Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 40 - 41)

Nhận thức về chi tiêu ngân sách nhà nước là một trong những yếu tố tâm lý xã hội (phi kinh tế) ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. Thách thức ở nhiều nước đang phát triển không nhất thiết là đánh thuế nhiều hơn, mà là đánh thuế nhiều đối tượng cá nhân và doanh nghiệp hơn dựa trên sự kết hợp liên ứng giữa hai yếu tố mức độ sẵn sàng đóng

thuế của người nộp thuế cao hơn và xu hướng đòi hỏi cao hơn đối với các dịch vụ công được cung cấp cũng như cách thức chính phủ sử dụng tiền thuế của dân như thế nào (Schukla và cộng sự, 2011).

Trong những năm gần đây, yếu tố chi tiêu ngân sách của nhà nước và tuân thủ được quan tâm thực hiện nhiều trong những nghiên cứu thuế, hoặc mối quan hệ giữa chi tiêu ngân sách nhà nước và hành vi né tránh thuế. Người nộp thuế, nhất là những người đã trả nhiều tiền thuế sẽ rất nhạy cảm với việc nhà nước chi tiêu tiền thuế của họ vào những việc nào.

Roberts & Cộng sự (1994) cho rằng nếu nhà nước chi tiêu tiền thuế một cách khơn ngoan, ví dụ như đầu tư vào giáo dục, y tế, bảo hiểm, giao thơng cơng cộng, an ninh quốc phịng thì hành vi tuân thủ tự nguyện của người nộp thuế sẽ tăng. Ngược lại, nếu người nộp thuế thấy rằng nhà nước chi quá nhiều vào những khoản không cần thiết hoặc khơng mang lại lợi ích cho người nộp thuế, cho xã hội, họ sẽ cảm thấy bị lừa dối và do đó sẽ dễ dàng tìm những cách thứ để né tránh thuế hơn, mà không phải cân nhắc hay đắn đo. Palil (2010) cũng tìm thấy mối tương quan đáng kể của nhận thức của người nộp thuế về chi tiêu ngân sách và tác động đến hành vi tuân thủ thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại cục thuế an giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)