2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Việt Nam 358 325 541 306 500 775 903 828 1198 Brunei 4 5 24 20 21 24 29 29 30 Campuchia 2 6 5 4 8 10 8 8 18 Indonesia 625 849 794 1028 873 1035 1558 1644 2239 Lào 1 4 4 2 2 6 6 Malaysia 667 997 1281 1673 1934 1906 2244 2282 2402 Myanmar 1 5 5 6 5 7 12 17 Philippines 637 773 719 222 541 562 611 445 545 Singapore 602 668 821 822 1506 1653 1864 1545 1630 Thái Lan 1020 934 1864 2159 2624 3034 3150 3286 3051
Như vậy, Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong hoạt động quản lý môi trường và các doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rõ hơn về trách nhiệm mơi trường và xã hội, tích hợp hoạt động kinh doanh với các vấn đề về môi trường, đổi mới hệ thống quản lý trong đó có hệ thống kế tốn.
Trong chương 5, dựa vào kết quả nghiên cứu trình bày ở chương 4 cũng như đối chiếu so sánh các phần tổng quan lý luận đã được trình bày ở các chương trước, tác giả đưa ra các kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam.
5.1. Kết luận
Qua việc nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài, tác giả một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của EMA trong việc giảm thiểu những tác động tới môi trường, cải thiện về cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường cho DN, góp phần vào sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, tại Việt Nam, EMA vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ đối với các DN. Dựa trên đó, tác giả đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các DNSX khu vực phía Nam Việt Nam nhằm đề xuất giải pháp và kiến nghị. Bằng phương pháp định lượng, tác giả đã trả lời được ba câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
- Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam?
- Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau như thế nào?
- Q3: Giải pháp nào làm tăng ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam?
Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA bao gồm: Nhận thức sự hữu ích của EMA, Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA, Áp lực tuân thủ quy chuẩn, Áp lực cưỡng chế lần lượt ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam theo mức độ từ cao xuống thấp. Ý nghĩa của nhóm nhân tố tác động và các biến quan sát trong nhóm thể hiện như sau:
- Nhân tố nhận thức sự hữu ích của EMA có ý nghĩa là khi đội ngũ kế tốn nhận thức được nhiều lợi ích mà EMA mang lại cho DN và xã hội cũng như cho cơng việc kế tốn của họ sẽ làm gia tăng ý định áp dụng EMA vào các doanh nghiệp. - Nhân tố nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA có nghĩa là những khó khăn,
hạn chế về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là hệ thống thông tin liên quan đến môi trường là những rào cản khiến đội ngũ kế toán e ngại khi áp dụng EMA vào doanh nghiệp của mình.
- Nhân tố áp lực tuân thủ quy chuẩn có nghĩa là việc doanh nghiệp đào tạo nhân viên kế tốn các kiến thức về mơi trường, và việc các hiệp hội nghề nghiệp như VACPA, ACCA khuyến khích áp dụng EMA tại các doanh nghiệp, coi EMA như là một tiêu chuẩn/chuẩn mực cho hoạt động kế toán của doanh nghiệp, điều này sẽ giúp đội ngũ kế tốn có nền tảng kiến thức và động lực để tìm hiểu và mong muốn áp dụng EMA vào doanh nghiệp mình.
- Nhân tố áp lực cưỡng chế có nghĩa là nếu Chính phủ và các cơ quan có liên quan, cộng đồng địa phương, khách hàng, cổ đơng và các định chế tài chính đặt ra nhiều áp lực liên quan đến môi trường đối với doanh nghiệp, buộc hệ thống kế toán phải thay đổi để cung cấp thông tin môi trường nhiều hơn, cũng như hoạt động quản lý mơi trường có hiệu quả hơn. Từ đó, ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sẽ gia tăng.
5.2. Hàm ý
Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 4, kết hợp với thực tiễn tại Việt Nam, tác giả đưa ra các hàm ý sau:
5.2.1. Đối với nhóm Nhận thức sự hữu ích của EMA
Nhận thức về sự hữu ích của EMA là nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến ý định áp dụng EMA trong mơ hình nghiên cứu như đã trình bày ở chương 4. Do đó, để gia tăng ý định áp dụng kế tốn quản trị mơi trường trong doanh nghiệp thì cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết về kế tốn mơi trường, trong đó có kế tốn quản trị mơi trường và lợi ích của nó cho doanh nghiệp và người làm kế tốn.
