát), 100% số hộ dân nơng thơn được cấp điện; hồn thành 3.821 tuyến kênh với tổng chiều dài 4.042 km đáp ứng yêu cầu cho nước sản xuất và sinh hoạt; 100% các tuyến đường liên huyện được rải nhựa đạt tiêu chuẩn cấp 5 đồng bằng, 90% đường liên xã được rải nhựa hoặc bê tông đạt tiêu chuẩn đường loại A, 100% đường trong các xóm được bê tơng hố đạt tiêu chuẩn loại B. Tồn thành phố có 2.141,45 km đường giao thông nội đồng, cứng hoá được 137 km (bằng 6,4%); hệ thống trường lớp, trang thiết bị giảng dạy và học tập từng bước được đầu tư nâng cấp, cơ bản đáp ứng yêu cầu về giáo dục và đào tạo; 143 xã (bằng 100%) số xã có nhà văn hoá và

708/1.235 thơn (bằng 57,3%) số thơn có nhà văn hố trong đó 37,4% số nhà văn hố đạt chuẩn diện tích; 114 xã có khu thể thao, đạt 79,7%... [143].

Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp: năm 2005 so với năm 2001, GDP nhóm ngành nơng- lâm- thủy sản giảm từ 17,2% xuống còn 12%; số doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tham gia vào địa bàn nông thôn tăng từ 161 lên 278 doanh nghiệp (tăng 72,7%); giá trị sản xuất công nghiệp tăng 1,4 lần (chiếm tỷ trọng 41,67% cơng nghiệp tồn thành phố) [139]. Năm 2010, tỷ trọng nhóm ngành cơng nghiệp- xây dựng: 35,23% (tăng 3.1% so với năm 2006), nhóm ngành nơng- lâm- thủy sản: 34,45% (giảm 4.69% so với năm 2006) và dịch vụ nông thôn: 30,32% (tăng 1.58% so với năm 2006) [170].

Cùng với q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn, cơ cấu lao động nơng nghiệp, nơng thơn Hải Phịng cũng thay đổi theo hướng tích cực: số lao động nông- lâm- thuỷ sản ngày càng giảm và số lao động công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn tăng lên. Năm 1996, tổng số lao động nông thơn Hải Phịng là 432,242 người, trong đó số lao động nơng- lâm- thuỷ sản 676,145 người, chiếm 63.93%; lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ở nông thôn chiếm 36,07%. Năm 2010, tổng số lao động nơng thơn thành phố Hải Phịng là 780,259 (bằng 34,5% lực lượng lao động tồn thành phố), trong đó số lao động nông- lâm- thủy sản là 347,767 người, chiếm 44,5% (giảm 19.43% so với năm 1996); lao động công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ở nông thôn chiếm 55,5% [41]. Tỷ lệ biết chữ của lao động nơng nghiệp Hải Phịng (năm 2001) “đạt 99,52%, (trung bình trong cả nước là 90,9%) trong đó 18,05% đã tốt nghiệp phổ thông trung học” [32].

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hải Phịng những năm 2001- 2010 góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân khu vực nơng thơn: năm 2006, GDP bình qn đầu người đạt 484,4 USD (tăng 1,54 lần so với năm 2001); năm 2010 đạt 798 USD (tăng 1,36 lần so với năm 2006) [143]. Số người dân tham gia bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng từ 47,48% năm 2006 lên 66,67% năm 2010. Số lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề là 34,3% (năm 2010) tăng 16,06% so với năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn năm 2010 là 9,17% (giảm 2,34% so với năm 2006)” [143].

Như vậy, phát triển một nền nông nghiệp đô thị sinh thái, bền vững phải gắn liền với xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại là bài học kinh nghiệm sâu sắc của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật, chất tinh thần của người nông dân và dân cư nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)