Yêu cầu mới đặt ra nhằm tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 75 - 84)

Chủ trương của Đảng về đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn (2001- 2010)

Mặc dù CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc biệt coi trọng, ưu tiên phát triển trong những năm cuối của thập niên 90, thế kỷ XX nhưng quá trình tổ chức, thực hiện cịn chậm, có nhiều lúng túng, thiếu bền vững. Do đó, Đại hội IX của Đảng (4-2001) khẳng định tiếp tục chủ trương đẩy mạnh CNH,

HĐH nơng nghiệp:

Hình thành nền nơng nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút lao động ở nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp… phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn [54, tr.171].

Đại hội đưa ra các giải pháp: Trong trồng trọt, chú ý xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa hàng hóa và ngơ làm thức ăn chăn nuôi; phát triển theo quy hoạch, chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây cơng nghiệp; hình thành các vùng rau, hoa quả cho giá trị kinh tế cao. Trong chăn nuôi, mở rộng

phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp; phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản. Đưa nơng nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng cách đẩy nhanh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với cơng nghệ thơng tin…

Cụ thể hóa và phát triển quan điểm Đại hội IX của Đảng, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX (3-2002) ban hành ba Nghị quyết quan trọng thúc đẩy mạnh mẽ phát triển nông nghiệp, nông thơn đó là:

Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 18-3-2002 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”, nhấn mạnh: “phát triển kinh tế

tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển”[55, tr. 30- 31]. Nghị quyết cũng khẳng định quan điểm xây dựng các HTX nhiều hình thức hợp tác được nêu trong Luật HTX (1996), thay vì chỉ có một hình thức hợp tác sản xuất nơng nghiệp và một phần thủ công nghiệp như trước đây. Từ nhận thức đó, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số cơ chế chính sách: tăng cường cán bộ quản lý, KHKT về HTX (có sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước), giao đất cho HTX nông nghiệp xây dựng trụ sở, làm cơ sở sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng; hỗ trợ khoa học cơng nghệ; hỗ trợ tiếp thị và mở rộng thị trường; hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng…

Nghị quyết số 14- NQ/TW về:“Tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách,

khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, khẳng định kinh tế

tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo thêm nhiều việc làm. Nghị quyết nhấn mạnh:

Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, CNH, HĐH, nâng cao nội lực đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [55, tr. 57- 58].

Đặc biệt, Nghị quyết số 15- NQ/TW về: “Đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn (2001- 2010)”, nêu nội dung tổng quát, quan điểm và mục tiêu phát triển của CNH, HĐH nông nghiệp, nơng thơn. Trong đó Nghị quyết đưa ra định nghĩa hồn chỉnh về CNH, HĐH nơng nghiệp: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nơng sản hàng hóa trên thị trường [55, tr. 79- 93- 94].

Nghị quyết khẳng định CNH, HĐH nông nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Nội dung tổng quát của CNH, HĐH nông nghiệp được phản ánh trên cả ba mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Phát triển công nghiệp, dịch vụ phải gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ đắc lực và phục vụ có hiệu quả cho CNH, HĐH nông nghiệp.

Những quan điểm chỉ đạo trên đây không chỉ đảm bảo cho sự phát triển nơng nghiệp bền vững… mà cịn góp phần quan trọng cho sự phát triển hài hịa giữa cơng nghiệp và nơng nghiệp, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và vùng núi, hải đảo. Nội dung mới về CNH, HĐH nông nghiệp được Nghị quyết số 15- NQ/TW, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX nêu ra, là: 1) Nhận thức CNH, HĐH nông nghiệp là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đồng thời CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn, chứ không đơn thuần chỉ tập trung vào kinh tế nông thôn như trước. 2) Chủ trương phát huy toàn diện các yếu tố nội lực ở trong nước (tự nhiên, xã hội, chính trị và văn hóa) kết hợp chặt chẽ với những yếu tố ngoại lực (thành tựu của KHCN, kinh tế tri thức, hội nhập kinh tế quốc tế…) nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp.

Tiếp sau Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, ngày 12- 3- 2003 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7, khóa IX ban hành Nghị quyết số 26- NQ/TW về: “tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất

đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Nghị quyết nêu rõ quan điểm chỉ đạo của Đảng, đề cao việc quản lý chặt chẽ, bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, nhất là đất tốt trồng lúa theo quy hoạch, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nghị quyết chủ trương tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai ở các nội dung: chế độ sử dụng đất đai, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý đất đai của Nhà nước; quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được giao quyền sử dụng đất; về xây dựng, quản lý thị trường bất động sản và chính sách tài chính về đất đai…

Tiếp tục phát triển quan điểm của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH nơng nghiệp, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, ngày 05- 01- 2004 bổ sung một số biện pháp cụ thể:

Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh có năng suất, chất lượng cao, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới nhất là công nghệ sinh học gắn với chế biến, tiêu thụ; phát triển mạnh các doanh nghiệp công nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động ở nông thôn để thúc đẩy việc chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác [58, tr. 90]. Có thể thấy, đường lối của Đảng về đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp đã thể hiện rõ quá trình nhận thức tư duy lý luận về mục tiêu và những giải pháp phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả ngày càng sâu sắc, phù hợp với thực tiễn. Đường lối đó là cơ sở lý luận quan trọng giúp các Đảng bộ địa phương trong cả nước nói chung, Đảng bộ thành phố Hải Phịng nói riêng vận dụng sát hợp với thực tiễn, phát huy mạnh mẽ tiềm năng thế mạnh nông nghiệp của thành phố…

Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới mặc dù kinh tế nông nghiệp, nông thơn Việt Nam có sự chuyển biến rõ rệt nhưng thực tiễn lại đặt ra nhiều vấn đề mới cần giải quyết, đó là: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn diễn ra chậm; việc vận dụng chủ trương của Đảng về nông nghiệp của các địa phương cịn lúng túng, mang tính tự phát, thiếu bền vững; đất nông nghiệp vẫn cịn manh mún, mơi trường tự nhiên nhiều nơi bị hủy hoại, ô nhiễm nặng, lao động dư thừa ở nông thôn,“nội dung và biện pháp CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn chưa cụ thể”[59, tr. 62].

