2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN
3.2.2. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Các quy hoạch về địa giới hành chính, quy hoạch từng lĩnh vực ngành nghề phải gắn với tiềm lực phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đồng thời phân cấp cho các đơn vị để xây dựng và tổ chức thực hiện. Các ngành, các cấp của thành phố phải có trách nhiệm điều phối và gắn kết các quy hoạch đó để đảm bảo sự thống nhất, hài hoà và cân đối.
Hệ thống quy hoạch phải đi trước một bước và phải nghiên cứu để xây dựng, thẩm định, phê duyệt chặt chẽ trên cơ sở phát huy tiềm năng của các ngành, vùng. Từ đó, xây dựng các đề án phát triển vùng kinh tế, cụm công nghiệp, dân cư... Tập
trung xây dựng kết cấu hạ tầng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trước hết ở các vùng trọng điểm. Mỗi quy hoạch phải tính tới sự đồng bộ giữa các bước: đầu tư mới, vận hành, bảo dưỡng, duy tu sau đầu tư...
Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch của thành phố gắn kết với quy hoạch tổng thể của tỉnh Cà Mau. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo được tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế và phải cơng khai hố để nhân dân biết và thực hiện, làm yên tâm các nhà đầu tư.
Khi quy hoạch phải lường trước mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có); hạn chế tối đa và điều chỉnh kịp thời các dự án nằm trong vùng quy hoạch bị treo.
3.2.3. Tập trung vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm
Phải tập trung cho các dự án trọng điểm của thành phố. Hỗ trợ hoặc tham gia cùng các thành phần kinh tế khác đầu tư vào các dự án có khả năng thu hồi vốn để tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn vốn khác.
Đối với các dự án trọng điểm của thành phố phải có sự phân loại để tập trung đầu tư. Những dự án này phải có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các ngành, vùng và thu hút các nguồn vốn đầu tư như: các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đơ thị và những ngành có nhiều tiềm năng. Mặt khác, trong q trình thực hiện, địi hỏi các ngành các cấp phải có sự ưu tiên, chú trọng và tuân thủ đúng trình tự thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian thi công để sớm đưa cơng trình vào sử dụng, khai thác.
Đối với các lĩnh vực thành phố Cà Mau có nhiều lợi thế, cần tập trung quy hoạch đồng bộ. Trên cơ sở đó, sử dụng nguồn vốn NSNN để đầu tư cơ sở hạ tầng (đầu tư thông qua việc hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư...). Mặt khác, phải có cơ chế khuyến khích đầu tư hợp lý như: ưu đãi thuế, tín dụng, về đầu tư chuyển giao công nghệ... để từ đó thu hút các nguồn vốn khác cùng đầu tư. Có thể nói, mơi trường đầu tư kinh doanh thơng thống cùng với cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ là những điều kiện quan trọng để thu hút các nguồn nội lực và ngoại lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và tỉnh Cà Mau nói chung.
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư trên địa bàn thành phố còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác tốt. Trong những năm tới phải thông qua vốn đầu tư từ NSNN của tỉnh để tập trung thu hút các nguồn vốn này.
Trước mắt, tỉnh Cà Mau nói chung và thành phố Cà Mau nói riêng cần thơng qua chính sách thuế, tài chính và các chính sách khác để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm tài trợ vốn đầu tư để xây dựng các cơng trình hạ tầng, kỹ thuật, giao thơng nơng thơn, các cơng trình điện nước, phát triển thêm ngành nghề và sản xuất các sản phẩm mới...
3.2.4. Hồn thiện qui trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
3.2.4.1. Hoàn thiện khâu phân bổ kế hoạch vốn
Hiện nay, nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau không được đáp ứng đủ. Mặt khác, việc tính tốn xác định sự cần thiết và hiệu quả của dự án chưa thật sự khách quan và khoa học, khâu phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản rất nhạy cảm và dễ mang tính chủ quan. Để khắc phục hạn chế này, đã có những yêu cầu đặt ra với khâu phân bổ kế hoạch vốn trong chế độ khá chặt chẽ song chưa thực sự hiệu quả.
