Chƣơng 4 : NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
4.2. Một số kinh nghiệm
4.2.1 Nhận thức đúng vai trị của kinh tế nơng nghiệp, lựa chọn
hướng đi và giải pháp phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương
Nắm vững sự chỉ đạo của Trung ương, đồng thời nhận thức đúng tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp, lựa chọn hướng đi và giải pháp phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương là bài học quan trọng hàng đầu trong quá trình lãnh đạo kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành phố Hải Phịng. Hải Phịng có vùng nơng thơn rộng lớn, nơng nghiệp có vai trị quan trọng để ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nơng thơn Hải Phịng là “địa bàn của 53,77% dân số thành phố, trong đó số người tham gia hoạt động kinh tế ở nông thôn chiếm 76,13%, lao động trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 59,9%” [40].Nơng nghiệp Hải Phịng ngồi cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực nông thôn, khu vực thành thị, các khu công nghiệp… đảm bảo an ninh lương thực cho thành phố, còn phục vụ các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và xuất khẩu; đồng thời góp phần tạo cảnh quan mơi trường, phát triển dịch vụ và du lịch của thành phố. Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp Hải Phòng tiếp giáp với biển nên nơng nghiệp góp phần quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng.
Thực tiễn cho thấy, trong những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhất là những năm 1996- 2000, khi vấn đề lương thực khơng cịn là u cầu cấp bách của nhân dân, nhận thức tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp không được đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế nên chủ trương, quan điểm lãnh đạo kinh tế của Đảng bộ thành phố hướng trọng tâm vào phát triển cơng nghiệp, dịch vụ. Do đó, trong lãnh đạo kinh tế nông nghiệp những năm này, Đảng bộ khơng phát huy được tính năng động, chủ động, khơng có những nghị quyết “vượt trước” Trung ương phù hợp thực tiễn mà chủ yếu là quán triệt vận dụng nghị quyết Trung ương vào thực tiễn Hải Phòng… dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp, không phát huy được lợi thế so sánh riêng của nơng nghiệp thành phố Hải Phịng.
Trước tình hình đó, từ năm 2001 đến năm 2010, thơng qua việc đẩy mạnh công tác quán triệt nghị quyết Trung ương, tăng cường nghiên cứu, điều tra, khảo sát về nông nghiệp, nhận thức của Đảng bộ thành phố về vị trí của kinh tế nơng nghiệp ngày càng đúng đắn hơn, đầy đủ hơn. Đảng bộ chú trọng hơn đến công tác lãnh đạo phát triển kinh tế nơng nghiệp, trong đó: xác định rõ hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, chuyển từ phấn đấu tăng sản lượng, số lượng sang nâng cao chất lượng, giá trị; phát huy tiềm năng các thành phần kinh tế; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nơng nghiệp; tìm thị trường đầu ra cho nơng sản hàng hóa…
Với quan điểm hướng tới nền sản xuất hàng hóa lớn phục vụ đơ thị và xuất khẩu, chủ trương về kinh tế nông nghiệp của Đảng bộ thành phố được điều chỉnh, bổ sung phát triển theo hướng gắn phát triển nông nghiệp trong một cơ cấu kinh tế hợp lý.
Việc nhận thức đúng tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp là để Đảng bộ thành phố Hải Phòng xác định đúng hướng đi và giải pháp phù hợp với lợi thế so sánh của địa phương. Là thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại một cấp quốc gia, Hải Phịng có cảng biển lớn nhất ở các tỉnh miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; là cửa chính ra biển của thủ đơ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Do đó, trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là thành phố công nghiệp, dịch vụ: “một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước”[12]. Đồng thời, Hải Phòng hội tụ đầy đủ những điều kiện tự nhiên, điều kiện lao động, cơ sở hạ tầng xã hội để phát triển một nền nơng nghiệp tồn diện, bền vững.
Tuy nhiên, những năm 1996- 2000 nông nghiệp chưa được sự hỗ trợ hiệu quả từ tiềm năng của thành phố cảng biển, công nghiệp dịch vụ, du lịch.
Do đó, những năm 2001- 2010, Đảng bộ thành phố Hải Phòng chú trọng hoàn thiện hệ thống quan điểm, chủ trương về kinh tế nông nghiệp hướng đến khai thác tối đa nguồn lực của địa phương. Gắn phát triển kinh tế nông nghiệp trong tổng thể tiềm năng, lợi thế của thành phố công nghiệp, dịch vụ, đồng thời coi nông nghiệp cũng là một lợi thế lớn cho công nghiệp và dịch vụ của thành phố.
Nội dung trọng tâm, xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Đảng bộ những năm này là phát triển nông nghiệp theo hướng “sản xuất hàng hóa phục vụ đơ
thị và xuất khẩu” [129, tr. 34] và “phải gắn phát triển nông nghiệp trong một
cơ cấu kinh tế hợp lý của thành phố công nghiệp, dịch vụ, bảo đảm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của thành phố” [136, tr. 99]. Vì vậy, Đảng bộ xác định các giải pháp tồn diện, chuyên sâu, nhấn mạnh lợi thế của trung tâm công nghiệp, dịch vụ cho nông nghiệp phát triển, như: khai thác thế mạnh cảng biển, hệ thống giao thông thuận lợi để tiêu thụ nông sản, thủy sản; phát huy vai trị của cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp trong sản xuất vật tư, thiết
bị máy móc phục vụ sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp cho Hải Phòng và thị trường cả nước; huy động các thành phần kinh tế tham gia bảo quản, chế biến, tiêu thụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của nơng, lâm, thủy sản hàng hóa. Đồng thời, Đảng bộ cũng xác định các giải pháp hỗ trợ từ nông nghiệp cho công nghiệp, dịch vụ của thành phố, đó là: nơng sản hàng hóa được ưu tiên cho khu vực thành thị “phục vụ đô thị”, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho thành thị, nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến; phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị sinh thái nên trong quy hoạch và kế hoạch thực hiện, nông nghiệp sẽ là vành đai xanh đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị cho thành phố.
Với các giải pháp này, Đảng bộ đã huy động tiềm năng của các ngành kinh tế, phát huy tối đa thế mạnh của mỗi ngành trong tổng thể phát triển chung kinh tế- xã hội của thành phố. Do đó, những năm 2001- 2010 nông nghiệp thành phố được ứng dụng thành tựu của khoa học, kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; ngành công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp sản xuất, cung cấp máy móc, trang thiết bị đẩy nhanh q trình cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa nơng nghiệp; thị trường đơ thị và xuất khẩu được kết nối với hệ thống giao thông thuận lợi giúp tiêu thụ nông sản hiệu quả… Đồng thời, nông nghiệp tăng trưởng liên tục qua các năm giúp an ninh lương thực của thành phố đảm bảo, các ngành công nghiệp, dịch vụ của thành phố tăng trưởng khá: “Kinh tế thành phố phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục được nâng lên; hoàn thành và hoàn thành vượt mức hầu hết các chỉ tiêu do Đại hội XIII Đảng bộ thành phố đề ra” [142, tr. 4]. Do vậy, bài học kinh nghiệm được rút ra là trong chủ trương phát triển nông nghiệp của Đảng bộ thành phố không chỉ phát huy lợi thế so sánh của riêng kinh tế nơng nghiệp mà cịn phải chú trọng phát huy lợi thế so sánh của thành phố cảng công nghiệp, dịch vụ du lịch, có hệ thống giao thơng thuận lợi.