Theo như bảng 4.22, 3 nhóm lợi ích từ EMA được cho là có ảnh hướng lớn nhất đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp là: EMA mang lại lợi ích cho xã hội,
nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, và giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý mơi trường được chính xác hơn. Từ kinh nghiệm áp dụng EMA tại các doanh nghiệp ở các nước phát triển, có thể khẳng định kế tốn quản trị mơi trường giúp các doanh nghiệp nhìn nhận đầy đủ, xác định và phân bổ chính xác các khoản chi phí mơi trường, từ đó quyết định đúng về chiến lược sản phẩm và đầu tư thiết bị, cơng nghệ. Đồng thời thơng qua EMA, doanh nghiệp có thể kiểm sốt chi phí hoạt động và cải thiện môi trường nhờ vào kiểm soát chất thải gắn với nguồn phát sinh. Do đó, khơng chỉ mang lại lợi ích cho xã hội, EMA còn giúp DN cải thiện hiệu quả kinh tế và hoạt động quản lý mơi trường của mình. Mặt khác thực tế hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và có xu hướng tín nhiệm những doanh nghiệp có sản phẩm khơng gây tác động xấu đến mơi trường. Kế tốn quản trị môi trường sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những rủi ro và kịp thời điều chỉnh để hạn chế những tác động gián tiếp hay trực tiếp có thể gây ra từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này góp phần nâng cao uy tín và hình ảnh về một doanh nghiệp thân thiện với mơi trường và gắn liền với phát triển bền vững trong cộng đồng, nâng cao lợi thế thương mại cho doanh nghiệp.
Đối tượng đầu tiên cần hiểu rõ về tầm quan trọng của EMA là các nhà quản lý cấp cao, cấp trung gian trong DN. Bởi khi các đối tượng trên có cái nhìn đúng đắn về EMA, nhận thức rõ lợi ích từ việc ghi nhận và theo dõi các khoản mục chi phí, thu nhập mơi trường sẽ chủ động tìm hiểu về EMA, đẩy mạnh áp dụng EMA trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả quản lý cao nhất.
Bên cạnh đó, đội ngũ kế toán là đối tượng tiếp theo cần được đào tạo về tầm quan trọng của việc ghi nhận và theo dõi các khoản mục chi phí, thu nhập mơi trường; hiểu được việc thực hiện EMA không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, xã hội mà cịn cho chính bản thân họ. Thơng qua các cuộc hội thảo, chuyên đề hay những chương trình huấn luyện nhân viên trước khi vận dụng EMA, những người chịu trách nhiệm thực hiện cơng tác kế tốn (cụ thể là cơng tác kế tốn quản trị mơi trường) sẽ ý thức được các vấn đề về môi trường có thể phát sinh trong q trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời có được những kiến thức cần thiết về kế toán quản trị, về EMA, cũng như các kỹ năng để vận dụng cơng cụ kế tốn quản trị môi trường một cách hiệu quả.
Khơng chỉ có doanh nghiệp, các trường đại học chuyên ngành kinh tế cũng đóng vai trị quan trọng trong việc định hình cho sinh viên – những nhà kế tốn tương lai biết và nhận thức được sự hữu ích của kế tốn quản trị môi trường. Trường Đại học là nơi đào tạo chuyên môn cao cho xã hội, luôn đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng những thành tựu khoa học trên thế giới. Tuy nhiên hầu hết các trường đại học chuyên ngành kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều quan tâm đến kế tốn quản trị mơi trường. Do đó, theo tác giả, các trường Đại học nên từng bước nghiên cứu, và tổ chức giảng dạy kế tốn quản trị mơi trường trong chương trình đào tạo của mình, trước hết là ở bậc sau đại học và sau đó mới áp dụng cho bậc đại học. Sở dĩ như vậy là bởi đối tượng ở bậc sau đại học là những người đã có một nền tảng kiến thức bao quát về chuyên ngành (kế toán tài chính, kế tốn quản trị, hoạt động quản lý) do đó sẽ dễ dàng nắm bắt và hiểu rõ vấn đề, từ đó có cơ hội áp dụng vào chính cơng việc thực tế tại doanh nghiệp của mình.
5.2.2. Đối với nhóm Nhận thức về rào cản khi áp dụng EMA
Đây là nhóm nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn thứ hai đến ý định áp dụng EMA tại doanh nghiệp. Trong đó, hầu hết đối tượng khảo sát cho rằng việc áp dụng EMA sẽ gặp khó khăn vì thiếu những kinh nghiệm, tài liệu hướng dẫn thực hiện EMA, đồng thời phải cân nhắc lợi ích tài chính mang lại khi áp dụng EMA.
Trên thực tế, EMA đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới và đạt được một số thành tựu đáng kể. Kế tốn mơi trường xuất hiện tại các nước như Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Hàn Quốc từ cuối thế kỷ 20. Mặc dù việc áp dụng những biện pháp bảo vệ mơi trường và kế tốn mơi trường sẽ làm tăng chi phí nói chung và chi phí mơi trường của doanh nghiệp, tuy nhiên theo kinh nghiệm của các doanh nghiệp ở các nước phát triển, cùng với việc gia tăng chi phí, doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích lớn hơn từ những khoản tiết kiệm do tiết kiệm tài nguyên hay giảm chi phí xử lý chất thải; giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định về thay đổi kỹ thuật, hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường. Đối với vấn đề này, theo tác giả, lộ trình thúc đẩy áp dụng EMA tại các doanh nghiệp có thể được bắt đầu đối với những doanh nghiệp có quy mơ lớn, có nguồn tài chính dồi dào và chính sách hoạt động
quả nghiên cứu chương 4, tuy nhiên tác giả cho rằng nếu EMA được thực hiện thành công tại các doanh nghiệp lớn, đồng thời với việc nghiên cứu và phát triển các phương pháp đơn giản cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thì có thể giải quyết được những e ngại về nguồn lực tài chính khi thực hiện EMA.
