Lƣợng tàu, hàng hóa thơng qua cảng Đại Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng cảng đại ngãi tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 31)

Năm 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024

Công suất hoạt động 20% 30% 40% 50% 60% 65% 70%

Lƣợng hàng qua cảng (tấn) 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 650.000 700.000

Lƣợng tàu qua cảng (tàu) 42 63 84 105 126 137 147

Năm 2025 2026 2027 2028 2029 2030 2031

về sau

Công suất hoạt động 75% 80% 85% 90% 95% 100% 100%

Lƣợng hàng qua cảng (tấn) 750.000 800.000 850.000 900.000 950.000 1.000.000 1.000.000

Lƣợng tàu qua cảng (tàu) 158 168 179 189 200 210 210

Nguồn: Tác giả tự tính tốn.

3.2.2.2. Tỷ trọng các loại hàng hóa

Luận văn giả định tỷ lệ các loại hàng hóa thơng qua cảng Đại Ngãi tƣơng tự nhƣ tỷ lệ các loại hàng hóa thơng qua cụm cảng biển ĐBSCL từ năm 2010 -2013 tại Phụ lục 3.3. Cụ thể tỷ lệ lƣợng hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu so với tổng lƣợng hàng lần lƣợt là 85,96% và 14,04%. Tỷ lệ lƣợng hàng tổng hợp và hàng container so với tổng lƣợng hàng tính theo khối lƣợng lần lƣợt là 80,43% và 19,57%.

11

Hàng tổng hợp bao gồm hai loại chính là hàng bao, bành, kiện và hàng bách hóa, thiết bị tuy nhiên luận văn khơng có số liệu cụ thể từng loại hàng cho nên luận văn giả định tỷ lệ hai nhóm hàng này bằng nhau. Ngồi ra, theo ƣớc tính của đơn vị tƣ vấn thì tỷ lệ hàng tổng hợp xếp dỡ từ hầm tàu rồi chuyển thẳng chiếm 30% lƣợng hàng tổng hợp cịn hàng hóa chuyển qua kho chiếm 20%, qua bãi chiếm 50% lƣợng hàng tổng hợp.

Hàng container thông qua cảng chủ yếu bằng các thùng container tiêu chuẩn 20 feet và 40 feet. Sử dụng kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2013), luận văn giả định tỷ lệ container 20 feet lƣu thông qua cảng Đại Ngãi chiếm 55% tổng lƣợng container còn lại là container 40 feet và lƣợng container rỗng khoảng 20% lƣợng container có hàng. Ngồi ra, theo ƣớc tính của đơn vị tƣ vấn thì tỷ lệ hàng container chuyển thẳng chiếm 30%, qua bãi chiếm 70% lƣợng hàng container.

Đối với thời gian lƣu kho, bãi và thời gian tàu lƣu bến luận văn sử dụng nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hiền (2013). Cụ thể thời gian neo đậu tại bến trung bình 04 ngày/tàu, thời gian bình quân lƣu kho của hàng tổng hợp 6 ngày, lƣu bãi khoảng 13 ngày còn đối với container lƣu bãi khoảng 04 ngày. Loại hàng hóa thơng qua cảng Đại Ngãi đƣợc trình bày tóm tắt ở Phụ lục 3.4.

3.2.2.3. Phí dịch vụ cảng Đại Ngãi

Dựa theo quyết định 98/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính thì mức phí các dịch vụ tại cảng Đại Ngãi và các cảng trong khu vực từ vĩ tuyết 11,5 trở vào sử dụng cùng một mức phí. Vì vậy, luận văn sử dụng biểu giá dịch vụ của Cảng Sài Gòn năm 2015 trong quyết định 745/QĐ- TGĐ và 744/QĐ-TGĐ ngày 15/12/2014 để tính tốn và giả định mức giá này đƣợc điều chỉnh theo lạm phát hằng năm. Phí dịch vụ cảng đƣợc trình bày ở Phụ lục 3.5.

3.2.3. Chi phí hoạt động

3.2.3.1. Chi phí đầu tƣ ban đầu

Chi phí đầu tƣ ban đầu cho dự án cũng chính là tổng mức đầu tƣ của dự án ở Mục 2.1.3. với số tiền đầu tƣ là 798,7 tỷ đồng.

3.2.3.2. Chi phí lao động

Dựa vào năng suất lao động của từng thành phần, số lƣợng lao động cần thiết đáp ứng cho hoạt động hằng năm của cảng Đại Ngãi là 183 ngƣời bao gồm 163 công nhân và 20 cán bộ quản lý.

Ngoài những cảng biển trả lƣơng cao nhƣ cảng Đà Nẵng khoảng 20 triệu đồng/lao động/tháng, Tân cảng Sài Gòn khoảng 18 triệu đồng/lao động/tháng thì mức lƣơng tuyển công nhân bốc xếp, lái xe nâng, xe cẩu làm việc tại các cảng biển trung bình chỉ khoảng 5 – 7 triệu. Vì vậy, luận văn giả định mức lƣơng chi trả trung bình cho cơng nhân là 6 triệu đồng/tháng, lƣơng cán bộ quản lý là 9 triệu đồng/tháng gấp 1,5 lần lƣơng công nhân và mức lƣơng này đƣợc điều chỉnh theo tốc độ lạm phát hằng năm. Nhu cầu lao động của cảng Đại Ngãi qua từng năm thể hiện chi tiết ở Bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng cảng đại ngãi tỉnh sóc trăng (Trang 29 - 31)