Lý thuyết nền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Chƣơng 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Lý thuyết nền

2.1.1. Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information)

G.A. Akerlof (1970) lần đầu tiên giới thiệu về lý thuyết thông tin bất cân xứng. Theo ông, thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thơng tin hơn bên đối tác hoặc có thơng tin nhƣng thơng tin khơng chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thơng tin có những quyết định khơng chính xác khi thực hiện giao dịch đồng thời bên có nhiều thơng tin sẽ có những hành vi gây bất lợi cho bên kia khi thực hiện các giao dịch.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng đƣợc vận dụng trong nhiều hoạt động nhƣ: - Trong hoạt động kinh doanh: trƣớc khi ký kết hợp đồng trong kinh doanh hay tham gia vào quan hệ pháp luật nào đó bên có nhiều thơng tin có thể gây tổn hại cho bên ít thơng tin hơn.

- Trong hoạt động mua bán thông thƣờng ngƣời bán là ngƣời nắm rõ về sản phẩm của mình và vì vậy chi phí lựa chọn bất lợi sẽ do ngƣời mua gánh chịu.

Trên thị trƣờng chứng khoán: Đối với phần lớn nhà đầu tƣ, sự quan tâm hàng đầu của họ là lợi nhuận. Trên thị trƣờng chứng khoán nhà đầu tƣ mua cổ phiếu với giá thấp và bán với giá cao hoặc hƣởng lợi nhuận do cổ tức mang lại. Nhà đầu tƣ thƣờng có ít thơng tin về doanh nghiệp hơn nhà quản lý nên có thể có những bất lợi hơn so với nhà quản lý. Do đó, nếu nhà đầu tƣ khơng xác định chính xác lợi nhuận kỳ vọng của cơng ty niêm yết thì sẽ định giá cổ phiếu khơng chính xác và nếu định giá cao hơn giá trị thực của cổ phiếu thì sự bất lợi hồn tồn thuộc về nhà đầu tƣ. Theo Yang Jing (2008), trong thị trƣờng chứng khốn, thơng tin bất cân xứng biểu hiện theo ba yếu tố: thời gian, khối lƣợng thông tin và chất lƣợng thông tin.

Mối quan hệ giữa lý thuyết thông tin bất cân xứng với chất lƣợng thông tin trên BCTC.

Độ tin cậy của các chỉ tiêu trên BCTC là quan tâm hàng đầu của ngƣời sử dụng BCTC ví dụ: Lợi nhuận là một trong những thông tin quan trọng của hầu hết

các doanh nghiệp bởi vì mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp chính là tối đa hóa lợi nhuận. Thông tin lợi nhuận cũng là cơ sở cho những quyết định quan trọng cho cả nhà quản lý và nhà đầu tƣ nhƣ đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền của doanh nghiệp trong tƣơng lai, khả năng phát triển... Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá cổ phiếu. Do đó, nhiều khả năng nhà quản lý hay ngƣời lập thông tin sẽ tác động để điều chỉnh chỉ tiêu này.

Mối quan hệ giữa tình trạng thơng tin bất cân xứng và hành vi quản trị lợi nhuận đã đƣợc nhiều nghiên cứu khẳng định nhƣ: Dye (1988) cho rằng sự tồn tại tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và cổ đông là điều kiện cho hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý bóp méo TTKT trên BCTC. Schipper (1989) cũng đƣa ra một kết luận tƣơng tự nhƣ vậy. Trong khi đó, Richardson (1998) thì cho rằng tình trạng thơng tin bất cân xứng càng tăng lên thì hành vi quản trị lợi nhuận càng cao dẫn đến chất lƣợng TTKT càng giảm. Do đó, trong điều kiện thơng tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và các cổ đông, ngƣời làm thơng tin và ngƣời sử dụng thơng tin, trong đó các cổ đơng hay ngƣời sử dụng bên ngồi ln ở tình trạng thiếu thơng tin hơn đây là điều kiện để nhà quản lý thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận.

2.1.2. Lý thuyết ủy quyền

Theo Jensen và Meckling (1976) đƣa ra mối quan hệ ủy quyền đƣợc xem nhƣ là một hợp đồng giữa hai bên gồm: một hay nhiều cá nhân (bên ủy quyền – Principal(s)) cam kết với một bên là cá nhân khác (bên đại diện – Agents) để thay mặt bên ủy quyền thực hiện một số cơng việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện.

Trong mơ hình cơng ty cổ phần, bên ủy quyền chính là chủ sở hữu của công ty tức là các cổ đông. Bên đại diện là nhà quản lý công ty. Các cổ đông thuê các nhà quản lý công ty để họ thay mặt các cổ đông thực hiện việc đề ra các quyết định kinh tế nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đơng. Tuy nhiên, trong q trình hoạt động, nhà quản lý có thể đƣa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ hơn là lợi ích của các cổ đơng. Cùng với q trình hoạt động, nhà quản lý thƣờng

có xu hƣớng qn đi lợi ích của cổ đơng khi họ có thể đạt mức lợi nhuận nào đó (Jensen và Meckling, 1976).

Nhà quản lý thƣờng có kiến thức chun mơn hơn các cổ đơng vì họ có chun mơn về quản lý và thực hiện những hoạt động kinh doanh hằng ngày tại công ty. Kiến thức của nhà quản lý càng cao họ càng có hành vi ảnh hƣởng đến lợi ích của các cổ đông một khi các hoạt động giám sát không hữu hiệu (Miller and Sardais, 2011). Do đó, cần phải thiết lập hệ thống giám sát thích hợp để bảo vệ các cổ đơng trong việc giảm thiểu xung đột lợi ích giữa hai bên, qua đó địi hỏi nhà quản lý phải cung cấp BCTC đảm bảo chất lƣợng.

Mối quan hệ giữa lý thuyết ủy quyền với chất lƣợng thông tin trên BCTC.

Từ lý thuyết ủy quyền, ta thấy có hai giả thuyết: sự xung đột về mục tiêu giữa chủ sở hữu và nhà quản lý, Nhà quản lý có thơng tin nhiều hơn chủ sở hữu. Điều này dẫn đến tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa chủ sở hữu và nhà quản lý.

Hành vi của nhà quản lý phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu của họ trong vốn của cơng ty. Tỷ lệ trong vốn chủ sở hữu có thể sẽ ảnh hƣởng đến việc nhà quản lý có thể hành động khơng vì lợi ích của các cổ đông. Jensen và Meckling (1976) cho rằng khi nhà quản lý sở hữu tồn bộ cơng ty thì nhà quản lý sẽ đƣa ra những quyết định nhằm tối đa lợi ích của họ, cũng có nghĩa là tối đa hóa lợi ích của cơng ty. Tuy nhiên, khi phần vốn của họ có tỷ lệ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong kết quả của công ty sẽ càng giảm dần và họ sẽ có xu hƣớng muốn nhận đƣợc khoản thù lao lớn hơn. Trong khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa lợi ích của mình và họ có những mục tiêu khác nhau để đạt đƣợc điều này. Trong đó, việc xử lý thơng tin kế tốn của nhà quản lý sẽ giúp họ có đƣợc những khoản lợi ích tùy theo mục tiêu của họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến chất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)