Mơ hình kết hợp TPB và TAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam việt nam (Trang 45 - 48)

Nguồn: Chen, C.F. và Chao, W.H, 2010, tr.4

Mơ hình kết hợp giữa TPB và TAM đã được kiểm chứng thực tế qua nghiên cứu của Chen, C.F. và Chao, W.H. (2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm sau khi mơ hình TAM đầu tiên được cơng bố đã loại bỏ cấu trúc “Thái độ” ra khỏi mơ hình TAM ngun thủy vì nó khơng làm trung gian đầy đủ cho sự tác động của

Nhận thức sự hữu ích” lên ý định hành vi (Venkatesh, 1999, trích trong Jyoti D.M.,

2009, tr. 393). Đồng thời, Davis, Bagozzi và Warshaw (1989, trích trong Chutter, M.Y., 2007, tr. 10) cũng đã chứng mình được mối liên hệ trực triếp giữa PU và PEU lên ý định sử dụng. Nhân tố Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm sốt hay hạn chế hay khơng.

Kết luận chương 2

Ở chương 2, tác giả lần lượt trình bày cơ sở lý thuyết về kế tốn quản trị mơi trường cũng như vai trị quan trọng của EMA đối với sự phát triển của DN và lợi ích cộng đồng. Ngồi ra, trong chương này tác giả cũng tiến hành trình bày các lý thuyết nền là cơ sở để tác giả đề xuất xuất mơ hình nghiên cứu trong chương sau.

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ÁP DỤNG KẾ TỐN QUẢN TRỊ MƠI TRƯỜNG TẠI CÁC

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KHU VỰC PHÍA NAM VIỆT NAM

Trong chương 3, tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn bao gồm thiết kế nghiên cứu, đề nghị mơ hình và giả thuyết nghiên cứu, mơ tả cách chọn thang đo và bảng hỏi điều tra khảo sát, thu thập dữ liệu, số lượng mẫu; khái quát về phân tích nhân tố và các bước phân tích dữ liệu. Thơng qua đó, tác giả mong muốn làm tăng độ tin cậy, đảm bảo sự rõ ràng về chất lượng của cơng trình nghiên cứu, cũng như chất lượng khoa học của luận văn.

3.1. Quy trình nghiên cứu Khe hổng nghiên cứu Khe hổng nghiên cứu

Qua tổng quan các nghiên cứu ở chương 2, tác giả nhận thấy EMA là lĩnh vực được quan tâm và phát triển ở các nước trên thế giới. Việc áp dụng EMA đã đem lại nhiều lợi ích cho các DN, và hoạt động quản lý môi trường của quốc gia. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu tại Việt Nam đều chỉ dừng lại ở việc tổng kết lý thuyết và nhận định những hạn chế, khó khăn nếu áp dụng EMA, cũng như đề xuất các giải pháp dựa trên kinh nghiệm của các nước phát triển. Đồng thời, trong giai đoạn 2010 – 2016, chưa có đề tài nghiên cứu định lượng về kế tốn quản trị mơi trường tại các doanh nghiệp. Do đó, tác giả thực hiện nghiên cứu này với mục tiêu chính là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định áp dụng EMA trên quan điểm cá nhân của người làm kế tốn, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị thích hợp để việc áp dụng EMA tại Việt Nam được phổ biến và phát triển hơn. Mục tiêu này được cụ thể bằng ba câu hỏi nghiên cứu:

- Q1: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam?

- Q2: Mức độ tác động của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau như thế nào?

- Q3: Giải pháp nào làm tăng ý định áp dụng EMA tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam?

3.1.1. Khung nghiên cứu

- Xác định nội dung nghiên cứu: xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định áp dụng EMA tại các DNSX khu vực phía Nam Việt Nam. - Lý thuyết nghiên cứu: Dựa trên các lý thuyết nền tảng có liên quan đến việc vận

dụng EMA là lý thuyết thể chế, thuyết hành vi dự định TPB, mơ hình chấp nhận công nghệ TAM. Tác giả đồng thời tham khảo thêm các nghiên cứu trước của các tác giả trên thế giới có liên quan đến việc áp dụng EMA trong DN.

- Đề xuất mơ hình nghiên cứu: Từ việc xác định nội dung nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu trước, tác giả tổng hợp và đề xuất mơ hình nghiên cứu của luận văn. Trong đó, sử dụng và hiệu chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

- Ứng dụng mơ hình nghiên cứu định lượng: Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo đã mô tả, tác giả tiến hành kiểm tra lại độ tin cậy của các thang đo, áp dụng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá EFA và kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính.

3.1.2. Quy trình nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng chính trong nghiên cứu này. Quy trình nghiên cứu được tác giả tiến hành như sau: Bước đầu tiên, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu cũng chính là tìm ra khe hổng nghiên cứu, từ đó xác định được mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu cho đề tài. Tiếp theo, dựa trên việc tổng hợp lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan, tác giả đề xuất mơ hình nghiên cứu ban đầu, đưa ra giả thuyết và thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong bài. Thông qua phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, tác giả thu thập dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu và tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS để đánh giá thang đo và kiểm định mơ hình nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu của luận văn được thể hiện ở hình 3.1.

3.2. Nghiên cứu định lượng 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện với mục đích kiểm tra độ tin cậy thang đo đã thiết kế để điều chỉnh và hình thành bảng khảo sát chính thức phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía Nam. Khảo sát sơ bộ định lượng được

DNSX khu vực phía Nam nhằm đánh giá độ tin cậy thang đo với mục đích kiểm tra mức độ chặt chẽ của các biến quan sát và phân tích nhân tố khám phá với mục đích kiểm tra độ hội tụ của các biến quan sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định áp dụng kế toán quản trị môi trường (EMA) tại các doanh nghiệp sản xuất khu vực phía nam việt nam (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)