3.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển
3.2.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần trong nông nghiệp
Trên cơ sở những thành tựu đạt được của kinh tế hộ, kinh tế trang trại
những năm 1996- 2000, Đảng bộ thành phố Hải Phòng tiếp tục chủ trương: “phát huy vai trò kinh tế hộ, kinh tế trang trại theo hướng tăng quy mô, vốn đầu tư và lao động, gắn người nông dân với đất đai, phát huy vai trò tự chủ trong sản xuất, kinh doanh trên cơ sở định hướng của Nhà nước” [129]. Chủ trương của Đảng bộ được Thành ủy quán triệt, chỉ đạo: “khuyến khích phát triển các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết sản xuất giữa kinh tế hộ nông dân với các trang trại, các doanh nghiệp để phát triển hàng hóa quy mô lớn tập trung” [130]. Ngày 5- 10- 2002, UBND thành phố xây dựng Chương trình số 10 - Ctr/UB về: Đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn (2001- 2010), trong đó có chương trình cụ thể về phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, như:
- Khuyến khích liên kết giữa các thành phần kinh tế trên địa bàn nông thôn; phát triển mạnh các loại hình hợp tác (nhất là trên lĩnh vực dịch vụ) tạo điều kiện để phát triển nhanh kinh tế trang trại, kinh tế tư nhân, hướng mạnh vào sản xuất hàng hóa.
- UBND thành phố ban hành các chính sách về: đất đai, tín dụng, dạy nghề, thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm… nhằm khuyến khích các hộ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện về đất đai, ngành nghề để phát huy tiềm năng về lao động, cơ sở chế biến và vốn đạt hiệu quả kinh tế cao hơn [166].
Ngoài ra, để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển thuận lợi, hiệu quả, Thành ủy ban hành Chỉ thị số 20- CT/TU về đẩy mạnh “dồn điền, đổi thửa”. UBND thành phố có Hướng dẫn số 506- HD/UB về “dồn điền, đổi thửa”, đồng thời UBND chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Liên minh HTX thành phố củng cố các HTX nông nghiệp theo hướng hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế trang trại sản xuất hàng hóa, như: dịch vụ nông nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm…
Trong những năm 2001- 2010, thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ, kinh tế hộ nông nghiệp Hải Phòng đã chuyển dịch tích cực về cơ cấu ngành nghề
theo hướng: giảm số hộ sản xuất nông- lâm- thủy sản, tăng mạnh số hộ sản xuất phi nông nghiệp, cụ thể:
Năm 2001, số hộ sản xuất nông- lâm- thủy sản Hải Phòng là 299.805 hộ, năm 2006 là 287.497 hộ (giảm 12.308 hộ), năm 2010 tiếp tục giảm còn 283.713 hộ (giảm 16.092 hộ so với năm 2001) giảm 0,9%/năm [142]. Số hộ nông nghiệp giảm thời gian này là do quá trình đô thị hóa nhanh, một số địa phương thành lập quận mới, những khu công nghiệp, dịch vụ ra đời, phát triển vừa giảm diện tích đất nông nghiệp vừa thu hút số lượng lớn lao động từ nông thôn vào thành thị. Trong khi số hộ nông nghiệp ngày càng giảm thì số hộ thủy sản liên tục tăng, “những năm 2001- 2006, tăng 0,26%” [144] do tiềm năng về thủy sản Hải Phòng ngày càng được phát huy, diện tích NTTS tăng do các địa phương chuyển một phần diện tích lúa trũng kém năng suất sang NTTS…
Sau khi giảm về số lượng, các hộ nông nghiệp Hải Phòng từng bước tích tụ ruộng đất, tập trung đầu tư trồng trọt, chăn nuôi và NTTS với quy mô khá hơn trước. Các hộ nông nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi tiếp tục huy động vốn, tích tụ ruộng đất, phát triển mạnh hình thức sản xuất trang trại.
Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng trang trại Hải Phòng những năm 2000- 2010
(ĐVT: trang trại)
Năm 2000 2005 2008 2009 2010
Số Trang trại 245 1043 1631 2011 2209
(Nguồn: Cục Thống kê Hải Phòng, 2011)
Qua Bảng 2.1 cho thấy những năm 2000- 2010, số lượng trang trại Hải Phòng tăng nhanh, năm 2010 là 2209 trang trại, gấp 9 lần năm 2000 và 1,9 lần so với năm 2005. Số lượng trang trại tập trung ở Kiến Thụy 754 trang trại, Cát Hải 450 trang trại, Tiên Lãng 294 trang trại, Vĩnh Bảo 184 trang trại. Số lượng trang trại Hải Phòng tăng nhanh là do: Thứ nhất, từ năm 2003, sau khi thực hiện hướng dẫn tiêu chí kinh tế trang trại trong Thông tư số 74-TT/BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [11]
. Thứ hai, nhu cầu cung cấp thực phẩm cho thị trường thành phố và xuất khẩu, số trang trại chăn nuôi và
11
Thông tư số 74-TT/BNN ngày 4/7/2003 quy định: trước năm 2003 các trang trại phải đạt 2 tiêu chí quy mô và giá trị, sau 2003, chỉ cần đạt 1 trong 2 tiêu chí là được công nhận kinh tế trang trại.
thủy sản phát triển mạnh. Thứ ba, một số trang trại vốn là của liên gia đình cùng góp vốn đầu tư sản xuất, nay tách ra nhiều chủ, hoặc do quy mô quá lớn không đủ điều kiện đầu tư phải chuyển nhượng một phần cho hộ khác, các trang trại mới ra đời có quy mô nhỏ hơn. Những loại hình trang trại có điều kiện phát triển và đem lại thu nhập cao thì chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh, ngược lại những loại hình trang trại nào hiệu quả thấp sẽ giảm xuống hoặc tăng chậm (Xem Phụ lục 6).
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế trang trại Hải Phòng gặp nhiều khó khăn, đó là: thiếu quy hoạch, kế hoạch đồng bộ về kinh tế xã hội gắn với kinh tế trang trại của từng địa phương. Đất trang trại chủ yếu là thuê, mướn, thầu với thời gian ngắn, không ổn định… làm cho các chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư sản xuất lâu dài mà nặng về khai thác tận thu ngắn hạn, gây cạn kiệt sinh vật tự nhiên, ô nhiễm môi trường. Quy mô trang trại nhỏ, không ổn định, trình độ quản lý, kỹ thuật của chủ trang trại còn yếu, lao động phổ thông là chính. Các trạng trại thiếu vốn sản xuất, sản phẩm hàng hóa ở dạng thô, giá cả không ổn định, sức cạnh tranh yếu. Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp vì chi phí các yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn tăng giá nông sản… Đó là những nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ cần có các chủ trương, giải pháp tháo gỡ những khó khăn để kinh tế hộ, kinh tế trang trại Hải Phòng phát triển ổn định, bền vững.
Cùng với Nghị quyết số 13- NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Nghị quyết số 08 của Thành ủy Hải Phòng được UBND thành phố, các ngành, các cấp tổ chức quán triệt rộng rãi tới mọi cán bộ đảng viên, thông báo chương trình, kế hoạch của cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện Nghị quyết. Liên minh HTX, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện phổ biến tuyên truyền Luật HTX năm 2003, các Nghị định của Chính phủ về kinh tế tập thể, kinh tế HTX cho cán bộ chủ trốt cấp xã phường, cán bộ HTX, đồng thời có chương trình hành động thực hiện Nghị quyết theo hướng đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế HTX.
Những năm 2001- 2010, các HTX nông nghiệp Hải Phòng được chuyển đổi từ HTX cũ, sáp nhập từ các HTX quy mô nhỏ hoặc được thành lập mới với 3 dạng quy mô toàn xã, liên thôn và quy mô thôn.
Năm 2001 toàn thành phố có 192 HTX nông nghiệp (trong đó 179 HTX thực hiện chuyển đổi, 13 HTX thành lập mới) và 17 HTX thuỷ sản (thuộc
diện chuyển đổi). Đến năm 2006, thành phố có 172 HTX nông nghiệp, trong đó có 9 HTX thành lập mới (giảm 20 HTX so với năm 2001), năm 2010 vẫn giữ 172 HTX nông nghiệp. Số HTX thủy sản giảm từ 17 HTX năm 2001 xuống còn 11 HTX năm 2006 và 7 HTX năm 2010. Số HTX nông nghiệp, thủy sản ngày càng giảm là do chủ trương của các cấp chính quyền các địa phương dứt khoát giải thể những HTX chỉ tồn tại về hình thức; sáp nhập các HTX hoạt động nhưng kém hiệu quả do khó khăn về vốn, phương hướng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bộ máy Ban quản lý HTX hoạt động kém hiệu quả. UBND xã phải thay thế các HTX giải thể, điều hành các khâu dịch vụ phục vụ yêu cầu của xã viên và cộng đồng.
