Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán và kiến thức kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 51 - 53)

2.4 Giả thuyết nghiên cứu 39 

2.4.2 Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán và kiến thức kế

kế toán của người quản lý.

H2: Kiến thức về sử dụng cơng nghệ hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý

ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn .

H3: Kiến thức kế tốn của nhà quản lý ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thông tin kế tốn.

Ngồi sự cam kết của các nhà quản lý, những nhà nghiên cứu cũng chỉ ra một cách chắc chắn rằng kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế tốn của người quản lý hệ thống thơng tin kế toán là thiết yếu cho sự hiệu quả của việc thực hiện hệ thống thơng tin kế tốn (Seyal và cộng sự, 2000; Thong, 2001). Từ lý thuyết về phổ biến công nghệ (Attawell, 1992); Marriot và Marriot (2000); Ismail và King (2007) cùng tìm ra các hiểu biết của nhà quản lý về kế tốn, tài chính có ảnh hưởng đến việc thực hiện hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp. Các nhà quản lý nhận thức được năng lực hiện tại và cơng nghệ mới có thể lựa chọn công nghệ phù hợp với tổ chức. Các nhà quản lý có kiến thức cả 2 lĩnh vực hệ thống thơng tin kế tốn và kế tốn có một vị trí tốt hơn so với những người khơng có kiến thức (Ismail và King, 2007). Những nhà quản lý này hiểu hơn về yêu cầu thông tin của tổ chức và sau đó sử dụng kiến thức về hệ thống thơng tin kế tốn

để quyết định triển khai hệ thống thông tin phù hợp với nhu cầu thơng tin của tổ chức. Vì

vậy, nhân tố kiến thức hệ thống thơng tin kế tốn của nhà quản lý và kiến thức kế toán của nhà quản lý tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thơng tin kế tốn. Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán của nhà quản lý bao gồm: (1) Xử lý văn bản; (2) Trình độ Microsoft Office (Word, Excel, Access…); (3) Trình ứng dụng kế tốn (phần mềm kế tốn, phần mềm phân tích); (4) E-mail; (5) Tìm kiếm bằng Internet. Và kiến thức kế toán của nhà quản lý bao gồm: (1) Kiến thức về kế tốn tài chính; (2) Kiến thức về kế tốn quản trị; (3) Kiến thức hệ thống thơng tin kế tốn;

(4) Kiến thức về các chính sách quy định thuế. Trên cơ sở đó nghiên cứu này đề xuất 2 giả thiết trên.

2.4.3 Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn

H4: Hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn

Ngày nay, các tổ chức đang hoạt động trong thời đại cơng nghệ thơng tin thì việc tin học hóa hệ thống thơng tin kế tốn là điều tất yếu phù hợp với xu hướng hiện đại. Do đó hệ thống kế tốn trên máy vi tính rất quan trọng cho các doanh nghiệp, việc sử dụng máy tính thơng qua các phần mềm kế tốn và các trình ứng dụng kế tốn khơng chỉ giúp giảm thiểu các phép tính các nghiệp vụ kế tốn phức tạp mà cịn giúp cho thời gian làm việc

được rút ngắn, kết quả cơng việc có được một cách nhanh chóng và dễ dàng nâng cao chất

lượng thông tin. Mohammad Hossein MJ, Javad M., Mehdi B. và Mohammadhasan T., 2012 cho thấy các hệ thống thông tin và phần mềm kế tốn có ảnh hưởng đáng kể đối với ba đặc tính về tính minh bạch của báo cáo tài chính là tương đối, độ tin cậy và so sánh. Hệ thống thơng tin kế tốn ứng dụng cơng nghệ thơng tin tăng tốc độ xử lý thông tin và khắc phục những điểm yếu của con người (Zulkarnain muhamad Sori, 2009). Sử dụng

phần mềm trong hệ thống thông tin kế tốn cải thiện độ chính xác, dễ sử dụng, độ tin cậy, kịp thời và sự hài lòng để tăng hiệu suất quản lý và chất lượng dữ liệu (Azleen Llias, 2011). Từ các nhận định trên, luận văn hi vọng những doanh nghiệp có sử dụng phần

mềm và các trình ứng dụng kế tốn hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn. Nhân tố hiệu quả phần mềm và các trình ứng dụng kế tốn bao gồm thước đo: (1) Tính mềm dẻo: có khả năng xử lý cao mọi trường hợp, (2) Độ tin cậy: các thủ tục kiểm tra và duy trì độ tin cậy cần thiết, (3) Độ bảo mật: Khả năng bảo mật thông tin, (4) Ngôn ngữ: ngôn ngữ lập trình bậc cao tiên tiến thế hệ mới, (5) Tài liệu hướng dẫn: sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi cho người sử dụng.

2.4.4 Chất lượng dữ liệu

H5: Chất lượng dữ liệu ảnh hưởng tích cực chất lượng hệ AIS

Chất lượng dữ liệu là một khái niệm đa chiều vì dữ liệu là đa chiều (Klein dan

Rossin, 1999) có liên quan đến các công việc như quản lý dữ liệu, mơ hình hóa và phân tích, kiểm sốt chất lượng và đảm bảo, lưu trữ và trình bày (Chapman, 2005). Từ một quan điểm kỹ thuật, chất lượng dữ liệu là kết quả của quá trình xử lý dữ liệu bằng việc tiêu chuẩn hóa, ghi chép, tăng độ tin cậy của dữ liệu (Hubley, 2001). Chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn đo lường bởi quy trình tạo lập thông tin dựa vào chất lượng dữ liệu đầu vào, chất lượng xử lý dữ liệu và chất lượng đầu ra (Sacer và công sự, 2006). Nếu dữ liệu

đầu vào không đáp ứng được chất lượng ở mức có thể chấp nhận thì khơng thể sản xuất được thông tin chất lượng mang lại hiệu quả của hệ thống thơng tin kế tốn. Kết quả của

nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nâng cao chất lượng hệ thống thơng tin kế tốn với nâng cao chất lượng dữ liệu (Xu, 2000). Chất lượng dữ liệu là nền tảng của hệ thống thơng tin kế tốn. Do đó, chất liệu dữ liệu được đánh giá là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán bao gồm các chiều: (1) Dữ liệu được nhập chính xác, (2) Dữ liệu được nhập kịp thời; (3) Nội dung dữ liệu nhập đầy đủ và phù hợp nhu cầu thông tin người sử dụng; (4) An toàn lưu trữ dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp việt nam (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)