Từ các phân tích của đề tài, khâu này cần bảo đảm u cầu cao về tính cơng khai, minh bạch, cơng bằng và hiệu quả; do vậy, phải theo nguyên tắc, tiêu chí và định mức rõ ràng. Mặt khác, phải kết hợp, lồng ghép nhiều chương trình dự án, nhiều nguồn vốn để khơng trùng hoặc bỏ sót, có quan điểm rõ ràng về chống phân tán và khắc phục chuyển kế hoạch tràn lan. Kiên quyết xoá cơ chế xin cho, xây dựng điều kiện phân bổ vốn bằng cách xác định nguyên tắc, tiêu chí, mức phù hợp với tình hình thực tế địa phương và khả năng ngân sách.
3.2.4.2. Hồn thiện cơng tác thanh, quyết tốn vốn đầu tư
Để hồn thiện cơng tác thanh, quyết toán vốn đầu tư cần gắn trách nhiệm vật chất đối với những nhà thầu, chủ đầu tư chậm thanh toán, quyết toán. Ngay từ khi triển khai dự án, phải đảm bảo đầy đủ và thực hiện đúng trình tự, thủ tục đầu tư xây
dựng cơ bản theo quy định. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
Nên bố trí một nguồn vốn dự phịng để thanh tốn cho các dự án đã quyết toán xong mà thiếu vốn vừa tránh tổn thất cho nhà thầu do phải chịu lãi suất các tổ chức tín dụng vừa khuyến khích chủ đầu tư khẩn trương lập báo cáo quyết tốn.
3.2.5. Đẩy mạnh cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra, chống thất thốt, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư xây dựng cơ bản nội bộ tại các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong công việc trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngồi (Thanh tra tài chính, thanh tra nhà nước, kiểm tốn...) và làm cho cơng tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực của thành phố Cà Mau trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra phải chủ động tập trung vào những dự án có nhiều vướng mắc.
3.2.6. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý dự án đầu tư, quản lý tài chính đầu tư
Con người luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành cơng nói chung và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước nói riêng qua các thời kỳ. Do vậy, việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý tài chính đầu tư là yêu cầu khách quan, là việc làm thường xuyên liên tục. Để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực quản lý về công tác đầu tư xây dựng và công tác quản lý tài chính đầu tư trong thời gian tới đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:
+ Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; đối với chương trình đào tạo nên phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác.
+ Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý tài chính đầu tư cần được quan tâm thường xuyên để phổ cập, cập nhật kiến thức kịp thời về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Đặc biệt, chú trọng đến công tác quản lý tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý tài chính đầu tư ở cấp cơ sở. Việc phân cấp quản lý đầu tư xây dựng phải phù hợp với năng lực quản lý ở cơ sở. Có như vậy, mới từng bước đáp ứng được yêu cầu quản lý đầu tư xây dựng và tài chính đầu tư trong tình hình mới.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng và quản lý nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố trong những năm qua, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau một số nội dung cụ thể sau:
+ Thực hiện nghiêm theo tinh thần Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ; Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương và Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng từ nguồn NSNN.
+ Khẩn trương hoàn thành các quy hoạch mở rộng thành phố Cà Mau gắn kết với quy hoạch tổng thể của tỉnh Cà Mau. Mỗi quy hoạch phê duyệt phải đảm bảo được tính ổn định; có tầm nhìn lâu dài; có đầy đủ luận cứ phù hợp với thực tế. Khi quy hoạch phải lường trước mọi vấn đề bất khả kháng có thể xảy ra, để từ đó có mọi biện pháp nhằm hạn chế và khắc phục các tổn thất (nếu có).
+ Tăng cường chỉ đạo bộ phận tham mưu, các Ban quản lý dự án lập dự án trình Ủy Ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Cà Mau phê duyệt cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản những dự án, cơng trình phù hợp với thực tế của địa phương và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố.
