Kiểm tra, thanh trathuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 33 - 34)

Kiểm tra, thanh tra thuế là một trong các chính sách hiệu quả để ngăn ngừa hành vi né tránh thuế, theo lý thuyết của mơ hình kinh tế. Tuy nhiên, điều này sẽ phát sinh chi phí hành chính trong việc quản lý thuế, vì sự hạn chế trong chi phí quản lý cố định, nếu gia tăng chi phí này thì có thể ảnh hưởng đến một số chức năng khác trong quản lý thuế như dịch vụ tư vấn, thu thuế.

Mơ hình kinh tế cổ điển giả định rằng người nộp thuế cố gắng tối đa hóa kết quả của quyết định tuân thủ bằng cách cân nhắc tính tốn lợi ích đạt được nếu né tránh thành cơng và những chi phí rủi ro nếu bị phát hiện và bị phạt (Nicoleta, 2010). Theo đó, người nộp thuế cố gắng giảm thiểu tiền thuế của họ bằng cách hướng đến những cách thức khai báo thấp thu nhập tính thuế và hưởng lợi từ phần tiết kiệm thuế tương ứng nếu như cơ quan thuế không phát hiện hành vi của họ. Mặt khác, họ sẽ sẵn lòng chấp nhận chi trả nhiều hơn, kể cả khoản tiền phạt nếu họ bị phát hiện.. Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên và liên tục của bất kỳ cơ quan thuế nào. Tác động của kiểm tra thuế đến hành vi tuân thủ thuế của người nộp thuế có thể xem xét ở các góc độ: tỷ lệ kiểm tra, năng lực cán bộ kiểm tra và vòng lập kiểm tra. Giá trị kỳ vọng của việc không tuân thủ tùy thuộc vào xác suất bị thanh, kiểm tra và mức phạt.

Allingham và Sandmo (1972) đã kết luận rằng khi số lần bị phát hiện gia tăng sẽ dẫn đến là mức khai báo của người nộp thuế về mức thu nhập chịu thuế. Các tác giả này đã giả định rằng, những là thư lưu ý, nhắc nhở gửi đến những người có thu nhập

cao sẽ làm cho người người này phải tìm đến những nhà tư vấn thuế chuyên nghiệp để giúp họ tìm cách giảm thuế. Hiệu quả của việc thường xuyên thanh, kiểm tra thuế đã được minh chứng ở nhiều nghiên cứu thí nghiệm. Người nộp thuế đã từng bị kiểm tra thuế bởi các cơ quan thuế thường sẽ tuân thủ thuế tốt hơn. (Butler,1993) cho thấy tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽ khuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa vụ thuế của họ. Ngược lại, người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lại tiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ. Tương tự như vậy, kết quả nghiên cứu của Andreoni & Cộng sự (1998) cho thấy kinh nghiệm từ những lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía cơ quan thuế đối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng mức độ tuân thủ của người nộp thuế.

Các kết quả khảo sát cũng cho thấy là những người chấp nhận rủi ro để né tránh thuế có nhận định là xác suất để bị phát hiện thì thấp hơn so với những người tuân thủ thuế. Witte & Woodbury (1985) báo cáo có mối tương quan thuận đáng kể giữa rủi ro kiểm tra thuế và tỷ lệ tuân thủ tự nguyện. Những phát hiện này đề nghị rằng trong hệ thống tự khai tự nộp, kiểm tra thuế đóng vai trị quan trọng và vai trị trung tâm của nó là gia tăng tính tn thủ tự nguyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)