Đối với những hạn chế về thông tin, bằng việc tổng hợp các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy Việt Nam có ít cơng trình nghiên cứu về EMA, bao gồm tổng quan lý thuyết cũng như nghiên cứu và phát triển các công cụ, kỹ thuật của EMA để phù hợp với môi trường kinh doanh của Việt Nam. Hệ thống văn bản pháp lý và các tiêu chuẩn về môi trường trong hoạt động của doanh nghiệp chưa đồng bộ. Mặc dù số lượng văn bản pháp luật về bảo vệ mơi trường khá nhiều, nhưng lại chưa hồn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết và tính ổn định khơng cao. Thêm vào đó, kế tốn Việt Nam hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn trong việc bóc tách, theo dõi chi phí mơi trường trong chi phí sản xuất kinh doanh. Trong hệ thống tài khoản ban hành theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC cũng chưa có các tài khoản phù hợp để hạch tốn chi phí mơi trường hay doanh thu, thu nhập liên quan đến môi trường. Điều này dẫn đến nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp có ý định thực hiện kế tốn quản trị mơi trường. Do đó, tác giả đề xuất những giải pháp sau:
Một là, khuyến khích các cơng trình nghiên cứu về kế tốn quản trị mơi trường,
đặc biệt là những đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tổ chức vận dụng kế tốn quản trị mơi trường.
Hai là, Bộ Tài chính xem xét, từng bước soạn thảo và ban hành những chuẩn
mực về kế tốn mơi trường, quy định, hướng dẫn những công cụ, kỹ thuật của kế tốn quản trị mơi trường có thể áp dụng tại doanh nghiệp theo nhiều cấp độ: từng công đoạn, sản phẩm, bộ phận hay tồn doanh nghiệp. Quy định thống nhất những thơng tin về mơi trường trình bày trong báo cáo cung cấp cho bên ngồi nhằm đảm bảo sự thống nhất quản lý về môi trường.
Ba là, ban hành báo cáo môi trường, quy định công khai báo cáo môi trường
theo định kỳ. Một hệ thống chỉ tiêu trong báo cáo môi trường được xây dựng trên cơ sở khoa học, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, tính đến điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất trong nước sẽ là công cụ hữu hiệu để quản lý môi trường.
Các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra nhiều quy định và hướng dẫn một số nội dung quan trọng về kế toán quản trị mơi trường. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới và dựa vào những nguồn tài liệu dưới đây để soạn thảo những quy định, hướng dẫn thực hiện EMA cho doanh nghiệp:
- Tài liệu “Các nguyên tắc và quy trình kế tốn quản trị mơi trường” của UNDSD (2002). Đây là ấn phẩm từ cuộc họp lần thứ 4 của nhóm các chuyên gia (Expert Working Group) tổ chức tại Nhật Bản, trình bày các thuật ngữ và các kỹ thuật được sử dụng bởi thành viên của các nhóm nhằm thiết lập một sự hiểu biết chung về các khái niệm cơ bản của EMA, cung cấp một tập hợp các nguyên tắc và thủ tục để hướng dẫn những người quan tâm đến việc áp dụng EMA vào thực tiễn. Tài liệu này trước hết là dành cho các cơ quan chính phủ, nhà quản lý ngành cơng nghiệp, các chun gia kế tốn và bất cứ ai quan tâm đến lợi ích và áp dụng EMA. Nội dung trong 8 chương đề cập đến các vấn đề như: giải thích thuật ngữ EMA; phân loại chi phí mơi trường; các kế hoạch chi tiêu hằng năm của doanh nghiệp, trong đó bao gồm quá trình chuyển đổi các dữ liệu về môi trường từ kế toán tài chính và tính tốn chi phí; thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến môi trường; mô tả các kỹ thuật và nguyên tắc của EMA; mô tả các chỉ số hiệu quả môi trường và việc sử dụng dữ liệu từ EMA cho việc tính tốn quyết định đầu tư và tiết kiệm chi phí.
- Tài liệu “Hướng dẫn quốc tế: Kế tốn quản trị mơi trường” do IFAC cơng bố và xuất bản năm 2005. Mục đích của IFAC khi tiến hành biên soạn tài liệu này là nhằm tập hợp và cập nhật các thơng tin hiện có về EMA. Thực chất, đây không phải là một cuốn tài liệu hướng dẫn thực hiện chi tiết, mà chỉ là một tài liệu hướng dẫn mang tính chất giới thiệu. Nó cung cấp cho người đọc những thơng tin như định nghĩa, lợi ích và thử thách của EMA, kế tốn quản trị mơi trường theo hai mặt tiền tệ và vật chất, và một số ví dụ liên quan đến việc áp dụng EMA trong thực tế, chứ không cung cấp chi tiết về các phương pháp EMA khác nhau trên thế giới.
Trên thế giới, các công ty áp dụng IAS/IFRS được yêu cầu phải cung cấp thông tin môi trường một cách cụ thể trong thuyết minh báo cáo tài chính. Cịn tại Việt