+ Nâng cao hiệu quả công tác giám sát đầu tư xây dựng cơ bản trong nội bộ các cấp. Tại mỗi bộ phận quản lý vốn cần có quy trình, quy chế cụ thể để giám sát trong cơng việc, trên cơ sở giao quyền và trách nhiệm cụ thể. Giám sát, kiểm tra nội bộ là công việc thường xuyên của các đơn vị quản lý và thực hiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cơng tác giám sát, kiểm tra, thanh tra từ bên ngồi (Thanh tra tài chính, thành tra nhà nước, kiểm tốn...) và đưa cơng tác này thực sự trở thành một công cụ đắc lực trong quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Công tác này phải được tiến hành thường xuyên theo kế hoạch. Các tổ chức kiểm tra, thanh tra phải chủ động tập trung vào những dự án có nhiều vướng mắc.
+ Cung cấp thơng tin các đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi cơng có năng lực yếu, sai phạm để các cơ quan chức năng có biện pháp, chế tài xử lý theo quy định.
KẾT LUẬN
Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội của tỉnh Cà Mau. Sau khi được công nhận đô thị loại II năm 2010, thành phố Cà Mau không ngừng tăng cường đầu tư mở rộng quy hoạch, nhiều chương trình dự án được triển khai đồng bộ; đặc biệt là thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh. Với việc phát triển nhanh về kết cấu hạ tầng, diện mạo đô thị thành phố Cà Mau đã có những bước thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên.
Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn thành phố được ưu tiên tập trung đầu tư tạo kết cấu hạ tầng, giao thông nông thôn, giáo dục, y tế… đạt được những kết quả khá cao. Cụ thể, giai đoạn 2011-2015 số vốn đầu tư XDCB được giải ngân hàng năm so với kế hoạch vốn đạt tỷ lệ khá cao và tăng dần từ 81,4% năm 2011 lên đến 98,17% năm 2015. Các dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần làm tăng thu nhập cho hộ gia đình, giảm chi phí và thời gian đi lại giữa thành thị và nông thôn, cải thiện điều kiện học tập, chăm sóc y tế, vui chơi giải trí cho người dân…
Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi, công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước vẫn cịn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng lãng phí, thất thốt vẫn cịn; sử dụng nguồn vốn chưa thật sự hiệu quả; công tác quản lý vốn, cấp phát, thanh quyết tốn, giám sát, kiểm tra, thanh tra vẫn cịn hạn chế. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN vì thế vẫn chưa phát huy hết tác dụng, phần nào làm giảm vai trị nguồn lực tài chính trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Vì thế, trong thời gian tới, trước hết là giai đoạn 2016-2020, cần thực hiện một số giải pháp thiết thực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong phạm vi trên địa bàn thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau.
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thành phố Cà Mau. Tuy nhiên một số vấn đề trong đề tài không dừng lại ở mức độ địa phương mà còn là vấn đề của các địa phương khác trong tỉnh. Do đó những giải pháp đưa ra góp một phần vào sự phát triển tỉnh Cà Mau và tài liệu tham khảo cho các địa phương khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2011), Thơng tư 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 Quy định về quyết tốn dự án hồn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Websiite Bộ Tài Chính.
2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 Quy định
về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước; Websiite Bộ Tài Chính.
3. Cấn Quang Tuấn (2008), “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn xây dựng cơ bản tập trung từ ngân sách nhà nước”, Quản lý ngân quỹ quốc gia số
72 (tháng 6/2008) trang 14-15.
4. Chi Cục thống kê thành phố Cà Mau, Niên giám thống kê thành phố Cà Mau các năm 2010 – 2015
5. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Websiite Chính phủ.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Websiite Chính phủ.
7. Chính phủ (2011), “Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 27CT-TTg
ngày 10/10/2012, số 14/CT-TTg ngày 28/6/2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ; Websiite Chính phủ.
8. Chính phủ (2015), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng; Websiite Chính phủ.
9. Đỗ Hồng Toản và Mai Văn Bưu (2008), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Nguyễn Bạch Nguyệt và Từ Quang Phương (2007), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.