Đại hội X của Đảng (4-2006) tiếp tục chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn để “hướng tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh, bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch...” [59, tr. 191]. Đại hội nêu những phương hướng cụ thể nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ của sản xuất nông nghiệp trong những năm 2006- 2010 là:

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ

khoa học và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng địa phương.

- Sớm khắc phục tình trạng manh mún về đất canh tác của các hộ nông dân, khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, cho th, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

- Phát triển đồng bộ và có hiệu quả cơng tác ni trồng, đánh bắt, chế biến và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Coi trọng khâu sản xuất cung cấp giống tốt, bảo vệ môi trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác thú y, bảo vệ thực vật và các dịch vụ kỹ thuật khác ở nông thôn. - Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở công nghiệp, dịch vụ, giao thông, các đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm trong và ngoài khu vực nơng thơn, kể cả nước ngồi.

Sau Đại hội, ngày 5- 8- 2008 Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết về“Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” khẳng định người nông dân là chủ thể của q trình xây dựng nơng nghiệp, nông thôn theo hướng, văn minh, hiện đại, phải không ngừng cải thiện mọi mặt đời sống người nông dân gắn với phát huy dân chủ ở nông thôn. Nghị quyết yêu cầu:

Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ gắn với quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH, HĐH đất nước. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nơng dân là chủ thể của q trình phát triển, xây dựng nơng thơn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo

quy hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hố nơng nghiệp là then chốt [60, tr.124].

Nghị quyết xác định mục tiêu tổng quát: không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho dân cư nông thôn; xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững; xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị nơng thơn được tăng cường… Để đạt mục tiêu trên đây, Nghị quyết đề ra bảy giải pháp cơ bản, đó là: 1) Xây dựng nền nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, đồng thời phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn; 2) Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn gắn với phát triển các đô thị; 3) Nâng cao đời sống vật chất, tình thần của dân cư nơng thơn, nhất là vùng khó khăn; 4) Đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn; 5) Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nơng nghiệp, cơng nghiệp hóa nơng thơn; 6) Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, phát triển nhanh kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân; 7) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của các đoàn thể chính trị- xã hội ở nơng thơn, nhất là hội nông dân.

Mục tiêu và các giải pháp cụ thể trên đây được Nghị quyết nêu ra đánh dấu sự đổi mới quan trọng nhận thức tư duy của Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, kịp thời điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đặc biệt về cơ chế chính sách tạo động lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam phát triển trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với nhận thức về

tầm quan trọng của nơng nghiệp, nơng thơn, Đảng đã có bước tiến mới về chủ trương phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tập trung phát triển mạnh các yếu tố của lực lượng sản xuất theo hướng CNH, HĐH, thực hiện cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, ứng dụng cơng nghệ sinh học vào sản xuất… đồng thời trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất, từng bước điều chỉnh, xây dựng quan

hệ sản xuất nông nghiệp, nông thôn cho phù hợp. Từ chỗ coi chuyển dịch cơ

cấu kinh tế là một biện pháp để khắc phục nền nông nghiệp tự cấp, tự túc, nhỏ lẻ, manh mún, năng suất thấp đến chỗ coi đó là nội dung của CNH, HĐH nơng nghiệp nhằm hướng tới sản xuất hàng hóa quy mơ lớn, gia tăng giá trị dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, áp dụng ngày càng phổ biến khoa học, công nghệ, tri thức quản lý, thị trường. Đảng từng bước

xác định những giải pháp đồng bộ để giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nơng dân và nơng thơn. Điều đó thể hiện sự trưởng thành của Đảng trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Yêu cầu mới đặt ra từ thực tiễn của kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng

Bước vào thời kỳ đẩy mạnh và đẩy mạnh tồn diện CNH, HĐH nơng nghiệp những năm 2001- 2010, kinh tế nơng nghiệp Hải Phịng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong những năm đầu của quá trình đổi mới, là tiền đề và điều kiện thuận lợi để Đảng bộ tiếp tục đề ra những chủ trương, các biện pháp phát triển nơng nghiệp tồn diện, bền vững. Tuy nhiên, nhiệm vụ phát triển kinh tế nông nghiệp trong thời kỳ này đặt ra những yêu cầu mới khó khăn, phức tạp hơn. Trong đó có một số thách thức lớn sau đây:

Một là, q trình CNH, HĐH nơng nghiệp, nơng thơn Hải Phịng diễn

ra chậm, việc triển khai chủ trương của Đảng về nơng nghiệp vào thực tiễn cịn nhiều lúng túng, hiệu quả thấp; trình độ sản xuất nơng nghiệp cịn thấp, chủ yếu là sản xuất thủ công phân tán, chưa tập trung thành vùng chuyên canh

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đảng bộ thành phố hải phòng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2010 (Trang 75 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)