Đối với những HTX thua lỗ kéo dài, thực hiện Quyết định số 146- QĐ/TTg ngày 2-10-2001 và Quyết định số 1197- QĐ/TTg ngày 15-11-2003 của Thủ tưởng Chính phủ về việc xử lý xoá nợ đọng cho các HTX, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở ngành liên quan ra soát, phân loại, xác định nguyên nhân và hướng xử lý xóa nợ đọng cho các HTX. Đồng thời, UBND chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp Hải Phòng và hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có cơ chế cho vay ưu đãi đối với các HTX thiếu vốn, có phương án kinh doanh hiệu quả. Trong những năm 2003- 2007, bình quân cho vay của ngân hàng đối với HTX nông nghiệp tăng 51% (hơn mức tăng trưởng tín dụng chung là 31%). Năm 2007, tổng dư nợ của ngân hàng tăng 6,6 lần so với năm 2003 và quỹ tín dụng tăng 7,3 lần so với năm 2003, tăng bình quân 64%/năm [140].
Các HTX nông nghiệp đều đổi mới theo hướng tinh giản, gọn nhẹ bộ máy quản lý (hợp nhất Ban quản trị với Ban điều hành), hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Loại HTX quy mô toàn xã bình quân 7 cán bộ/HTX, loại HTX quy mô thôn và liên thôn bình quân 4 cán bộ/HTX. Nhiều HTX đã mở rộng hoạt động dịch vụ như: làm đất, bảo vệ đồng ruộng và tiêu thụ nông sản cho xã viên, kỹ thuật, điện năng cho sản xuất sinh hoạt, vật tư phân bón, sản xuất kinh doanh thóc giống, mua sắm, xây dựng nhà máy nước mini phục vụ cho nhân dân và các tổ chức kinh tế trên địa bàn, xây dựng kho lạnh bảo quản kinh doanh giống cây trồng, dịch vụ môi trường, nước sạch, y tế, văn hóa… Ngoài ra, các HTX đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh, ổn định chính trị và trật tự xã hội, tham gia tích cực vào công tác “xóa đói, giảm nghèo” tại địa phương. Hình thành các HTX dịch vụ đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp như: tổ chức thu gom và tiêu thụ nông sản hàng hóa; thực hiện liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, làm cầu nối đến nông dân; tiếp thu, hướng dẫn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ngành nghề nông thôn. Các HTX đã cùng với chính quyền, địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt xây dựng hệ thống điện, thuỷ lợi, giao thông nông thôn.
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ tiếp tục đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, Thành ủy chỉ đạo: “doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp, thủy sản tiếp tục được sắp xếp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Củng cố, phát triển các doanh nghiệp mạnh, nòng cốt, đóng vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế thành phố và hội nhập kinh tế quốc tế” [132]. Thành ủy yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo Sở Công thương triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhà nước phát triển. Chương trình số 10- Ctr/UB của UBND thành phố nêu các giải pháp kích thích kinh tế nhà nước phát triển, như: sắp xếp, tổ chức kinh doanh và cổ phần hóa các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; sáp nhập, giải thể hoặc chuyển đổi phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp với các doanh nghiệp thua lỗ kéo dài. Ngoài ra, Chương trình của UBND cũng có những chính sách hỗ trợ kinh tế nhà nước trong quá trình hoạt động, như: ưu đãi về thuế, vốn, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ…
Cùng với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, các DNNN trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng sau năm 2001 nhanh chóng được sắp xếp lại để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Năm 2001, nông nghiệp Hải Phòng có 18 doanh nghiệp nhà nước, trong đó 5 doanh nghiệp công ích, 2 nông trường và 11 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành thủy sản có 12 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hoá 3 doanh nghiệp, giải thể 02 doanh nghiệp, còn 7 doanh nghiệp (3 doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản, 01 doanh nghiệp sản xuất giống, 02 doanh nghiệp khai thác thuỷ sản và 01 doanh nghiệp dịch vụ thuỷ sản). Đến năm 2005, các doanh nghiệp nông nghiệp thành phố đều được cổ phần hóa.
