2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VỐN ĐẦU TƯ XDCB
2.4.1. Hiệu quả kinh tế
Hoạt động đầu tư phát triển nói chung và hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản luôn là hoạt động đầu tư tiên phong, tạo tiền đề, cơ sở cho hoạt động đầu tư phát triển khác được tiến hành, góp phần quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào địa bàn thành phố, làm cho nền kinh tế phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.
Hoạt động đầu tư XDCB nhằm tạo ra cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, những cơng trình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động thương mại, giao lưu buôn bán giữa các vùng trong và ngồi thành phố. Các cơng trình đầu tư XDCB hầu hết đều là những cơng trình khơng đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, nó mang tính chất xã hội cao, đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Đầu tư ngành điện đảm bảo 100% số xã phường trên địa bàn có điện lưới quốc gia. Sản lượng điện thương phẩm phục vụ sản xuất đời sống tăng bình quân 17 %/năm. Đảm bảo ổn định điện phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt. Nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện đến thời điểm 31/12/2015 là 55.425 hộ, đạt 99,99%.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, cùng với sự phát huy tác dụng của các cơng trình xây dựng từ những năm trước và một loạt các dự án mới được phê duyệt, kinh tế - xã hội, thành phố Cà Mau đã phát triển thu được những kết quả to lớn, hiệu quả kinh tế, xã hội mà các cơng trình đem lại là khơng thể phủ nhận. Tốc độ phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng với tốc độ nhanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả theo hướng tích cực.
2.4.2. Hiệu quả xã hội
Hoạt động đầu tư XDCB là tiền đề, tạo đà cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Từ đó đã gián tiếp tạo cơng ăn việc làm cho nhiều lao động và đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm trên địa bàn thành phố đều tăng. Trong giai đoạn 2011 – 2015, bình quân mỗi năm tạo thêm việc làm
cho 5.800 lao động, đảm bảo thu nhập cho người dân trên địa bàn, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao động. Trên địa bàn thành phố đến hết năm 2015 có 1.538 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế. Thu nhập bình quân một lao động là 48 triệu đồng/năm.
Các cơng trình cơng cộng, giao thơng, y tế, giáo dục đã góp phần tăng hiệu quả xã hội rõ rệt, từ đó cũng làm nâng cao điều kiện sống, sinh hoạt của người dân. Hệ thống cấp nước sạch trên địa bàn thành phố đến hộ dân sử dụng đạt 99,99%, nâng cao sức khoẻ cho mọi người dân thành phố, đây là hiệu quả thiết thực cho lợi ích cộng đồng.
Các cơng trình cơng cộng như nâng cấp, cải tạo trụ sở các ban ngành, Ủy ban nhân dân các xã, phường, cơng viên văn hóa, trung tâm sinh hoạt văn hóa xã phường và các cơng trình cơng cộng khác tiếp tục được đầu tư và đưa vào sử dụng đã tạo góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác chuyên môn của các cơ quan nhà nước, tạo ra nơi vui chơi giải trí cho các tầng lớp nhân dân, từ đó góp phần củng cố lịng tin của nhân dân với Đảng và chính quyền các cấp.
Đầu tư các lĩnh vực y tế cũng dần phát huy được hiệu quả xã hội. Thời gian qua, đã nâng cấp cải tạo, mở rộng qui mơ các cơ sở y tế khơng để tình trạng xuống cấp. Các trạm y tế xã, phường đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở cấp cơ sở. Số xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế đến hết năm 2015 là 16/17 đơn vị, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin là 96,35%.
Về giáo dục đào tạo, các trường học xây dựng đủ điều kiện phục vụ cho học tập và giảng dạy, nâng cao cả về quy mô và chất lượng giảng dạy trên địa bàn, cơ bản phục vụ tốt yêu cầu quản lý và dạy học. Đến hết năm 2015, thành phố có 39 trường học đạt chuẩn Quốc gia, 70% xã – phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học, 100% xã, phường có trường mẫu giáo. Năm học 2014 - 2015, 99,95% học sinh lớp 5 hồn thành chương trình tiểu học; 98,68% học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ XDCB TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
CÀ MAU