Các doanh nghiệp nhà nước phát huy vai trò chủ đạo làm đầu mối bán buôn, cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Những năm 2001- 2010, các doanh nghiệp hoạt động công ích có doanh thu bình quân 8.607 triệu đồng/năm/doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp. Ngành thủy sản năm 2001, đạt bình quân 1.529,38 triệu đồng/doanh nghiệp, năm 2004 đạt 2.605,5 triệu đồng/doanh nghiệp (tăng 70,36%) [145]. Các doanh nghiệp sản xuất giống, nuôi trồng thuỷ sản ứng dụng kỹ thuật mới sản xuất con giống nuôi. Công ty thương mại Thuỷ Nguyên đạt doanh số bán hàng năm 2002: 16 tỷ đồng, năm 2003: 52 tỷ đồng, năm 2004: 40 tỷ đồng (tăng 150% so với 2002), về thực hiện ngân sách năm 2002: 0,41 tỷ đồng, năm 2004: 0,73 tỷ đồng, năm 2006: 0,75 tỷ đồng (tăng 82% so với năm 2002). Lợi nhuận năm 2002: 0,1 tỷ đồng, năm 2003: 0,17 tỷ đồng, năm 2006: 3,61 tỷ đồng, năm 2009 là 4,1 tỷ đồng [142, tr.39].
* Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp
Thực hiện chủ trương của Đảng bộ về đẩy mạnh hơn nữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hóa, sớm đạt kết quả rõ rệt trong sản xuất nông nghiệp,Thành ủy yêu cầu UBND thành phố và các ngành chức năng thực hiện tốt các nội dung:
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn Hải Phòng theo hướng tăng nhanh tỷ trọng thực phẩm, chăn nuôi, thủy sản; coi trọng năng suất, chất lượng, giá trị hàng hóa cao; phát triển mô hình thâm canh công nghiệp ứng dụng rộng rãi khoa học- công nghệ; tập trung, quy mô vừa và lớn gắn với chế biến; nông nghiệp an toàn, bảo vệ môi trường, sức khỏe người nông dân và người tiêu dùng...[3].
Trong lĩnh vực trồng trọt: Ngày 5-10-2002, UBND thành phố phê duyệt Đề án Chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, thủy sản của thành phố, CNH, HĐH các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và muối. Theo Đề án được phê duyệt, thành phố đồng ý để các địa phương thực hiện chuyển đổi ruộng trũng một vụ lúa hoặc hai vụ lúa bấp bênh sang NTTS của 183 ha ở 6 xã phía nam huyện Tiên Lãng, 174 ha của huyện Thủy Nguyên, 40 ha của huyện Kiến Thụy và huyện An Lão 23 ha... Đồng thời, chuyển ruộng 2 vụ lúa
nhiễm mặn sang đầm nuôi tôm, cua ở Kiến Thụy, Tiên Lãng; chuyển ruộng 2 vụ lúa- màu ở các chân ruộng cao sang đất chuyên trồng hoa ở An Hải, An Dương; chuyển vườn tạp sang vườn cây ăn quả ở An Lão, Thủy Nguyên; chuyển 63 ha đất vàn cao ở Thủy Nguyên khó khăn về nước tưới sang trồng cây ăn quả.
Do chuyển dịch diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang NTTS và các loại cây trồng khác nên diện tích lúa giảm bình quân 1,75%/năm trong những năm 2003- 2010; cây chất bột có củ giảm 10,14%/năm trong khi diện tích rau đậu tăng 3,1%/năm, cây công nghiệp tăng 0,26%/năm, ngô tăng 12,11%/năm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến. Diện tích, năng suất và sản lượng rau của Hải Phòng tăng khá nhanh trong những năm 2001- 2010
(Xem Phụ lục 8).
Quỹ đất trồng rau, đậu tăng 3,1%/năm do Hải Phòng đã chuyển đổi cơ cấu mùa vụ lúa để tăng diện tích và thời gian trồng rau vụ đông. Nhờ giá trị thương phẩm lớn nên GTSX rau ngày càng tăng, hiệu quả tính trên một đơn vị diện tích tăng, trung bình 14%/năm, đạt 106,2 triệu đồng/ha, cao gấp 3,7 lần so